
Tại sao phải triển khai NSW?
Việt Nam đã ký kết Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện ASW từ năm 2005, hệ thống này hướng tới mục tiêu hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế qua việc tăng cường thuận lợi hóa hoạt động thông quan hàng hóa nhanh chóng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Theo lộ trình chung, các nước thành viên ASEAN phải triển khai NSW làm tiền đề cho việc tham vào gia ASW vào năm 2012.
Theo xu thế chung trên thế giới, Bộ Tài chính trực tiếp là Tổng cục Hải quan là cơ quan đầu mối triển khai NSW sẽ thuận lợi hơn, vì hải quan là cơ quan trung gian có liên quan đến mọi giao dịch trong chu trình luân chuyển hàng hóa quốc tế, là cơ quan ra quyết định cuối cùng đối với việc thông quan hàng hóa. Thực tế, đa số các nước thành viên ASEAN đều chỉ định cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện.
Bạn đang xem: Nsw là gì
Vậy NSW là gì và đem lại lợi ích gì? Có thể hiểu NSW là hệ thống tích hợp cho phép các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh nộp, gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất. Các cơ quan chính phủ xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định quản lý liên quan theo chức năng dựa trên các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ; ra quyết định và gửi quyết định này tới hệ thống dựa trên thỏa thuận cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan chính phủ và trên cơ sở đó cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan và giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh căn cứ trên các quyết định của các cơ quan chính phủ có liên quan được hệ thống chuyển tới một cách kịp thời dựa trên quy định về cung cấp dịch vụ công của các cơ quan chính phủ.
Đối với doanh nghiệp, NSW giúp giảm thời gian và kinh phí cho thủ tục hành chính cần thực hiện. Thông qua cơ chế này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và đem đến những lợi ích rất rõ ràng cho doanh nghiệp như: giảm chi phí tuân thủ, tăng độ chắc chắn, các giao dịch được thực hiện một cách minh bạc và đơn giản hơn.
Ví dụ, khi doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan chỉ phải khai báo thông tin một lần tới hệ thống, có thể do cơ quan hải quan vận hành, những thông tin khai báo sẽ được hệ thống gửi tới các bộ, ngành liên quan. Nếu hàng hóa cần giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành, thì tất cả yêu cầu về giấy phép đều được gửi đến các bộ trên. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào kết quả xử lý của các bộ, ngành này. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải đi tới tất cả các bộ, ngành để giải quyết các công việc như trước đây.
Đối với cơ quan chính phủ, NSW giúp giảm thời gian xử lý công việc hành chính. Bên cạnh đó, nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nhờ tập trung nguồn lực vào những vị trí phức tạp. Nhờ NSW, cơ quan hải quan và các cơ quan khác của chính phủ có thể cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý của mình, đồng thời cải thiện dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp.
NSW “tiền đề” của ASW
Có thể khẳng định đến nay, việc xây dựng NSW của Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau: Rà soát lại khuôn khổ pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh của Tổng cục Hải quan nói riêng và các bên liên quan để xác định mô hình và xây dựng hệ thống tương lai, rà soát và mô hình hoá quy trình nghiệp vụ của các bên liên quan để phục vụ cho việc chuẩn hoá và hài hoà hoá. Rà soát, đối chiếu với kết quả Đề án 30 của các bộ, ngành đối với các quy trình thủ tục có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá và phương tiện vận tải. Phê duyệt bộ dữ liệu hành chính và thương mại quốc gia phiên bản 1.0 bao gồm dữ liệu và mô hình quy trình thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của 6 bộ gồm: Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để triển khai NSW và ASW bao gồm: nguồn lực tài chính và chuyên gia của các dự án có sẵn, xây dựng các dự án mới, tìm nguồn tài trợ mới…
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai các dự án hỗ trợ trong khuôn khổ ASEAN của Cơ quan phát triển Hoa Kỳ USAID về rà soát pháp lý nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện cơ chế NSW và ASW tại Việt Nam. Nhóm chuyên gia đã đưa ra phân tích và 18 khuyến nghị sơ bộ để triển khai NSW tại Việt Nam gồm: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho việc thành lập NSW Việt Nam, cho phép NSW Việt Nam và cơ quan vận hành có đầy đủ thẩm quyền để chia sẻ và xử lý dữ liệu với các cơ quan nhà nước tham gia vào NSW Việt Nam; ban hành quy định bảo mật và an toàn dữ liệu trong các giao dịch qua biên giới giữa các cơ quan nhà nước và cơ quan vận hành NSW Việt Nam; kỹ thuật nhận diện, xác thực và phân quyền cho người sử dụng. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân. Ban hành quy định về lưu trữ dữ liệu cho NSW Việt Nam để phục vụ cho thủ tục tư pháp và vấn đề chứng minh, chứng cứ trong thủ tục tố tụng; công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài và các điều kiện để họ được công nhận; vấn đề độc lập công nghệ trong việc sử dụng chữ ký số, và cho phép lựa chọn sử dụng nhiều loại hình chữ ký điện tử khác nhau… Đây là những phân tích pháp lý ban đầu khi cơ cấu chính thức của ASW chưa được xác định.
Cũng trong thời gian qua, các bộ, ngành đã triển khai rất nhiều hoạt động cải cách, hiện đại hoá có tác động tới việc triển khai NSW bao gồm: Đề án 30 về cải cách thủ tục hành của Chính phủ; Dự án hiện đại hoá Hải quan kết hợp với thủ tục Hải quan điện tử; Dự án hiện đại hoá thu ngân sách (TABMIS); Dự án hiện đại hoá ngành Thuế; Hệ thống C/O điện tử của Bộ Công Thương; Hệ thống quản lý thông tin phương tiện xuất nhập cảnh tại cảng biển và yêu cầu triển khai thực hiện Công ước FAL 65 về tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường biển do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì…
Những dự án, hoạt động nêu trên có tác động khá tích cực, có tính hỗ trợ cho công tác chuẩn bị trước giai đoạn triển khai. Trong dài hạn các hoạt động này cần phải được kết hợp và hài hoà với các hoạt động trong khuôn khổ NSW để đảm bảo tận dụng hiệu quả nguồn lực và ngân sách đầu tư.
Xem thêm: sex co nghia la gi
Đẩy nhanh kết nối ASW
Theo Tổng cục Hải quan, Hiệp định và Nghị định thư về triển khai ASW không quy định thời gian thực hiện ASW mà chỉ quy định thời gian triển khai NSW của các nước thành viên để có thể kết nối với nhau trên môi trường ASW. Theo đó, các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) sẽ hoàn thành NSW vào 2008, các nước thành viên còn lại (ASEAN-4 gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) sẽ triển khai cơ chế một cửa quốc gia chậm nhất vào năm 2012.
Đối với ASW, Hiệp định và Nghị định thư chỉ rõ ASW chỉ có thể có được khi tất cả các nước thành viên đã triển khai NSW. Các nước ASEAN-6 trừ Singapore đã có hệ thống đầy đủ, các nước khác đang ở những giai đoạn khác nhau, nhưng đều tích cực triển khai cam kết này. Các nước ASEAN-4 trong đó có Việt Nam cũng đang chuẩn bị để thực hiện, dù còn rất nhiều khó khăn.
Tổng cục Hải quan cho rằng, căn cứ vào tình hình triển khai NSW của các nước ASEAN, Việt Nam có khả năng đáp ứng theo đúng thời gian cam kết nhưng chỉ với phạm vi được phê duyệt trong kế hoạch tổng thể, áp dụng cho một số cơ quan chính phủ có lưu lượng giấy phép, giấy chứng nhận, thủ tục… chiếm 60 – 80% tổng lưu lượng của các quy trình liên quan đến họat động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phương tiện bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan (giai đoạn 1 của kế hoạch tổng thể) và mở rộng tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế (giai đoạn 2 của kế hoạch tổng thể).
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các hoạt động nhằm triển khai cơ chế NSW và cơ chế ASW đều được thực hiện theo đúng lộ trình.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan gặp khá nhiều vướng mắc trong công tác huy động nguồn lực, khâu tổ chức thực hiện và thủ tục hành chính. Đơn cử như việc huy động nguồn lực tham gia triển khai hoạt động từ các bộ, ngành có liên quan chưa thực sự hiệu quả do các bộ, ngành chưa tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ này vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thủ tục hành chính để lấy ý kiến tham gia từ các bộ, ngành còn rườm rà, phức tạp gây chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động.
Xây dựng NSW, ở một góc độ nào đó, có thể coi là sự đột phá, là biểu hiện rõ nhất của quá trình cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên, xây dựng NSW là vấn đề mới không chỉ riêng ở Việt Nam mà đối với nhiều nước khác.
Đối với Việt Nam, nguồn lực chuyên gia còn yếu, giai đoạn ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chuyên gia nên nguồn lực tài chính trong nước chưa thể huy động nhiều mà chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ quốc tế, kết hợp với các dự án hiện đại hóa đang được các cơ quan chính phủ triển khai. Thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, ký kết thỏa thuận tài trợ, tổ chức đấu thầu… còn mất nhiều thời gian mà chủ yếu ở các khâu lấy ý kiến của các bên liên quan dẫn tới tiến độ thực hiện chậm.
Trong giai đoạn tới, khi bắt tay vào triển khai các nhiệm vụ với kết quả đầu ra cụ thể với sự hạn chế về thời gian theo cam kết 2012, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, tổ chức và doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của nỗ lực này.
Xem thêm: Nghĩa của từ hình sự là gì ?
Phạm vi áp dụng cơ chế NSW cho tới 2012 sẽ tập trung vào 3 cơ quan chính phủ gồm: Tổng cục Hải quan, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương với 11 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực cấp phép gắn với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cũng như lĩnh vực kiểm soát, giám sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Quá trình xây dựng NSW là quá trình có tính đột phá, nhưng đồng thời Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ kinh nghiệm của Indonesia cho thấy, nếu không đạt được sự đồng lòng, nhất trí cao giữa các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp thì rất khó đạt được tiến độ. Nếu Việt Nam quyết tâm cao trong thực hiện NSW và có sự tham gia “tích cực hơn” từ phía các bộ, ngành, tổ chức và doanh nghiệp, tin rằng năm 2012 Việt Nam kết nối với ASW không phải là “đích khó vượt qua”.
Chuyên mục: Hỏi Đáp