Trong mỗi một doanh nghiệp hầu hết đều phải có phòng kế hoạch và kinh doanh, vậy bộ phận Operation có liên quan gì đến phòng kế hoạch kinh doanh hay không? Và những câu chuyện những bí ẩn về nghề mà bạn chưa từng biết đến, tất cả những điều đó sẽ xuất hiện trong bài viết này.

Bạn đang xem: Operations là gì

Bộ phận Operation là gì?

Operation được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “hoạt động” trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì cũng đều có hoạt động và các bộ phận khác nhau sẽ có những hoạt động khác nhau. Tuy nhiên bộ phận Operation được biết đến chính là phòng kế hoạch và kinh doanh. Sau khi biết bộ phận Operation chính là phòng kế hoạch và kinh doanh thì có lẽ bạn cũng đã biết bộ phận này làm công việc gì rồi đúng không?

Phòng kế hoạch và kinh doanh là một bộ phận mà bất kể một doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Phòng này có chức năng là lên kế hoạch, chiến lược và bước đi cụ thể cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm nào đó.

Có thể nói phòng kế hoạch kinh doanh như là một “cơ quan đầu não” của doanh nghiệp, nó chỉ vạch ra bước đi chi tiết cho doanh nghiệp. Chính vì thế nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Việc làm Marketing – PR

2. Nhiệm vụ của bộ phận Operation

Giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp chính vì thế mà phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với những hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của bộ phận Operation

– Thứ nhất, là bộ phận lập các kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và trung hạn cho doanh nghiệp.

– Thứ hai, tổ chức và chỉ đạo, thực hiện giám sát các kế hoạch đã đặt ra và đánh giá các kế hoạch đó theo tiêu chuẩn.

– Thứ ba, tổ chức các hoạt động tiếp thị, và tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn.

– Thứ tư, đề xuất và xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên trong công ty.

Ngoài ra bộ phận Operation còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống. Khối lượng và công việc của bộ phận này khá nhiều, tuy nhiên hiệu quả công việc lại không được giảm sút.

Việc làm Nhân sự

3. Những điều cần thiết với kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Nhân viên bộ phận này thường xuyên phải lên kế hoạch kinh doanh để gửi lên ban giám đốc của doanh nghiệp, thể hiện bước đi và phát triển theo những chiều hướng tốt nhất. Để một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo thì cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây:

Những điều cần thiết với kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

3.1. Ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh có thể nảy ra bất cứ lúc nào trong lúc làm việc. Tuy nhiên, với những ý tưởng đó thì yêu cầu người làm phải thật sự dành thời gian suy nghĩ về nó rất nhiều và làm sao để thực hiện được. Người ta luôn luôn cho rằng, ý tưởng là “điên rồ” thế nhưng những cái “điên rồ” đó lại trở thành hiện thực khi mà bạn quyết tâm thực hiện.

3.2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh

Với mỗi một kế hoạch kinh doanh, bạn đều cần phải đưa ra được những mục tiêu và những kết quả cần thiết phải đạt được. Đối với người đứng đầu một doanh nghiệp mà nói, họ sẽ chỉ quan tâm đến kết quả mà bạn sẽ đạt được với kế hoạch đó. Trong mục tiêu kinh doanh, người thực hiện cần phải trả lời được những câu hỏi “làm như thế nào?” và “tại sao lại cần thiết thực hiện?”.

3.3. Nghiên cứu, phân tích thị trường thật rõ

Để thành công với bước đi chiến lược của mình, không phải cứ lên kế hoạch là có thể thực hiện được. Mà phòng kế hoạch kinh doanh cần phải thực hiện nghiên cứu thị trường thật kỹ. Tìm hiểu xem trên thị trường đã có những doanh nghiệp nào đã thực hiện rồi, họ thành công trên mảng nào và thất bại trên mảng nào, rồi sau đó rút ra bài học cho chính doanh nghiệp mình. Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng, nó sẽ là cách để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro nhất khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh mới. Nghiên cứu thị trường không chỉ là nghiên cứu về đối thủ của mình mà là còn nghiên cứu xem nhu cầu của khách hàng là như thế nào nếu doanh nghiệp tung sản phẩm mới ra thị trường.

3.4. Phân tích thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Đưa ra những thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp chính là đang phân tích và đưa ra phần trăm thành công khi doanh nghiệp thực hiện phương án kinh doanh đó. Từ những phân tích mà phòng kế hoạch kinh doanh kinh doanh đưa ra doanh nghiệp có thể dựa vào đó để phát huy điểm mạnh và né tránh những hạn chế của mình. Giúp cho cơ hội thành công cao hơn.

3.5. Lên kế hoạch chiến lược marketing

Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chính là đảm bảo được chiến lược marketing cho chiến lược như thế nào. Làm thế nào để doanh nghiệp tung được sản phẩm ra thị trường một cách tốt nhất. Để lên được kế hoạch marketing thì bạn cần phải lấy khách hàng làm điểm xuất phát, khách hàng làm trung tâm và khách hàng cũng là điểm chốt cuối cùng. Để làm được điều này, phải trả lời được câu hỏi “làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp?”

Trong chiến lược marketing phải phân luồng được nguồn khách hàng thì mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất và chiếm được nhiều cảm tình nhất. Sản phẩm của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa mà người dùng không biết đến thì cũng là “sản phẩm lỗi”.

Xem thêm: Bên Ủy Quyền Tiếng Anh Là Gì, Giấy Ủy Quyền Tiếng Anh Mới Nhất Năm 2020

3.6. Lên kế hoạch sử dụng nhân sự

Hãy đưa ra list danh sách nhân sự sẽ tham gia vào dự án này, một bộ phận Operation thì không thể nào đảm nhận hết được công việc đó mà đòi hỏi các bộ phận phải kết hợp với nhau. Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng và quyết định nhiều nhất đến kế hoạch kinh doanh đó. Sẽ là vô nghĩa khi không có nguồn nhân lực thực hiện. Chính vì thế lên kế hoạch sử dụng hay đào tạo nhân lực như thế nào cũng là một yếu tố trong kế hoạch kinh doanh.

Với việc lên kế hoạch nhân sự, bộ phận Operation sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự để điều chỉnh hoặc tuyển dụng kinh doanh thêm cho phòng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho phòng.

3.7. Tài chính

Hãy dự trù kinh phí cần phải thực hiện dự án này là bao nhiêu để xem nó có nằm trong khoảng cho phép của doanh nghiệp hay không. Lên kế hoạch tài chính không có nghĩa là bạn đưa ra những con số rồi bỏ đó, mà phải phân tích xem với số vốn đó sẽ dành bao nhiêu cho công việc này và dành bao nhiêu cho công việc kia.

3.8. Thực hiện

Cuối cùng chính là thực hiện dự án kinh doanh đó, nếu như dự án của bạn được thực hiện thông qua thì cần phải đưa vào thực hiện nay. Vì ý tưởng nếu không thực hiện thì sẽ không thành công và nó sẽ mãi mãi chỉ là ý tưởng mà thôi.

Đối với bộ phận Operation mà nói thì việc lên một kế hoạch kinh doanh và thuyết phục được cấp trên thực hiện là vô cùng khó khăn, chính vì thế mà công việc của bộ phận Operation luôn đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo và chịu áp lực tốt.

4. Để thành công với bộ phận Operation bạn cần có kỹ năng, yêu cầu gì?

Với mỗi chúng ta, thành công hay thất bại đều phải trải qua, với mỗi công việc khác nhau sẽ đòi hỏi người thực hiện những kỹ năng khác nhau. Bí quyết thành công ở các vị trí công việc là khác nhau, và với vị trí nhân viên bộ phận Operation thì cần phải đáp ứng các kỹ năng, yêu cầu sau để thành công đến với bạn nhanh hơn.

Để thành công với bộ phận Operation bạn cần có kỹ năng, yêu cầu gì?

4.1. Kiến thức chuyên môn

Làm việc ở phòng kế hoạch kinh doanh bạn cần phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu chính là yêu cầu về kiến thức chuyên môn đầu vào. Kinh doanh, không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà có được mà nó còn là những kiến thức lý thuyết để giải thích cho những câu hỏi “tại sao” và biết cách thực hiện. Với một số công việc chỉ cần học hỏi qua, biết việc là làm được, nhưng với những ngành nghề đặc thù thì bắt buộc bạn phải được đào tạo tại các trường đại học cao đẳng.

Hiện nay, kiến thức chuyên môn, bằng cấp không phải quan trọng nhất nhưng đó sẽ là tiền đề là cơ giúp bạn thực hiện công việc một cách bài bản.

4.2. Khả năng giao tiếp và thuyết trình

Không chỉ là ngồi tại phòng kế hoạch kinh doanh rồi lên kế hoạch mà họ còn phải đi khảo sát thị trường. Trong quá trình này giao tiếp, tiếp xúc với nhu cầu của người dùng là rất quan trọng. Và sau khi kế hoạch được lập xong người lên kế hoạch phải thuyết trình trước cuộc họp, thuyết phục cấp trên của mình làm theo phương án kinh doanh mà đã lập ra. Đối với công việc này thì giao tiếp và thuyết trình có vai trò rất quan trọng trong công việc, nó sẽ góp 40% vào thành công của bạn.

4.3. Kỹ năng làm việc nhóm

Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn nhìn thấy ở nhân viên của mình sự năng động và khả năng làm việc nhóm. Không có công việc nào làm việc độc lập cả, hầu hết đều phải thực hiện công việc dựa trên tình thần làm việc nhóm. Làm việc nhóm tốt sẽ đem lại hiệu quả công việc cao và tiết kiệm thời gian. Không những thế khả năng làm việc nhóm còn chứng tỏ khả năng lãnh đạo của bạn trong công việc. Vừa để khẳng định mình vừa để hiệu quả công tăng cao.

4.4. Chịu được áp lực công việc lớn

Với khối lượng công việc hàng ngày của bộ phận Operation bạn sẽ cảm thấy như bị “ngộp thở” vì công việc chất cao như núi, nếu như vào những đợt lập kế hoạch, báo cáo công việc thì có thể nói bạn sẽ bận đến nỗi không có thời gian để nghỉ ngơi. Nếu không chịu được áp lực và khối lượng công việc lớn sẽ dẫn đến bỏ nghề. Chính vì thế, để bạn thành công không phải điểu đơn giản, ít nhất là bạn phải trải qua và chịu được áp lực công việc thì mới có thể thành công.

4.5. Khả năng tiếng anh và tin học

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công và cơ hội thăng tiến chính là tiếng anh và tin học. Khi mà bạn đang sống trong thời kì hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 thì hai yếu tố này luôn luôn cần phải có. Không những nó giúp bạn thành công hơn với công việc mà còn giúp bạn có những cơ hội rộng mở hơn để “thăng quan tiến chức”.

Như bạn cũng đã thấy đấy để đảm nhận công việc của bộ phận Operation quả thật không hề dễ dàng gì, bạn sẽ phải trau dồi cho mình vô số những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, sự thành công của bạn không tự nhiên mà đến, bởi thế hãy thực hiện công việc bằng sự tâm huyết và khả năng của mình.

Xem thêm: Phân Tích Mã độc Tống Tiền Locky Là Loại Mã độc Gì?

Hy vọng với những thông tin mà thienmaonline.vn đem lại cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu hơn về bộ phận Operation.

Chuyên mục: Hỏi Đáp