Nhân sinh quan và thế giới quan là những khái niệm mà rất nhiều trong chúng ta đã nghe qua. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhân sinh quan là gì? Thế giới quan là gì? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời các bạn tham khảo bài viết bên dưới:

Nhân sinh quan là gì?

Nhân: NgườiSinh: Sự sốngQuan: Quan niệm

Vậy nhân sinh quan là quan niệm về sự sống con người.

Bạn đang xem: Nhân sinh quan là gì

Hiểu đơn giản thì nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, nhân sinh quan là quan niệm của mỗi chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

Thế giới quan là gì?

Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. Thế giới quan có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thức.

Xem thêm: Quyền Hạn Là Gì – Nghĩa Của Từ Quyền Hạn Trong Tiếng Việt

*

Nhân sinh quan trong triết học

Nhân sinh quan là một bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh quan. Khác với loài cầm thú, bất kì người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng; các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy, nâng lên thành lý luận, tạo ra nhân sinh quan tự giác, mang tính nguyên lý triết học.

Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan có tính giai cấp. Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. nhân sinh quan có tác dụng lớn đến hoạt động; những quan niệm về nhân sinh quan trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống). Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp llý; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên.

*

Trong lịch sử xã hội trước đây, hoạt động của con người bị tha hoá. Từ đó sinh ra những loại hình nhân sinh quan lạc hậu hoặc phản động, phản khoa học: hoặc mang tính tôn giáo, chuyển ý nghĩa cuộc đời ra bên ngoài cõi đời, sang thế giới bên kia; hoặc có xuất phát từ tính người, nhưng hiểu nó một cách trừu tượng, định hướng hoạt động vào những nhu cầu và lợi ích cá nhân (chủ nghĩa khoái lạc; chủ nghĩa hạnh phúc; chủ nghĩa vị lợi). Có thứ nhân sinh quan yếm thế, lánh đời (ẩn dật); có thứ nhân sinh quan tích cực, nhập thế (giúp đời, cứu nước), song vẫn mang ít nhiều màu sắc cá nhân chủ nghĩa (lập thân, lập công danh sự nghiệp).

Xem thêm: Chảy Máu Chân Răng Là Bệnh Gì, Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chủ nghĩa Mác là khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, sứ mệnh của mỗi người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, đem lại một xã hội tốt đẹp tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua đó mà hoàn thiện những năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình. Đó là nhân sinh quan cách mạng, mang tính khoa học của giai cấp vô sản và của con người mới trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Để làm cho nhân sinh quan cách mạng chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống xã hội, phải cố gắng về nhiều mặt, trong đó giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những giờ học chính khoá, nhà trường còn phải phối hợp với gia đình và xã hội trau dồi nhân sinh quan cách mạng (nhân sinh quan cộng sản) cho học sinh, hình thành cho học sinh một hệ thống tư tưởng, tình cảm hướng tới chân, thiện, mĩ, cùng cộng đồng xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh, giàu tính nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và cả xã hội.

Ngoài những khái niệm ở trên, còn có khái niệm nhân sinh của phật giáo. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về khái niệm này. Mọi thông tin đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận bên dưới

Chuyên mục: Hỏi Đáp