Khi tìm hiểu về vận đơn bạn sẽ gặp ký hiệu “copy non negotiable bill of lading”. Ý nghĩa và cách sử dụng của thuật ngữ này trong vận đơn như thế nào bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để biết rõ hơn nhé.
Bạn đang xem: Non-negotiable là gì
Copy Non Negotiable Bill Of Lading Là Gì
Trong vận tải hàng hóa, vận đơn là chứng từ quan trọng thể hiện sự sở hữu hàng hóa và chứng minh việc chuyển giao hàng và do nhà chuyên chở hoặc đại lý vận chuyển phát hành. Người có trong tay vận đơn gốc sẽ có quyền sở hữu hàng hóa. Vận đơn đường biển được phát hành theo lệnh ( vận đơn theo lệnh) hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa bằng cách ký hậu. Vận đơn được phát hành 03 bản gốc có đóng dấu “ORIGNAL”, trên những bản sao sẽ có ghi kèm theo dòng chữ “Copy- non negotiable” – tức là bản sao copy sẽ không có giá trị sở hữu hàng hóa.
Những bản có dòng chữ “Copy-non negotiable” thương được in ra để làm thủ tục hải quan, còn những bản gốc sẽ được đóng thành bộ dùng xuât trình khi nhận hàng. Trường hợp này nếu 1 bản gốc đã dùng xuất trình nhận hàng thì những bản khác sẽ không có giá trị.
Đối với một số trường hợp khác giao dịch bằng thư tin dung thì ngân hàng sẽ yêu cầu bên thu hưởng xuất trình chứng từ đầy đủ.
QUYỀN SỞ HỮU HÀNG HÓA TRÊN VẬN ĐƠN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Có 2 loại vận đơn là: Vận đơn đích danh (Straight B/L) và Vận đơn theo lệnh (Order B/L).
Xem thêm: Download Game đế Chế Offline, đế Chế Mobile Việt Hoá
Hiểu một cách ngắn gọn thì vận đơn đích danh ( straight B/L) là trên vận đơn sẽ ghi đích danh tên của người nhận hàng sẽ không chuyển nhượng, ký hậu cho người khác được nữa.
Còn vân đơn theo lệnh được phát hành theo yêu cầu – lệnh của người gửi hàng hoặc lệnh từ người nhận hàng, hay một ngân hàng. Vận đơn này có thể chuyển nhượng hoặc ký hậu cho 1 bên khác hoặc ô ký hậu sẽ để trống, để người đó có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trong vận đơn.
Tùy vào ngân hàng phát hành L/C sẽ chỉ định vận đơn theo lệnh được lập theo lệnh của ai vì ngân hàng phát hành là bên cam kết thanh toán cho bên xuất khẩu khi nhận được chứng từ phù hợp nên ngân hàng mong muốn để có thể quản lý hàng hoá mà mình phải trả tiền cho đến khi người yêu cầu mở LC nhận nợ vay (đối LC mở bằng vốn vay) hoặc ký quỹ đủ (đối với LC mở bằng vốn tự có) để thanh toán cho nước ngoài.
Việc mở vận đơn theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C cũng là mong muốn của nhiều bên nhập khẩu vì họ biết được bên ngân hàng sẽ xác nhận thanh toán khi mình xuất trình chứng từ phù hợp. Trường hợp mà chưng từ không phù hợp cũng sẽ được thanh toán nếu có ký hậu trên vận đơn của nhà nhập khẩu trong trường hợp (1/3 vận đơn gốc được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng) hoặc trước đó ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho nhàn nhập khẩu nhận hàng áp dụng với trường hợp hàng đến trước chứng từ.
Xem thêm: Hệ Số Góc Của Đường Thẳng Là Gì, Hệ Số Góc Của Một Đường Thẳng Là Y = Ax + B
Trường hợp trên vận đơn ký hậu để trống thì nhà xuất khẩu sẽ không chấp nhận gửi trước 1/3 số vận đơn gốc cho bên nhập vì đồng nghĩa với việc giao quyền sở hữu hàng hóa mà chưa than toán hết. Vì bên nhập khẩu có thể dùng chứng từ trên vận đơn ký hậu để trống để nhận hàng rồi từ chối thanh toán hoặc thanh toán chậm mà trong kinh doanh ai cũng muốn cầm đăng chuôi nên phương án này hầu như rất ít khi sảy ra chỉ áp dụng với những bên có đối tác quan hệ lâu năm, công ty mẹ – con.
Chuyên mục: Hỏi Đáp