Những quy định về nơi khám chữa bệnh ban đầu là vấn đề quan trọng đối với những người tham gia Bảo hiểm y tế. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh khám, chữa bệnh và hưởng quyền lợi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết đối với người tham gia BHYT về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Bạn đang xem: Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì

*

Những quy định pháp luật về nơi khám chữa bệnh ban đầu.

I. Những văn bản pháp luật nào có quy định về nơi khám, chữa bệnh ban đầu?

Cơ sở pháp lý về nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật sau:

Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

Danh sách nơi khám chữa bệnh quý I/2020 tại TP.HCM > Xem chi tiết

II. Nơi khám chữa bệnh ban đầu là gì?

Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu được hiểu là những cơ sở khám và chữa trị bệnh đầu tiên mà người tham gia BHYT đăng ký. Trong quá trình khám và chữa bệnh, người bệnh sẽ được xem xét, nếu không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để điều trị sẽ được chuyển lên tuyến trên.

*

Nơi đăng kýkhám chữa bệnh ban đầu được ghi trên thẻ BHYT.

III. Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Điều 7, Thông tư 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:

Có giấy phép hoạt động, được phép thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.Người hành nghề khám, chữa bệnh của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.Các trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh tại Khoản 1, 2, 4 của Điều 3, Thông tư 40/2015/TT-BYT nếu chưa có giấy phép hoạt động thì cần có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường, có thể xử lý, cấp cứu ban đầu, cung cấp thuốc, phát thuốc trong phạm vi và khả năng chuyên môn.Đối với các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập: Đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, được cấp phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.Phòng khám đa khoa: Cần có ít nhất 2 chuyên khoa nội và ngoài. Riêng đối với phòng khám có khám và chữa bệnh cho trẻ em cần có thêm 1 chuyên khoa nhi.

IV. Người tham gia BHYT có được thay đổi nơi KCB ban đầu không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8, Thông tư 40/2015/TT-BYT, người tham gia Bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại những cơ sở khám đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này và không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, địa điểm cư trú và khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh. Người tham gia BHYT có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu như dưới đây.

*

Trạm y tế xã thuộc cơ sở khám chữa bệnh BHYT tuyến xã.

Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến xã và tuyến tương đương gồm:

Trạm y tế của xã, phường, thị trấn.

Xem thêm: Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý

Trạm xá hoặc trạm y tế, phòng y tế thuộc cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức.Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.Trạm y tế, phòng khám quân – dân y, quân – dân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám chữa bệnh tuân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và các tuyến tương đương:

Bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Trung tâm y tế của huyện có chức năng khám, chữa bệnh, trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa.Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa của khu vực.Bệnh viện đa khoa thuộc hạng III, hạng IV, chưa xếp hạng thuộc Bộ, Ngành hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành.Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương.Các phòng y tế hoặc bệnh xá thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.Trung tâm y tế, bệnh xá quân – dân y hoặc bệnh xã quân y, bệnh viện quân y thuộc hạng III, IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, IV hoặc chưa được xếp hạng, một số cơ sở khám, chữa bệnh khác tuân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

V. Người tham gia BHYT có được thay đổi nơi KCB ban đầu không?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người tham gia Bảo hiểm y tế được quyền thay đổi lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý. Đây là quy định mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi cho những người đóng Bảo hiểm y tế, đặc biệt trong trường hợp người dân phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú ở địa điểm khác thì được thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại.

Để thực hiện đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, bạn cần xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế đã được cấp. Đồng thời, bạn cần kê khai vào Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin vào tờ khai TK1-TS, ghi rõ về việc thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu.

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ và hợp lệ. Lưu ý: Thẻ BHYT của bạn phải còn hiệu lực, bạn cần nộp thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân bản sao công chứng.

Xem thêm: Bựa Là Gì – ý Nghĩa Của Từ Bựa

Trên đây là những thông tin bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã cùng cấp về nơi khám, chữa bệnh ban đầu mà người tham gia BHYT cần nắm được. Tham gia BHYT là chính sách đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho người dân, vì vậy người tham gia BHYT cần tìm hiểu kỹ các quy định này để áp dụng phù hợp và hưởng các chế độ tối đa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp