Khái niệm Freight Forwarder và NVOCC là gì? Sự khác biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC như thế nào? Bài viết này sẽ giải thích rõ sự khác nhau của hai khái niệm này để mọi người hiểu rõ hơn.

Khái niệm của FREIGHT FORWARDER và NVOCC ở các nước có ngành vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp được phânbiệt rất rõ ràng. Thế nhưng ở các nước đang phát triển về dịch vụ này thì vẫn còn nhầm lẫn khá nhiều. Vì thế bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER VÀ NVOCC để bạn tham khảo và hiểu thật chính xác nhé.

Bạn đang xem: Nvocc là gì

Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích rõ nội dung của FREIGHT FORWARDER và NVOCC giúp khách hàng phân biệt rõ các khái niệm này.

Khái niệmFREIGHT FORWARDER và NVOCC

Muốn phân tích được sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER và NVOCC trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm của chúng như sau:

Khái niệm về Freight Forwarder

*

Freight Forwarder

Freight Forwarderlà cung cấpdịch vụ vận chuyển hàng hóa của bên thứ 3 (Third party Logistics – 3PL). Các công ty Freight Forwarder cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa, vận tải bằng đường biển và đường hàng không đi quốc tế. Bên cạnh đó các công ty này sẽ giúp khách hàng khai báo các thủ tục hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải và cung cấp dịch vụ thuê kho bãi, giao nhận hàng.

Khái niệm của NVOCC(Non-Vessel Operating Common Carrier)

NVOCClà viết tắt của cụm từ tiếng Anh Non -Vessel Operating Common Carrier là công ty kinh doanh tronglĩnh vực cước vận tải biển, được xem lànhà vận tảiđường biển (Carrier) nhưng lại khác với các hãng tàu (Shipping Line) có nghĩa là họ không sở hữu con tàu nào. Nhưng công ty này lại có khả năng phát hành các vận đơn thứ cấp (House B/L) cho khách hàng và có khả năng cung cấp bảng giá (Tariff Rates), khả năng ký các hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Để trở thành công ty NVOCC trước tiên cần phải là một Freight Forwarder.

*

NOVCC

Sự khác biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC

Sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER và NVOCC được thể hiện ở các điểm sau:

*

NVOCC chỉ đề cập đến dịch vụ cung cấp vận tải đường biển trong khi Freight Forwarder có khái niệm rộng hơn, nó cung cấp dịch vụ cho nhiều hình thức vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không.

*
*

Freight Forwarder có thể đặt chỗ với các hãng tàu (Shipping Line) đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng không thể đặt chỗ đi Bắc Mỹ (North America Trade) mà phải thông qua NVOCC vì có FMC Licensing. Khi đó, Freight Forwarder sẽ là đại lý hay đối tác của NVOCC.

*

NVOCC sở hữu hoặc có thể đi thuê container cho các hoạt động của mình trong khi đó Freight Forwarder thì không.

*
*

NVOCC được xem là giống như một hãng tàu ảo “Virtual Carrier” vì họ không sở hữu các tàu nhưng có trách nhiệm như một hãng tàu.

*
*

Thực tế ở Việt Nam khái niệm NVOCC khá là ít khi mà hầu như các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực vận chuyển này đều là Freight Forwarder và thực tế họ cũng có thể phát hành cho khách hàng vận đơn thứ cấp (House B/L).

Xem thêm: Ashtanga Yoga Là Gì – Và Những Lợi ích Tuyệt Vời Từ Nó

*
*

Tuy nhiên để cung cấp cước biển đi Bắc Mỹ (North America Trade) thì Freight Forwarder phải trở thành NVOCC theo quy định của FMC. Từ đó, các NVOCC sẽ có đủ khả năng thiết lập để kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu (Shipping Lines) cho khách hàng trực tiếp hoặc cho các Freight Forwarder khi khách hàng của các công ty này có yêu cầu. Khi đó Freight Forwarder sẽ trở thành đại lý hay đối tác của các công ty NVOCC. Vì thế khách hàng nên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ vận tải là NVOCC, hơn là một Freight Forwarder không chỉ về mặt giá thành mà còn vì các NVOCC có trách nhiệm và uy tín cao hơn các doanh nghiệp.

Cam kết khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng Eagles GlobalForwarding

*
*

Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi Mỹ (hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL).

*

Chất lượng dịch vụ chuyển hàng đi được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lưới đại lý lâu năm và có uy tín.

*
*

Giá cả cạnh tranh và thời gian chuyển hàng nhanh nhất, luôn gắn với bảo hiểm trách nhiệm.

*
*

Cung cấp dịch vụ chuyển hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam.

*

Dịch vụ chuyển hàng nguyên Container (FCL/FCL) giá cạnh tranh.

*
*

Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services).

*
*

Các dịch vụ giá trị gia tăng khác (ADD- OTHERS SERVICES).

Xem thêm: Showroom Là Gì – Ngành Nào Cần đến Showroom

Qua bài viết này chắc chắn khách hàng sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER và NVOCC. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Chuyên mục: Hỏi Đáp