Việc xác định nhóm máu trong hệ thống phân loại nhóm máu Rh là vô cùng quan trọng, có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng cũng như được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cũng chính vì lý do đó, các xét nghiệm Rh nên được thực hiện để giúp các công tác chẩn đoán được chính xác hơn, nâng cao được hiệu quả điều trị và dự phòng bệnh.

Bạn đang xem: Nhóm máu rh là gì

Nhóm máu Rh là gì?

Có nhiều cách phân loại nhóm máu khác nhau nhưng có 2 hệ thống phân loại nhóm máu được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rhesus (còn được biết đến là hệ thống nhóm máu Rh). Hệ thống nhóm máu Rh ở người bao gồm gần 50 loại kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu, trong đó 5 loại kháng nguyên quan trọng là D, C, c, E, e. Người mà kết quả xét nghiệm trong cơ thể có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu thì được gọi là nhóm máu Rh dương hay Rh(D) dương hay Rh+, và ngược lại nếu không có sự xuất hiện của kháng nguyên loại D trên bề mặt hồng cầu thì sẽ cho kết quả nhóm máu Rh âm hay Rh-.

Thông thường thì trường hợp nhóm máu Rh dương chiếm tỷ lệ phổ biến hơn so với nhóm máu Rh âm, do đó nhóm máu Rh âm được xem là trường hợp rất hiếm.

Xem thêm: won’t là gì

*

An toàn trong truyền máu có vai trò vô cùng quan trọng (sưu tầm)

Vai trò của xét nghiệm nhóm máu Rh trong truyền máu

Việc xác định kết quả xét nghiệm nhóm máu Rh có vai trò quan trọng trong việc truyền máu. Khi truyền máu, cần tuân thủ nguyên tắc: người có nhóm máu Rh+ có thể nhận máu của người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-, nhưng người có nhóm máu Rh- chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu Rh-.

Đối với người có nhóm máu Rh- và chưa từng truyền máu Rh+ thì khi truyền Rh+ sẽ không gặp phải phản ứng gì nguy trọng gì, nhưng sau 2 – 4 tuần, số lượng kháng thể chống lại Rh tăng lên và đủ làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể người nhận, gây ra phản ứng rất nhẹ, khó nhận biết; sau 2 – 4 tháng thì nồng độ kháng thể chống Rh lúc này là tối đa. Nếu tiếp tục truyền máu Rh+ vào người có nhóm máu Rh- lần thứ 2 có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Việc tuân thủ nguyên tắc trong truyền máu giúp ngăn ngừa được các nguy cơ về tim mạch và các phản ứng phản vệ của cơ thể khi nhận được các kháng nguyên lạ.

*

Nguy cơ bất đồng nhóm máu giữ thai phụ và thai nhi (sưu tầm)

Vai trò của xét nghiệm nhóm máu Rh với phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, cần làm xét nghiệm Rh để xác định chính xác nhóm máu nào trong hệ Rh để dự phòng bất đồng nhóm máu giữa thai phụ và thai nhi.

Nếu người mẹ mang nhóm máu Rh-, thai nhi mang nhóm máu Rh+ và máu của thai nhi và người mẹ tiếp xúc sẽ làm cho các kháng thể Rh hình thành. Nếu là lần đầu mang thai thì không có gì nghiêm trọng, tuy nhiên, cần dự phòng trong trường hợp mang thai lần thứ 2 mà thai nhi có nhóm máu Rh+, khi đó các kháng thể Rh được hình thành trước đó đi qua nhau thai rồi tấn công một cách nhanh chóng hồng cầu thai nhi, dẫn đến thiếu máu thai nhi và có thể dẫn đến thai chết lưu.

Ngoài xét nghiệm Rh, thai phụ nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác hoặc sử dụng một số biện pháp khác để đảm bảo lượng kháng thể Rh trong cơ thể không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trẻ sinh ra khi có sự bất đồng về nhóm máu với mẹ có nguy cơ bị vàng da hoặc tán huyết. Người mẹ cũng sẽ gặp nhiều bất lợi và khó khăn hơn trong các lần mang thai sau.

Xem thêm: Xịn Sò Nghĩa Là Gì – Từ Lóng Của Giới Trẻ Hiện Nay

Do đó mọi người nên thực hiện xét nghiệm Rh để biết được chính xác nhóm máu của mình, đề phòng các trường hợp cần hiến máu, truyền máu, đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Xét nghiệm này cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng trong tiền hôn nhân.

Chuyên mục: Hỏi Đáp