Không khó để tìm thấy những doanh nghiệp sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới. Rất nhiều quán cà phê và trà sữa hiện đang sử dụng phương thức này để kinh doanh. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Nó hấp dẫn đến như thế nào mà lại phổ biến như vậy? Liệu có nên sử dụng phương thức này không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được MarketingAI giải đáp cho các bạn qua bài viết bên dưới.

Bạn đang xem: Nhượng quyền thương hiệu là gì

Mục Lục:

2 Phân loại nhượng quyền thương hiệu3 Những ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu3.1 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?3.2 Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?4 Những lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu kinh doanh5 Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì ?

Nhượng quyền thương hiệu hay được gọi là Franchise, là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu / tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Trong một khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính hoặc có thể là một khoản chi phí, đôi khi là phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.

*

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình,vv….

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Với nhượng quyền sử dụng thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…

*

Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.

*

Hệ thống quy mô bài bản

Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Việc có một khung xương sẵn sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Một hệ thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.

Hệ thống đào tạo bài bản

Một điều nữa khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu là sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản. Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z cũng như những thông tin về thương hiệu, mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp. Chính những hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng cao và hiểu biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng.

Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay và bắt đầu mới.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?

Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu

Bạn nên nhớ rằng, khi được đứng tên thương hiệu này thì bạn có cấp trên đó là chủ sở hữu thương hiệu. Đối với bên sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, thì cần nắm lòng một điều là bạn sẽ không sở hữu thương hiệu này, mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Vì vậy nếu không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị mất và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với bạn.

Cạnh tranh trong chuỗi

Sẽ không chỉ có riêng bạn sử dụng phương thức này, sẽ có rất nhiều người muốn nhượng quyền thương hiệu. Cạnh tranh trong chuỗi là điều rất gay gắt, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho mình. Thông thường để tạo điều kiện, các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

Xem thêm: Knock On Wood Là Gì – Knock On Wood Nghĩa Là Gì

*

Ngoài ra, đối với các thương hiệu nước ngoài, hay thậm chí là giữa các vùng miền khác nhau trong nước, các doanh nghiệp còn phải tính toán đến việc sản phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không? Các bên nhượng quyền đôi khi còn có những quy định về việc đặt các cửa hàng sao cho hợp lý,… cũng là những yếu tố khá phức tạp mà doanh nghiệp bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Tính pháp lý trong hợp đồng, thương hiệu nhượng quyền

Sau khi đưa ra được quyết định mua, bán sang nhượng cần thiết, các bên luôn cần phải tiến hành các hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng, đi kèm các quyền lợi và nghĩa vụ cần thiết. Đây là lúc sự tham gia của pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không muốn mất một số tiền lớn mua nhượng quyền để sau đó hàng loạt các cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không tốn xu nào, hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu bạn đã đăng ký bản quyền, được pháp luật bảo hộ.

*

Vì thế, các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu sau khi mua, sẽ phải tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ theo một “format” chung, không được tự do sáng tạo theo mong muốn của mình. Những thay đổi nếu có xảy ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong hợp đồng.

Rủi ro và cạnh tranh từ các cửa hàng khác

Đây là một câu chuyện khiến khá nhiều các bên nhận quyền “đau đầu”. Đối với các hãng, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người. Họ bán cho bạn, và họ cũng có thể sẽ bán cho hàng chục, hàng trăm người khác. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài toán đau đầu cho chủ đầu tư.

Khi đó, các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận.

*

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.Hỗ trợ chi phí nội thất.Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…Đồng phục nhân viên.Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.

Nhượng quyền thuơng hiệu ở Việt Nam: Vùng đất màu mỡ

Đúng là vậy! Có thể thấy trong những năm trở lại đây hình thức kinh doanh này đang là trào lưu được rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Có thể thấy rõ nhất ở lĩnh vực kinh doanh trà sữa, cà phê. Ding Tea là một hãng trà sữa tiêu biểu, nó có thể coi là “nền móng” của hình thức nhượng quyền trà sữa trên thị trường. Xuất hiện vào năm 2013, giờ đây có gần 200 cửa hàng trên toàn quốc , và số lượng cửa hàng nhượng quyền không ngừng tăng lên.

Các thương hiệu khác như: Phở 24, Kinh Đô, Trung Nguyên… Phở 24 là một thương hiệu rất kén chọn trong việc chọn vị trí kinh doanh. Doanh nghiệp yêu cầu khắt khe về vị trí mở cửa hàng, nơi được chọn phải là những địa điểm có đông khách du lịch. Theo Phở 24 thì chọn địa điểm tốt chiếm 50% cơ hội thành công.

Còn Trung Nguyên có lẽ là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, hiện đã xây dựng và triển khai tinh thần “Khơi nguồn sáng tạo” đến các quán trong hệ thống của mình nhưng không gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí người tiêu dùng. Những giai đoạn đầu có thể thấy thành tựu mà Trung Nguyên gây dựng nên, nhưng cũng khó có thể nói Trung Nguyên đã thành công trong lĩnh vực sang nhượng thương hiệu tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực lớn và tốn nhiều tiền để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Sữa Ong Chúa Là Gì – Và Cách Sử Dụng Nó Như Thế Nào

Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức tuy không mới nhưng những năm trở lại đây, nó là hình thức rất được ưa chuộng sử dụng. Hãy nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng thì sẽ hiểu vì sao nó lại được lòng đến như vậy. Vì vậy, trước khi bạn có ý định muốn áp dụng hình thức này, thì hãy hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì Để có được những thành công và tránh được rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp