NOISE LÀ GÌ

Noise là một hiệu ứng phụ của kỹ thuật số. Trong quá trình cảm biến máy thu tín hiệu ảnh, một phần nhỏ của những tín hiệu đó bị lỗi và tạo ra noise. Ở trong ảnh, noise được thể hiện bằng những pixel nhiễu hạt ngẫu nhiên nằm xen kẽ với những pixel tốt, vì thế noise làm mất đi sự chuyển tiếp mịn màng tự nhiên và làm mất nét sắc bén của ảnh.

NOISE CÓ NHIỀU HƠN TRONG VÙNG TỐI

*

Trong kỹ thuật số, noise lúc nào cũng có giá trị thấp, vì thế noise hiện diện trong vùng tối nhiều hơn rất nhiều so với vùng sáng. Vì noise là lỗi có phần trăm tương đối cố định trên số tín hiệu được cảm biến thu nhận vào, nên trong vùng sáng được đại diện bởi nhiều số nấc sắc độ, noise có tỉ lệ tín hiệu trên noise (Signal to noise ratio – SNR) cao hơn. Trong khi trong vùng tối được đại diện bằng ít số nấc sắc độ hơn nên SNR thấp hơn. SNR cao là chất lưởng ảnh cao, và đây chính là mục đích mà bạn muốn đạt được trong nhiếp ảnh kỹ thuật số.

Bạn đang xem: Noise là gì

VÌ SAO NOISE TĂNG KHI THIẾU SÁNG

Ảnh được cấu trúc bởi pixel, pixel được thể hiện với nhiều nấc sắc độ sáng tối khác nhau để mô phỏng những chi tiết từ sáng nhất đến tối nhất trong ảnh kỹ thuật số. Sự chênh lệch ánh sáng từ sáng nhất đến tối nhất nói trên được gọi là Dynamic Range hay dải tầng nhạy sáng, được đo bằng khẩu độ, f-stop hay nói vắn tắt là stop. Khi máy ghi dữ liệu ánh sáng trên vào file RAW, mỗi f-stop cho mỗi vùng sáng được đại diện bởi một số nấc sắc độ với độ sáng tối tương ứng với vùng sáng đó.

Trong kỹ thuật số, mỗi f-stop của từng vùng sáng tối trong ảnh không chứa đều số lượng nấc sắc độ mà file ảnh có (vd file 14 bit có 16.384 nấc sắc độ), mà chứa theo một thuật toán như sau: f-stop đầu tiên của vùng sáng nhất chứa 50% toàn bộ nấc sắc độ mà một file ảnh có thể có được, f-stop thứ 2 chứa 50% của phần còn lại tức là 25% của tổng số, và f-stop thứ 3 kế tiếp chứa 50% của phần còn lại tức là 12.5% của tổng số và cứ tiếp tục như thế cho đến f-stop cuối cùng, tức là khẩu chứa ánh sáng của vùng tối nhất mà cảm biến có thể thu được.

*

Với cách máy kỹ thuật số ghi dữ liệu như thế bạn cần phải nhớ 2 điều rất quan trọng của nhiếp ảnh kỹ thuật số là:

1. Nếu bạn chụp thiếu sáng 1 khẩu, là bạn đã mất 50% số sắc độ của ảnh, nếu thiếu sáng 2 khẩu thì bạn mất hết 75% số sắc độ.

2. Ưu tiên độ phơi sáng cho vùng sáng, vì vùng sáng chứa đa số nấc sắc độ của file ảnh và ít noise hơn vùng tối.

Ghi chú: Chụp theo đo sáng tự động bất kể dùng spot, center weighted hay matrix meter đều không tối ưu.

NOISE CÀNG NHIỀU KHI SỐ SẮC ĐỘ GHI ĐƯỢC CÀNG ÍTNoise là 1 tỉ lệ phẩn trăm lỗi trên tổng số số sắc độ, nên sắc độ ghi vào file càng ít thì noise càng nhiều và ngược lại tổng số sắc độ ghi được càng nhiều thì noise càng ít. Nếu bạn chụp với độ phơi sáng tối ưu (thu tối đa số sắc độ vào trong file ảnh mà cảm biến máy bạn cho phép) thì noise sẽ ở mức thấp nhất và ảnh sẽ đạt được độ mịn màng nhất mà khả năng cảm biến bạn cho phép.

Tham khảo thêm Cách Tối Ưu Độ Phơi Sáng Với Histogram

*

Old Tree Young Tree: 6 giây F/5.6 ISO 100. Histogram tối ưu. Filter Hitech GND 3-stop mềm, ND HD Glass 5-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

NOISE TĂNG KHI NÂNG SÁNG ẢNH TRONG PHẦN MỀM

Khi ảnh của bạn cần nâng sáng thì có nghĩa là nó đang bị tối và f-stop của vùng sáng nhất không có hoặc chứa ít dữ liệu. Như đã phân tích ở trên, nấc đầu tiên (f-stop sáng nhất) đã chứa hết 50% nấc sắc độ của ảnh mà cảm biến bạn có thể thu được, thì khi không được tối ưu sự mất mác về nấc sắc độ quá lớn. Đây là trường hợp phổ biến gây ra noise nhiều nhất.

Ngoài ra các vùng tối bản chất đã chứa nhiều noise hơn vùng sáng, nên khi được làm sáng, noise được phơi bày. Tăng sáng khi xử lý càng nhiều thì noise sẽ hiện càng nhiều.

Giải pháp: Chụp ảnh với độ phơi sáng tối ưu nhất mà cảm biến máy bạn cho phép

Để ghi được số sắc độ của ảnh vào file ảnh một cách tối đa, bạn nên chỉnh độ phơi sáng ưu tiên cho vùng sáng, chụp sao cho Histogram vừa đụng cạnh phải của biễu đồ. Làm như thế ảnh có thể bị sáng hơn bạn muốn diễn đạt, nhưng không sao, vì bạn có thể điều chỉnh cho ảnh tối lại khi xử lý file Raw . Làm tối ảnh không giảm chất lượng ảnh và không làm tăng noise.

Điều này càng quan trong hơn đối với những loại ảnh mà có nhiều vùng tối, như ảnh ngược sáng, bình minh, hoàng hôn, phơi đêm thành phố, hay trăng sao.

*

Saigon Skyline: 733 giây F/11 ISO 100. Histogram tối ưu không nâng sáng. Filter Hitech HD Glass ND 8-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

Xem thêm: Rogue Là Gì

NOISE TĂNG KHI THAY ĐỔI WHITE BALANCE TRONG PHẦN MỀM

Khi thay đổi màu trong phần mềm cũng làm noise hiện ra, vì màu khác nhau có sắc độ sáng khác nhau, ví dụ màu vàng (yellow) có sắc độ sáng hơn là màu xanh dương (blue), vì thế khi ta chuyển từ một màu có sắc độ tối (vd Blue) qua màu có sắc độ sáng (vd Yellow), như khi bạn tăng nhiệt độ K trong White Balance, bạn cũng đồng thời tăng độ sáng của ảnh và vì thế tăng noise, nhưng vì màu thay đổi độ sáng ít, nên ảnh hưởng của noise do thay đổi màu cũng ít tuỳ theo biên độ thay đổi.

Giải pháp: Chỉnh White Balance cho chuẩn khi chụp

Chỉnh white balance như ý bạn muốn diễn đạt để hạn chế chỉnh lại nhiều trong phần mềm. Khi không chắc chắn thì bạn nên dùng White Balance có màu ấm hơn (có độ K cao hơn) là mình muốn một chút, vì nó có sắc độ sáng hơn là White Balance có màu lạnh (độ K thấp). Khi xử lý chỉnh WB cho đúng lại thì bạn chỉ làm tối ảnh, điều đó không làm tăng noise. Nếu bạn chụp theo Cách Tối Ưu Hóa Độ Phơi Sáng Với Histogram, thì bạn vẫn còn dư độ sáng mà không cần phải làm sáng ảnh thêm.

*

A Little Rock: 30 giây F/11 ISO 50. White Balance xanh duong 4050K. Filter Hitech Grad ND 3-stop mềm, HD Glass 7-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

NOISE TĂNG KHI CẢM BIẾN BỊ NÓNG

Khi cảm biến bị nóng các diode ảnh trong cảm biến bị rò rỉ và tạo ra lỗi và thành noise.

Giải pháp: Giữ Cho Cảm Biến Máy Được Mát

Hạn chế để máy ngoài nắng, dùng dù che khi cần.Hạn chế dùng Liveview lâu, vì liveview xử dụng cảm biến liên tục làm nóng cảm biến.Hạn chế phơi quá lâu hơn cần thiết cho hiệu ứng mà bạn cần, vì màn trập được giử ở vị trí mở, cảm biến hoạt động liên tục và bị nóng.

*

Lights and Fireworks 2014: 3 giây F/6.3 ISO 50.

NOISE TĂNG KHI CROP HAY PHÓNG ĐẠI ẢNH

Cùng một kích cở và với các yếu tố khác tối ưu bằng nhau, nếu ảnh của bạn dùng hết diện tích của cảm biến, có nghĩa là chụp sao để vậy, không có crop nhỏ lại, thì ảnh đó có số lượng dữ liệu nhiều nhất. Khi bạn chụp ảnh lấy rộng và crop lại, phần crop là phần nhỏ hơn trong ảnh và khi xem hay in ra ở một kích cở như nhau thì ảnh crop bị phóng đại có ít dữ liệu hơn, nên phơi bài nhiều noise hơn ảnh không crop.

NOISE TĂNG KHI TĂNG ISO

Khi bạn tăng ISO là bạn phóng đại sự nhạy sáng của cảm biến và tạo ra nhiều noise hơn. Dùng ISO mặc định, máy full frame thường là 100 và máy crop thường là 200.

Tuy nhiên trong thực tế do nhu cầu cần chỉnh tốc độ như ý bạn cũng có thể thay đổi ISO trong phạm vi + – 2 stop mà không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Ngoài ra những máy thế hệ mới có thể dùng đến ISO 800 mà ảnh vẫn đẹp gần như ISO mặc định. Ví dụ ISO mặc định của máy bạn là 100. Thì bạn có thể dùng từ 50, 100, 200 đến 400 mà ảnh vẫn đẹp.

NOISE TĂNG KHI MẬT ĐỘ DIODE TRÊN CẢM BIẾN TĂNG

Ở cùng một độ phân giải, cảm biến nhỏ có các diode trên cảm biến được đặt sát với nhau nên dễ bị nóng, bị rò rỉ và tạo ra noise hơn là nó được đặt thưa hơn như trong cảm biến lớn. Khi mua máy nếu có khả năng tài chánh thì nên mua máy full frame hơn là máy crop. Tương tự như vậy, cùng một kích cỡở cảm biến và các yếu tố khác bằng nhau thì máy có độ phân giải ít hơn sẽ ít bị noise hơn.

*

Misty Sunset: 1/50 giây F/8 ISO 100. Histogram tối ưu. Filter Hitech GND 3-stop mềm. Holder Andre Luu 150 Limited.

Xem thêm: Estate Là Gì

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý bên dưới phần comment. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp