OI là thước đo dòng tiền chảy vào thị trường phái sinh, OI tăng đại diện cho nguồn tiền mới được thêm vào thị trường và ngược lại. Chỉ số OI có thể là một tín hiệu thông báo về chu kì của thị trường. Nếu OI tăng báo hiệu thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng (Bull), OI giảm báo hiệu thị trường đang ở giai đoạn giảm điểm (Bear).

Bạn đang xem: Open interest là gì

Khối lượng mở (OI) là gì ?

Khối lượng mở (Open Interests) của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán.

Đối với Thị trường cơ sở, cổ phiếu, trái phiếu do chủ thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành ra nên số lượng được giới hạn. Các sản phẩm phái sinh do các Sở giao dịch chứng khoán xây dựng, số lượng các hợp đồng mở phù thuộc vào mức độ tham gia của nhà đầu tư trên Thị trường này. OI thay đổi hàng ngày không giống như thị trường chứng khoán lượng cổ phiếu được phát hành thay đổi khá chậm.

OI tính như thế nào?

Đối với mỗi người bán hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn thì người đó cũng phải có một người mua hợp đồng. Tạo ra một hợp đồng mới thì cần có cả người mua và người bán mới. Do đó OI là tổng số lượng hợp đồng của người mua hoặc tổng số lượng hợp đồng của người bán không phải tổng của cả 2 bên.

Xem thêm: Subject Pronouns Là Gì – Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản

Ví dụ về cách tính chỉ số OI

*

OI thường bị nhầm lẫn với khối lượng giao dịch nhưng đây là hai khái niệm khác nhau. Theo ví dụ trên ngày 15/08 NĐT C mua 5 VN30F1709 và D bán 5 VN30F1709, OI của toàn thị trường lúc này là 15 trong khi khối lượng giao dịch của ngày hôm đấy là 5.

Ý nghĩa của OI

OI là chỉ báo rất quan trọng đối với nhà đầu tư khi tham gia mua bán hợp đồng phái sinh, giá trị OI càng cao thì mức độ thanh khoản của hợp đồng tương lai càng lớn, hay nói cách khác có nhiều nhà đầu tư quan tâm vào hợp đồng đó. Thông thường, các kỳ hạn gần thị thường có OI cao và gần đến ngày đáo hạn của hợp đồng thì chỉ số OI càng giảm dần, do các nhà đầu tư có xu hướng tất toán hợp đồng trước ngày đáo hạn.

Ngoài ra, OI là thước đo dòng tiền chảy vào thị trường phái sinh, OI tăng đại diện cho nguồn tiền mới được thêm vào thị trường và ngược lại. Chỉ số OI có thể là một tín hiệu thông báo về chu kì của thị trường. Nếu OI tăng báo hiệu thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng (Bull), OI giảm báo hiệu thị trường đang ở giai đoạn giảm điểm (Bear).

Xem thêm: Mass Market Là Gì – Mass Marketing Là Gì

Diễn biến OI của các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 

*

Tính đến ngày 17/08 tổng OI toàn thị trường đạt 763 tăng hơn 3 lần so với phiên giao dịch đầu tiên, có thời điểm OI đạt ngưỡng cao nhất là 1009 hợp đồng. Hiện tại mã VN30F1709 có tổng OI nhiều nhất đạt 678, thấp nhất là hợp đồng giao dịch đáo hạn tháng 3 năm 2018 (VN30F1803) với số OI là 23. Nhìn vào số liệu OI cho thấy Thị trường phái sinh đang hấp dẫn nhà đầu tư theo từng ngày, đặc biệt các mã có thời gian đáo hạn ngắn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp