Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc đến những công nghệ 10 nm, 14 nm, 22 nm… Vậy công nghệ chip 14nm là gì, ưu nhược điểm của công nghệ 10 nm và 14 nm như thế nào mời theo dõi bài sau.

Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc đến những công nghệ 10 nm, 14 nm, 22 nm… Vậy công nghệ chip 14nm là gì, ưu nhược điểm của công nghệ 10 nm và 14 nm như thế nào mời theo dõi bài sau.

Bạn đang xem: Nm là gì

Công nghệ chip 14nm là gì?

Công nghệ chip 14nm thực chất là một quy trình gia công bán dẫn để sản xuất chip xử lý. Chỉ số 14nm được hiểu là kích thước của một transistor (bóng bán dẫn) trong con số hàng trăm triệu transistor được tích hợp vào một con chip xử lý. Chúng hoạt động theo cơ chế đóng mở các transistor để xử lý thông tin theo nguyên tắc transistor mở điện áp cao (bit 1) transistor đóng điện áp mức thấp (bit 0). Số transistor quyết định đến tốc độ xử lý của một chip, càng nhiều transistor được tích hợp thì tốc độ xử lý càng cao và càng tiết kiệm năng lượng hơn. Và dường như định luật Moore luôn đúng. (“Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm.”)

Video giải thích Công nghệ 14nm là gì của Intel

Những cải tiến mới trên công nghệ chip 14nm là gì?

Tốc độ

Do được sản xuất trên dây chuyền bóng bán dẫn 14nm nên có thể tích hợp được nhiều bóng bán dẫn hơn trong một đơn vị diện tích. Mà số transistor càng nhiều tốc độ xử lý của chip càng cao. Các nhà sản xuất chip xử lý đang tối ưu và phát triển sản phẩm của mình ngày càng mạnh mẽ hơn như Qualcomm, intel, Mediatek, Samsung, Apple…

Năng lượng tiêu thụ

Số lượng transistor trên một đơn vị diện tích tăng lên đồng nghĩa với việc năng lượng tiêu thụ của bề mặt diện tích đó giảm xuống. Khi công nghệ phát triển, cái lợi của người dùng là những sản phẩm sử dụng chip này có tốc độ xử lý tăng và khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn các dòng chip trước.

Kích thước

Kích thước của chip bán dẫn giảm xuống nhờ việc tối ưu transistor trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt. Việc kích thước chip giảm xuống giúp tối ưu không gian tốt hơn trên những sản phẩm nhỏ như điện thoại, laptop và máy tính bảng.

*

Hình ảnh chip Snapdragon 820 do Qualcomm phát triển ứng dụng công nghệ 14 nm

Công nghệ chip 10nm là gì?

Tương tự như 14nm công nghệ 10 nm được hiểu là một quy trình sản xuất chip bán dẫn. Mỗi bóng bán dẫn có kích thước siêu nhỏ là 10 nm. Việc giảm kích thước của mỗi bóng bán dẫn ( Transistor ) đem đến nhiều lợi ích đáng kể như tốc độ xử lý thông tin tăng lên, kích thước giảm xuống, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi. Theo thời gian, công nghệ sản xuất bóng bán dẫn có xu hướng giảm kích thước của mỗi transistor đi. Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu những cải tiến mới trên những chip sử dụng công nghệ chip 10nm so với 14 nm mời bạn theo dõi.

Xem thêm: Công Chứng Là Gì – đặc điểm Của Công Chứng

*

Hình ảnh chip Apple A10X ứng dụng công nghệ 10 nm

Những cải tiến mới trên những chip sử dụng công nghệ 10nm so với công nghệ chip 14nm là gì

Hiệu suất

Rõ ràng khi tăng số bóng bán dẫn ( transistor ) hiệu năng xử lý của chip sẽ tăng lên, theo công bố của intel khi giới thiệu về công nghệ mới này, hiệu năng của chip sử dụng công nghệ 10 nm so với công nghệ 14 nm là 45% vượt qua hiệu suất các chip sử dụng công nghệ 10nm của các hãng Samsung, TSMC và Qualcomm phát triển.

Mật độ bán dẫn

Mật độ bóng bán dẫn sử dụng công nghệ 10 nm mới sẽ tăng 2.7 lần so với dây chuyền công nghệ 14 nm trước đây. Và ước lượng cụ thể số transistor có thể đạt được con số 100,8 triệu trên mỗi mm2 diện tích.

Tiêu thụ năng lượng

Công nghệ 10 nm sản suất trên dây chuyền mới giúp giảm điện năng tiêu thụ đi 30% so với công nghệ 14 nm. Hứa hẹn sẽ tăng thời lượng sử dụng của thiết bị lên đáng kể phục vụ nhu cầu công việc tốt hơn.

*

Chip Kirin 970 ứng dụng công nghệ 10 nm

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ 10 nm và công nghệ chip 14 nm là gì?

Ưu điểm

Hiệu năng tăng lênNăng lượng tiêu thụ giảm điKích thước chip giảm xuốngTản nhiệt tốt hơn

Nhược điểm:

Giá thành cao

*

Hình ảnh so sánh giữa công nghệ 14nm và 10nm của chip Intel

Như vậy bạn vừa xem bài giới thiệu công nghệ chip 14nm là gì, Chip 10nm là gì, so sánh ưu nhược điểm của công nghệ 14 nm so với 10 nm. Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để cập nhật các tin tức, thủ thuật và đánh giá mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm: Bán Lẻ Là Gì – Các Hình Thức Bán Lẻ

Minh Hieu

Source: intel, kitguru

Câu hỏi thường gặp

🤔 Công nghệ chip 14nm là gì?

Công nghệ chip 14nmthực chất là một quy trình gia công bán dẫn để sản xuất chip xử lý. Chỉ số 14nm được hiểu là kích thước của một transistor (bóng bán dẫn) trong con số hàng trăm triệu transistor được tích hợp vào một con chip xử lý. Chúng hoạt động theo cơ chế đóng mở các transistor để xử lý thông tin theo nguyên tắc transistor mở điện áp cao (bit 1) transistor đóng điện áp mức thấp (bit 0)

❓ Những cải tiến mới trên công nghệ chip 14nm là gì?

Tốc độ: số transistor càng nhiều tốc độ xử lý của chip càng cao Năng lượng tiêu thụ: Số lượng transistor trên một đơn vị diện tích tăng lên đồng nghĩa với việc năng lượng tiêu thụ của bề mặt diện tích đó giảm xuống Kích thước: Kích thước của chip bán dẫn giảm xuống nhờ việc tối ưu transistor trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt. Việc kích thước chip giảm xuống giúp tối ưu không gian tốt hơn trên những sản phẩm nhỏ như điện thoại, laptop và máy tính bản

⚡ Công nghệ chip 10nm là gì?

Công nghệ 10 nm được hiểu là một quy trình sản xuất chip bán dẫn. Mỗi bóng bán dẫn có kích thước siêu nhỏ là 10 nm. Việc giảm kích thước của mỗi bóng bán dẫn ( Transistor ) đem đến nhiều lợi ích đáng kể như tốc độ xử lý thông tin tăng lên, kích thước giảm xuống, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi.

💡 Ưu điểm của công nghệ 10 nm và công nghệ chip 14 nm là gì?

Hiệu năng tăng lênNăng lượng tiêu thụ giảm điKích thước chip giảm xuốngTản nhiệt tốt hơn

📱 Nhược điểm của công nghệ 10 nm và công nghệ chip 14 nm là gì?

Giá thành cao

Chuyên mục: Hỏi Đáp