Bất cứ công ty nào đang tìm kiếm một nền tảng công nghệ phù hợp chắc hẳn cũng đã nghe đến Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises) và Phần mềm điện toán đám mây (Cloud-based solution). Tuy nhiên, việc lựa chọn một nền tảng phần mềm phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng.
Bạn đang xem: On-premise là gì
Nếu công ty của bạn cũng đang gặp nhiều vấn đề trong việc lựa chọn nền tảng phần mềm hữu ích, hãy đọc bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp giữa On-premises và Cloud!
Nguồn ảnh
Bạn có bao giờ thắc mắc vậy chính xác On-premises và Cloud-based solution là gì? Đầu tiên, hãy cùng nhau xem lại định nghĩa về hai nền tảng phần mềm này trước!
Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises) là một dạng mô hình phần mềm được cài đặt và hoạt động từ chính máy chủ và hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, nền tảng này có thể tận dụng chính những nguồn tài nguyên máy tính của công ty. Song, nó yêu cầu phải có bản sao phần mềm được cấp phép bởi một nhà cung cấp phần mềm độc lập.
Điện toán đám mây (Cloud-based solution): Nền tảng này cũng hay được nhắc tới với cái tên Cloud hoặc SaaS (Phần mềm dạng dịch vụ). Đây là mô hình cấp phép và phân phối phần mềm trong đó phần mềm được cấp phép trên cơ sở đăng ký và được lưu trữ tập trung tại bên cung cấp thứ ba. Họ làm chủ phần lắp đặt và giúp khách hàng truy cập được phần mềm thông qua Internet.
Đầu tiên, hãy cùng xét đến cả lợi ích của On-premises cùng những bất lợi của nó để xem liệu On-premises có xứng đáng để được lựa chọn hay không!
Toàn quyền kiểm soát: Đây được coi là một trong những lợi ích lớn nhất của On-premises đến công ty và cũng là lý do chính giải thích cho việc tại sao On-premises được nhiều công ty lớn và những tổ chức chính phủ đón nhận. Khi xã hội càng hiện đại thì những thông tin cá nhân càng dễ bị xâm hại và lợi dụng, do đó, các doanh nghiệp bắt đầu tìm những giải pháp phần mềm có thể bảo vệ dữ liệu và thông tin của họ để bảo mật cho danh tiếng của công ty.
Bảo vệ hệ thống tốt hơn: Mặc dù Cloud cũng có thể phù hợp với những quy định bảo mật nghiêm ngặt và quyền kiểm soát dữ liệu, tuy nhiên khả năng kiểm soát và tính linh hoạt của On-premises vẫn có thể giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ trong việc cài đặt những phương thức bảo mật để bảo vệ dịch vụ của họ khỏi sự tấn công từ bên ngoài.
Tốc độ và khả năng mở rộng: Bạn cần một kế hoạch thật tốt trước mọi thay đổi vì sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, đánh giá, đặt hàng và triển khai phần cứng với nền tảng On-premises.
Sự hỗ trợ công nghệ: Khi sử dụng On-premises, các công ty thường ít khi nhận được sự trợ giúp về công nghệ, đặc biệt là khi các ứng dụng được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của riêng họ.
Chi phí nâng cấp: On-premises sẽ đòi hỏi nhiều chi phí để nâng cấp phần cứng, điều đó có nghĩa là bất kỳ sai lầm nào cũng có thể dẫn đến sự mất mát lớn về chi phí.
Mặt khác, Cloud được coi là nền tảng phần mềm cạnh tranh nhất hiện nay bởi những tính năng nổi trội của nó. Hãy cùng nghiên cứu kỹ hơn về những lợi thế cùng bất lợi của Cloud để đưa ra quyết định khách quan nhất.
Xem thêm: Coder Là Gì
Giảm vi phạm bản quyền phần mềm: Lợi ích lớn nhất của SaaS là nó sẽ giảm hoặc ngăn chặn hẳn sự xâm phạm trái phép về bản quyền. Điều này không những giúp tăng lợi nhuận cho nhà cung cấp mà còn tăng lợi nhuận cho chính khách hàng cuối cùng. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một phần mềm có bản quyền trong công ty của mình trong khi công ty đối thủ cũng đang sử dụng bản lậu của phần mềm đó, điều đó có nghĩa họ đang có chi phí sản xuất thấp hơn và có thể bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn so với bạn. Với SaaS, không ai có thể xâm phạm bản quyền phần mềm vì những phiên bản lậu sẽ không còn khả dụng trên mạng.
Giảm chi phí hoạt động: Ở rất nhiều trường hợp, chi phí thuê bao chiếm phần lớn tổng chi phí sử dụng của SaaS. Trong khi đó những chi phí khác liên quan đến nâng cấp sẽ được nhà cung cấp SaaS chịu. Nhờ SaaS, công ty có thể tiết kiệm nhiều chi phí nhân sự để cài đặt phần mềm, nhờ đó giảm chi phí hoạt động.
Với SaaS, bạn có thể biết rất ít hoặc không cần một chút kiến thức IT nào: những công ty IT cung cấp SaaS trên chính nền tảng của họ và phục vụ người dùng. Điều đó có nghĩa bạn không cần có máy chủ để lưu trữ và quản lý dữ liệu bởi vì mọi thứ được cài đặt ở máy chủ của bên thứ ba. Điều này giúp giảm thời gian, chi phí và đem lại sự linh hoạt cho người dùng. Ngoài ra, SaaS cũng có thể cung cấp một số tiện ích khác như: lưu trữ dữ liệu, điện toán cá nhân, chia sẻ, hợp tác và mở rộng theo yêu cầu.
Khả năng mở rộng: Một phần mềm tốt cần có khả năng mở rộng linh hoạt. Một lợi thế cực lớn của SaaS là khả năng mở rộng của ứng dụng được thực hiện bởi nhà cung cấp. Nhờ đó, các chủ doanh nghiệp chỉ cần nâng cấp kế hoạch trong khi máy chủ và những tính năng cải tiến sẽ được đảm bảo bởi nhà cung cấp.
Thiếu sự kiểm soát: Phần mềm quản lý ngay tại công ty (in-house software) đem lại mức độ kiểm soát cao hơn bởi SaaS hay Cloud thì đều được quản lý bởi một bên thứ ba.
Hạn chế trong số lượng các ứng dụng: Không may là trong khi SaaS ngày một trở nên phổ biến hơn, vẫn còn những loại ứng dụng mà nhà cung cấp chưa thể đáp ứng được cho người dùng.
Cần mạng để kết nối: Mô hình SaaS được xây dựng trên nền tảng web vì vậy bạn cần chắc chắn rằng bạn có kết nối mạng ổn định. Nếu như kết nối bị mất, bạn sẽ không thể truy cập vào phần mềm hay dữ liệu.
3. Dự đoán: Nền tảng phần mềm nào sẽ chiếm ưu thế hơn trong tương lai?
Nguồn ảnh
Như bao nền công nghiệp khác, nền công nghiệp phần mềm cũng đã chứng kiến rất nhiều sự đổi thay trong những năm gần đây, khiến cho việc dự đoán tương lai càng khó hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ta rất dễ dàng nhận thấy nền tảng Cloud đang bùng nổ rất mạnh mẽ, thể hiện vị trí quan trọng của nó. Đây là lí do vì sao:
Điện toán đám mây được nhận định rằng có lợi hơn cho kinh doanh, có khả năng vận hành, ứng dụng sản xuất tốt hơn hẳn những phần mềm khác. Theo nhiều chuyên gia phần mềm, trong tương lai gần, sự phát triển của SaaS sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của khách hàng. Trong khi đó, những nhà kinh doanh ngày nay lại chú ý đến từng hành động của khách hàng để ra quyết định lựa chọn phần mềm.
Một bằng chứng khác cho việc điện toán đám mây trở nên phổ biến là lợi nhuận thực tế của những nhà cung cấp phần mềm này tăng tới 10,3% mỗi năm (theo drip.com) và con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Những báo cáo cũng cho thấy SaaS đang được sử dụng bởi 64% những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày nay, điện toán đám mây đã và đang dần dần trở thành xu hướng mới được tin dùng bởi hàng nghìn công ty trên toàn cầu.
Abivin là một trong những công ty cung cấp giải pháp logistics sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Những khách hàng hiện tại của Abivin bao gồm nhiều tập đoàn lớn và tên tuổi như: Tân Cảng Sài Gòn, FrieslandCampina, A.O.Smith, Kospa Logistics.
Tài liệu tham khảo:
1.https://medium.com/andolasoft/top-reasons-why-the-future-is-saas-subscription-b663b8d8deb3
2.https://saasmetrics.co/saas-vs-on-premises-choosing-the-right-enterprise-solutions/
3.https://clearcode.cc/blog/saas-applications-vs-on-premises/
#enterprisesoftware #CloudComputing #SoftwareasaService #smartenterprisesoftware #vietnamese
0 comments
Xem thêm: Những Gì Bạn Thực Sự Cần Biết Về Rib Eye Và Sirloin Là Gì
GẶP CHÚNG TÔI!
Văn phòng Singapore:
02 đường Havelock,
Singapore 059763
abivin.com
Trụ sở chính tại Hà Nội:
Tòa HCMCC, 381 Đội Cấn, Ba Đình
Văn phòng TP. HCM:
Tòa Saigon Royal, 35Bến Vân Đồn
Chuyên mục: Hỏi Đáp