Nhận thức là gì? Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Các quan điểm triết học khác nhau có những câu trả lời khác nhau đối với những vấn đề trên.

Bạn đang xem: Nhận thức là gì

*

Thực tiễn là gì?

Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận. Như vậy, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối vơi người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.

Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó. Chẳng hạn, đó là những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về công nghiệp hoá, hiện đại hóa; về kinh tế thị trường; về đổi mới hệ thống chính trị, về thời đại ngày nay… Qua việc làm sáng tỏ những vấn đề do thực tiễn đặt ra trên đây, lý luận sẽ có được vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

c. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”. Tất nhiên, nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn lôgíc. Nhưng tiêu chuẩn lôgíc không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.

Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng; tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.

Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

Sự phân tích trên đây về vai trò thực tiễn đối với nhận thức, đối với lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải “coi trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam”. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu.

4. Biện chứng của quá trình nhận thức

Nhận thức của con người là một quá trình trong đó có nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau; chúng có nội dung cũng như vai trò khác nhau đối với việc nhận thức sự vật.

a. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó được thể hiện dưới 3 hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Xem thêm: Tải Game Mãnh Thú – Tải Fort Conquert Hack Mod Vô Hạn Tiền V1

Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người. Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào các giác quan của con người. Sự vật hoặc hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác quan con người thì gây nên cảm giác (chẳng hạn như cảm giác về màu sắc, mùi vị, âm thanh, nhiệt độ…). Cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác quan con người, là sự chuyển hoá năng lượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý thức. Cảm giác, theo Lênin, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác; nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật. Tri giác nảy sinh trên cơ sở các cảm giác, là sự kết hợp của các cảm giác. So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn của nhận thức cảm tính, nó đem lại cho chúng ta tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn.

Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó. Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không ở trước mắt. Đó chính là những biểu tượng. Trong biểu tượng chỉ giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại trước đó. Biểu tượng thường hiện ra khi có những tác nhân tác động, kích thích đến trí nhớ con người. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng; sự tưởng tượng đã mang tính chủ động, sáng tạo. Tưởng tượng có vai trò rất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học và sáng tạo nghệ thuật.

Biểu tượng tuy vẫn còn mang tính chất cụ thể, sinh động của nhận thức cảm tính, song đã bắt đầu mang tính chất khái quát và gián tiếp. Có thể xem biểu tượng như là hình thức trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp, nhận thức sẽ phát triển lên một giai đoạn cao hơn, đó là nhận thức lý tính.

c. Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng)

Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được những cái như tốc độ ánh sáng, giá trị của hàng hoá, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế – xã hội, v.v.. Muốn hiểu được những cái đó phải nhờ đến sức mạnh của tư duy trừu tượng.

Tư duy trừu tượng là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan. Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Tư duy có tính năng động sáng tạo, nó có thể phản ánh được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Muốn tư duy, con người phải sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích và tổng hợp, khái niệm hoá và trừu tượng hoá, v.v.. Nhận thức lý tính, hay tư duy trừu tượng, được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy lý.

Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, các hiện tượng nào đó, chẳng hạn, các khái niệm “cái nhà”, “con người”, “giai cấp”, v.v…

Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học. Khái niệm là những vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng. Khái niệm là những phương tiện để con người tích luỹ thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức với nhau.

Khái niệm có tính chất khách quan bởi chúng phản ánh những mối liên hệ, những thuộc tính khách quan của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vì vậy, khi vận dụng khái niệm phải chú ý đến tính khách quan của nó. Nếu áp dụng khái niệm một cách chủ quan, tuỳ tiện sẽ rơi vào chiết trung và ngụy biện. V.I.Lênin chỉ rõ: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”.

Nội hàm của khái niệm không phải là bất biến, bởi vì hiện thực khách quan luôn vận đông và phát triển cho nên khái niệm phản ánh hiện thực đó không thể bất biến mà cũng phải vận động, phát triển theo, liên hệ chuyển hoá lẫn nhau, mềm dẻo, linh hoạt, năng động. Vì vậy, cần phải chú ý đến tính biện chứng, sự mềm dẻo của các khái niệm khi vận dụng chúng. Phải mài sắc, gọt giũa các khái niệm đã có, thay thế khái niệm cũ bằng khái niệm mới để phản ánh hiện thực mới, phù hợp với thực tiễn mới.

Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người. Tuy nhiên, phán đoán không phải là tổng số giản đơn của những khái niệm tạo thành mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định.

Xem thêm: 076 Là Mạng Gì – # Bán Sim Số đẹp đầu Số 0768

Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Nói cách khác, suy lý là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.

Link bài viết: https://thienmaonline.vn/theo-triet-hoc-mac-lenin-ban-chat-cua-nhan-thuc-la-gi/

Chuyên mục: Hỏi Đáp