Bạn đang tìm hiểu về khái niệm nợ xấu là gì? Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, đây là dạng nợ vượt quá tiêu chuẩn đặt ra trong thỏa thuận tín dụng. Để hiểu hơn về nợ xấu, cũng như những vấn đề liên quan đến nợ xấu. Mời bạn đọc cùng JES tham khảo bài viết dưới.
Bạn đang xem: Nợ xấu là gì
1. Thế nào là nợ xấu?
Nợ xấu (gọi nợ khó đòi) bao gồm những khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc quá 90 ngày căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng nhằm hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Đây là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn, đồng thời bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.
Vậy nợ xấu ngân hàng là gì? Hiểu một cách đơn giản hơn, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó.
2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Theo quá trình khảo sát của JES, những nguyên nhân chính phát sinh nợ xấu như sau:
Quên thời hạn thanh toán, thanh toán chậm những khoản nợ bao gồm gốc và lãi cho ngân hàng hoặc là đơn vị tài chính.Không thanh toán số tiền tối thiểu cho thẻ tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng.Không kiểm soát tốt được dòng tiền, cũng như việc sử dụng vốn không có kế hoạch. Cho đến kỳ hạn thanh toán thì không còn đủ tiền để trả nợ.Chi vượt hạn mức thấu chi tài khoản nhưng không có đủ tiền để trả nợ khi đến hạn.Mua hàng trả góp vượt quá ngưỡng chi trả, vượt qua chi phí tiêu dùng. Khiến bạn mất khả năng thanh toán những khoản vay.Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.Trường hợp khác: quên hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán
3. Phân loại nhóm nợ xấu
Những khoản nợ xấu sẽ được chia làm 5 nhóm nợ tín dụng theo các mức độ từ 1 – 5.
3.1 Nhóm 1: Dư nợ đạt chuẩn
Nợ nhóm 1 là gì? Đây là những khoản nợ đúng hạn mà người vay đã thanh toán và thời gian nợ quá hạn từ dưới 10 ngày.
3.2 Nhóm 2: Dư nợ cần lưu ý
Nợ nhóm 2 là gì? Đây là nhóm những khoản vay/nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1 với thời gian nợ quá hạn trong thời gian 10 – 90 ngày.
3.3 Nhóm 3: Dư nợ không đủ tiêu chuẩn
Nợ nhóm 3 là gì? Là những khoảng nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Khoản nợ/vay đã điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng những khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày. Một số trường hợp được miễn, giảm lãi do không còn đủ khả năng trả lãi cũng được xếp vào nhóm này
3.4 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
Nợ nhóm 4 là gì? Cũng tương tự như nhóm 3 nhưng thời gian nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày. Nếu khoản nợ vay đã điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày cũng nằm trong nhóm này
3.5 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ nhóm 5 là gì? Những khoản nợ có thời gian nợ quá hạn trên 180 ngày sẽ bị CIC xếp vào nhóm này. Các khoản nợ/vay được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày. Những khoản nợ đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
4. Nợ xấu ảnh hưởng thế nào?
Khi thực hiện việc vay tín chấp, vay thế chấp tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, đơn vị đó sẽ cung cấp thông tin cho CIC. Họ sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng của bạn.
Nếu bạn bị xếp vào một trong 5 nhóm nợ xấu đã liệt kê ở trên thì khả năng vay vốn ngân hàng của bạn sẽ rất thấp.
4.1 Nhóm nợ xấu 1-2
Nếu bạn đang nằm ở nhóm nợ xấu 1-2 và bạn muốn vay tiền ngân hàng hoặc ở một đơn vị tài chính bất kỳ, cần chú ý những nội dung sau:
Trả hoàn toàn các khoản nợ xấu hiện tại, đồng thời chứng minh mình không thường xuyên vi phạm nợ xấu.Chứng minh được khả năng chi trả của bạn và thu nhập ổ định ngay thời điểm hiện tạiCó người bảo lãnh khoản vay, người bảo lãnh đủ kiện vay tiền và người đồng trả nợ chính là bạnCó tài sản thế chấp và đơn vị cho vay sẽ được vào giá trị tài sản thế chấp sẽ hỗ trợ bạn vay vốn trong khi có mắc nợ xấu
4.2 Ở nhóm nợ xấu 3, 4 và 5
Nếu bạn có điểm CIC trong nhóm từ 3 đến 5 thì chắc chắn tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ bạn vay tiền dưới bất cứ hình thức nào, và bạn sẽ phải mất 2 năm thì điểm CIC của bạn sẽ trở lại bình thường.
Một số ngân hàng khác khó hơn nếu bạn rơi vào nợ xấu thì họ vĩnh viễn không cho bạn vay tiền nữa dù bao nhiêu thời gian.
5. Cách tra nợ xấu trên hệ thống CIC là gì?
5.1 Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ
Hệ thống CIC được Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước quản lý nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không cần phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng.
Xem thêm: Sửa Lỗi Fake Serial Number Của Idm, 4 Cách Sửa Lỗi Idm Báo Fake Serial Number
Bạn chỉ có thể kiểm tra nợ xấu của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp tới các địa chỉ sau:
Trung tâm về thông tin tín dụng Quốc GiaHội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Làm việc với các ngân hàng bạn đã vay để tổng hợp, thanh toán toàn bộ những khoản nợ (gốc + lãi). Bạn cần lưu trữ lại những chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.
5.2 Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trên CIC trong bao lâu?
Theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà Nước:
Khoản nợ quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng: Nếu như được tất toán thì không bị lưu lại lịch sử nợ xấuKhoản nợ xấu trên 10 triệu đồng: Lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống tín nhất là 5 năm.
5.3 Tra cứu lại thông tin
Thực hiện kiểm tra các thông tin tín dụng trên CIC một lần nữa sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.
Đối với nợ xấu nhóm 3, 4, 5: hệ thống CIC sẽ tự động lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.Đối với nợ quá hạn nhóm 2: được lưu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.
6. Bị nợ xấu ngân hàng phải làm sao?
Cách để xóa được thông tin nợ xấu của mình đó là nhanh chóng thanh toán tất cả số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
Một số ngân hàng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu nếu như lý do chậm trả hợp lý, cũng như tình hình tài chính của khách hàng hiện tại tốt.Nhiều ngân hàng từ chối cho khách hàng có nợ xấu vay vốn, đồng thời đợi ít nhất 5 năm sau mới xem xét cho phép vay các khoản vay mới.
Thông tin nợ xấu ngân hàng sẽ được cập nhật theo hàng tháng. Nhưng để đảm bảo ngân hàng nắm được thông tin để thực hiện thanh toán thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết những khoản còn nợ.
7. Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
Tự đánh giá khả năng, phương án trả nợ thiết thực để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Cần lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm mang về lợi nhuậnNâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ bởi vì chỉ cần đóng trễ một ngày thì khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.Lưu ý đến ngày thanh toán trên hợp đồng.
Lưu ý: Nếu bạn bị mất nguồn thu nhập, nên không thể trả nợ như cam kết, hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận để tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.
Xem thêm: Dap Là Gì – điều Kiện Giao Hàng
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến nợ xấu là gì? Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn cụ thể hơn về nợ xấu.
Chuyên mục: Hỏi Đáp