Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. »

Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.

*
*

Phật giáo đưa ra hai nguyên lý để giải thích sự tương quan nầy : Duyên Sinh Duyên Hệ

1/ DUYÊN SINH : (hay DUYÊN KHỞI) là nguyên lý giải thích sự tương quan nhân quả trong tiến trình sinh tử, tử sinh của chúng sanh trong vòng luân hồi. Nguyên lý Duyên sinh có thể được phát biễu như sau :

« Khi cái nầy có, cái kia có.

Bạn đang xem: Nhân duyên là gì

Khi cái nầy không có, cái kia không có ».

2/ DUYÊN HỆ : là nguyên lý đề cập một cách tổng quát và rốt ráo sự tương quan giữa hai yếu tố có thể là vật chất hay tinh thần, đồng thời còn cho biết đặc tính của sự liên hệ giữa hai yếu tố.

Nguyên lý Duyên hệ tiến xa hơn một bước :

« Khi cái nầy có, cái kia không có

Khi cái nầy không có, cái kia có

Cái sinh sau trợ duyên cho cái sinh trước (hoặc ngược lại)

Cái yếu trợ duyên cho cái mạnh (hoặc ngược lại) »

Chúng ta thử đi vào chi tiết các nguyên lý nầy.

DUYÊN SINH hay DUYÊN KHỞI

Duyên sinh hay Duyên khởi dịch từ chữ Paticca Samuppada (paticca= tùy thuộc, dựa vào ; samuppada = sanh khởi, phát sinh) nên còn được gọi là thuyết « Tùy thuộc phát sinh » hay thuyết « Thập Nhị Duyên Khởi » hoặc « Thập Nhị Nhân Duyên ». Đây là thuyết nói về 12 yếu tố liên quan Nhân và Quả với nhau. Yếu tố trước là điều kiện trợ duyên cho yếu tố sau sanh khởi để hoàn thành diễn trình sinh tử của vòng luân hồi. Thuyết nầy nêu ra những điều kiện nào duy trì sự vận hành của bánh xe sanh tử và làm cho nó xoay chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác.

1/ VÔ MINH : là sự thể hiện của nhân Si (tâm sở Si), nói lên sự không sáng suốt, không chính xác, mù mờ diễn tiến của tâm trên hoài nghi và phóng tâm. Vô minh là không biết những gì xảy ra trong tâm mình (vô ký).Vô minh là không biết cái đáng biết và biết cái không đáng biết.

Những cái đáng biết là : khổ đau, nguồn gốc của nó, trạng thái giải thoát khỏi khổ đau và con đường dẫn tới sự chấm dứt của khổ đau (Tứ Diệu Đế)

Những cái đáng biết là : danh sắc trong hiện tại (pháp thiền để nhận diện danh sắc) ; danh sắc trong quá khứ và vị lai (sự luân hồi) ; Nhân duyên để làm cho danh sắc sanh khởi, lưu chuyển và tái diễn (nhân quả, nghiệp báo).

Phật giáo dạy ta 3 mức độ của sự hiểu biết :

– hiểu biết qua sách vở, danh từ

– hiểu biết qua sự suy nghĩ, luận giải

– hiểu biết nhờ sự thâm nhập thấu đạt thực trạng của sự vật. Trí tuệ trực giác nầy chỉ có được khi tâm đã được gột rửa mọi bợn nhơ, lậu hoặc .

Mặc dầu Vô Minh được nêu lên đầu tiên trong chuỗi 12 nhân duyên, nhưng không nên coi Vô Minh như một nguyên nhân đầu tiên của chúng sanh, nhất là xem nó như một nguyên lý của vũ trụ. Vô Minh có nhân duyên là lậu hoặc

Như Thanh Tịnh Đạo (chương XVII, mục 36) đã viết : « Khi lậu hoặc sanh khởi, vô minh sanh khởi ».

Nói tóm lại:

* Bản chất của Vô Minh là tâm sở Si.

* Thể hiện của Vô Minh là sự không sáng suốt, mu mờ của tâm diễn tiến trên sự hoài nghi phóng tâm và không thấu hiểu những điều đáng biết.

* Kết quả của Vô Minh : làm vận chuyển sự luân hồi

* Nguyên nhân của nó là lậu hoặc

2/ Vô minh duyên cho HÀNH:Hành là sự chủ tâm, cố ý hành động qua thân khẩu ý để tạo nghiệp thiện, nghiệp bất thiện hoặc không tạo nghiệp : hành đồng nghĩa với nghiệp. Về phương diện đạo đức có 3 loại hành :

a/ Phúc hành : là nghiệp thiện qua thân, khẩu, ý :

– Qua thân : bố thí, trì giới, tham thiền, phục vụ, kính trọng người đáng kính, hồi hướng công đức, tùy hỉ, học đạo, luận đạo, rèn luyện chánh kiến.

– Qua khẩu : nói lời chân thật, lời đoàn kết, hòa nhã, lời lợi ích.

– Qua ý : tu tập không tham, không sân, không ngã mạn, không tà kiến, không nghi ngại.

b/ Phi Phúc hành : là nghiệp bất thiện qua thân, khẩu, ý :

– Qua thân : bỏn xẻn, ôm giữ, phá giới (phạm luật), ăn chơi hưỏng thụ, khinh khi người già, ganh tức, ghen ghét, không học hỏi đạo lý, không trao đổi ý kiến, chấp thủ tà kiến, buôn lậu, bán vũ khí, chất độc hại, buôn bán nô lệ.

– Qua khẩu : nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ, nói nhảm nhí.

– Qua ý : tư tưởng tham ái và ngã mạn, ý nghĩ sân hận và bạo hành, những tư tưởng diễn dịch sai thực tại, những tư tưởng đi ngược lại với định luật thiên nhiên và con người.

c/ Bất động hành : là những hành động không tạo nghiệp, không tốt không xấu.

Nói tóm lại :

* Bản chất của Hành : là sự phối hợp của tâm với một số tâm sở thích hợp dưới sự chủ động của tâm sở (cetana) để tạo nghiệp.

* Thể hiện : hành động qua thân, khẩu, ý.

* Kết quả : nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, hoặc không tạo nghiệp.

* Nguyên nhân trực tiếp là Vô Minh.

3/ Hành duyên choTHỨC

Nói tóm lại :

* Bản chất của thức : 19 tâm quả làm việc tái sinh.

* Thể hiện : sự tái sanh

* Kết quả : vòng luân hồi tiếp diễn

* Nguyên nhân : hành (nghiệp)

Còn nghiệp thì còn tái sanh, hết nghiệp thì hết tái sanh.

4/ Thức duyên cho DANH SẮC :

Danh Sắc ở đây chính là bào thai đã được hình thành, noãn đã được thụ thai.

Danh ở đây thể hiện cho các tâm sở đồng sanh với tâm tái sanh tức là Thọ, Tưởng, Hành ( 3 uẩn: thọ, tưởng, hành).

 Sắc biểu thị cho các sắc sanh do nghiệp. Có 18 loại sắc sanh ra do nghiệp là : 8 sắc bất ly, 5 sắc thần kinh, 2 sắc phái tính, sắc mạng quyền, sắc ý vật và sắc hư không.( xem them bài ngủ uẩn)

– Nếu tái sanh ở cõi có Ngũ uẩn thì Thức duyên cho cả Danh và Sắc.

– Nếu tái sanh ở cõi vô Sắc thì chỉ có 4 uẩn (thọ, tưởng, hành, thức), nên Thức chỉ duyên cho Danh mà thôi.

– Nếu tái sanh ở cõi vô tưởng chỉ có sắc uẩn, thì Thức chỉ duyên cho Sắc.

Nói tóm lại :

* Bản chất của Danh-Sắc : thức tái sanh + các sắc do nghiệp sanh.

* Thể hiện : một chúng sanh mới ra đời.

* Kết quả : sự hình thành của Ngũ uẩn.

* Nguyên nhân : của danh-sắc là thức tái sanh.

5/ Danh Sắc duyên cho LỤC NHẬP

Lục nhập là sự hình thành và phát triển của Lục Căn (hay 6 nội xứ) tức là hệ thần kinh của 5 giác quan và của não bộ. Ở tuần lễ thứ 6 chúng ta đã thấy tượng hình những bộ phận thần kinh của các giác quan (Ở tuần lễ thứ 28 óc não đã có hình dạng bình thường nhưng phải đợi đến 25 tuổi thì óc não con người mới hoàn thành sự phát triển. Đối với Phật giáo ý căn là giác quan thứ 6. Như vậy trong bụng mẹ thai bào đã có thể : nghe, nếm, đụng (trừ thấy vì không có ánh sang và ngửi vì không c ó mùi hương ). Vừa sanh ra là đứa trẻ có thể nhìn thấy.

Trung bình từ 18 tuần lễ (vị giác) cho đến 28 tuần (thính giác), 25 tuần (thị giác) là các giác quan đã có thể hoạt động được.

Nói tóm lại:

– Bản chất của Lục Nhập : chính là Lục Căn hay 6 nội xứ

– Thể hiện : sự phát triển và hoàn thành của Lục Căn

– Kết quả : Lục Căn đã có thể tiếp xúc với Lục trần khi sanh ra

– Nguyên nhân : trực tiếp của Lục nhập là danh sắc.

 6/  Lục nhập duyên cho XÚC

Xúc là sự gặp gở của Căn, Trần, Thức. Khi Xúc sanh khởi ở nhãn căn (thần kinh mắt) thì gọi là nhãn xúc

Như vậy có 6 loại xúc tương ứng với 6 căn : Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tỷ xúc, Thiệt xúc, Thân xúc, Ý xúc. Thân xúc rất quan trọng trong thiền ,nhất là thiền hơi thở và thiền Tứ Oai Nghi.

Xúc chính là tâm sở Xúc kết hợp với các tâm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức.

Nói tóm lại:

– Bản chất của Xúc : là tâm sở Xúc

– Thể hiện : sự gặp gở của căn, trần, thức

– Kết quả : xuất hiện của Thức quả

– Nguyên nhân : của xúc Lục nhập

 7/  Xúc duyên choTHỌ :

Thọ là cảm tính của tâm, bao gồm khía cạnh cảm giác và tình cảm của nó. Thọ chính là Thọ uẩn là một tâm sở trong 52 tâm sở. Không có tâm nào mà không mang màu sắc cảm tính.

Có 5 loại thọ kết hợp với 6 loại thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức) : Lạc (thân dễ chịu), Hỉ (tâm dễ chịu), Khổ (thân khó chịu), Ưu (tâm khó chịu), Xả (thân, tâm trung tính).

Xem thêm: Dimsum Là Gì – Món ăn Trứ Danh Của Quảng đông

Nói tóm lại :

– Bản chất của Thọ : là tâm sở Thọ

– Thể hiện : Lạc, Hỉ, Khổ, Ưu, Xả

– Kết quả : sự xuất hiện của Thọ qua 6 loại Thức

– Nguyên nhân : Xúc

 

8/ Thọ duyên ÁI (vedana-paccaya TANHA)

Ái là tham lam, ham muốn, khao khát, tâm cầu

Là sự thể hiện của tâm Tham qua 6 cửa : Sắc ái, Thinh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái, Chúng ta muốn nhìn thấy màu sắc, hình ảnh đẹp mắt, muốn nghe những âm thanh êm dịu, muốn ngửi những mùi hương nông nàn, muốn ăn những món ngon béo, muốn sờ đụng những vật mịn màng, muốn hay biết những điều thú vị. tham đắm các dục lạc thế gian

 

Theo quan điểm triết học Ái có 2 loại :

-Hữu Ái (bhava tanha) : sự ham muốn hiện hữu (désir ardent pour l’existence). Hữu ái được phân chia làm 3 loại nữa :

– Dục ái (kamatanha) tham đắm các dục lạc thế gian: (désir ardent pour les expériences sensuelles)

– Sắc ái (rupatanha) : tham đắm trong cõi sắc giới (désir ardent pour les formes matérielles)

– Vô sắc ái (arupatanha) : tham đắm trong cõi vô sắc giới (désir ardent pour l’existence sans forme)

-Phi hữu ái (vibhavatanha), hay đoạn ái : ham muốn không hiện hữu ( désir pour la non-existence, ou d’auto-annihilation).

Trong định luật duyên khởi, đây là cái khâu (II) quan trọng nhất để thoát khỏi vòng luân hồi. Thật vậy vì nó xảy ra trong kiếp hiện tại, nên ta có thể tác động được. Còn khâu I xãy ra giữa quá khứ và hiện tại, cũng như khâu III xãy ra giữa kiếp hiện tại và kiếp vị lai, nên ta không thể hành động được.

Hành động như thế nào ?

* Khi ta cảm nhận một cảm giác vui thích hoặc khoái lạc tức khắc Ái sẽ sanh lên. Đó là một thói quen tập nhiễm lâu đời, Ái là tâm tham. Chúng ta muốn 6 trần phải êm ái, dễ chịu theo ý thích của mình và càng ngày càng có nhiều hơn nữa.

* Khi ta cảm nhận một cảm giác đau đớn, khổ sở (Thọ khổ, Thọ ưu) tức khắc Vô Ái (không thích) sẽ sanh lên. Vô Ái là sự bực bội, bức rức, bất bình, chối bỏ, tức giận đó là tâm Sân. Hoặc một loại Ái khác sanh lên là muốn đừng đau đớn khổ sở nữa. Như vậy ta thấy rõ ràng là THỌ duyên cho ÁI. Làm sao cắt đứt mối tương duyên nầy ? Chỉ có thiền Tứ Niệm Xứ mới giúp ta làm được việc nầy, bằng cách quan sát các cảm thọ khi nó vừa sanh khởi, quan sát những trạng thái của tâm để nhận diện thế nào là tham, thế nào là sân, quan sát những đối tượng của tâm để thấy sự phát sanh và hoại diệt của chúng, để thấy những đặc tính thay đổi, bất tịnh gây khổ đau của chúng. Chỉ có quan sát như thế chúng ta mới tự tách rời ra khỏi lòng ham muốn, tâm sân hận, xem chúng như là một hiện tượng và không tự đồng hóa với nó, chúng sẽ bị tiêu hoại và không còn làm chủ ta được nữa.

Nói tóm lại :

– Bản chất của Ái : là tâm tham hợp với các sở hữu thuộc tham và những sở hữu khác.

– Thể hiện : sự ham muốn qua 6 cửa

– Kết quả : nghiệp bất thiện nuôi dưỡng sự luân hồi

– Nguyên nhân : do THỌ

9/ ái duyên choTHỦ :

Thủ là sự giữ chặt, không buông bỏ, như người đã ghiền rượu hay ma túy, khó mà xa lìa những thói quen ấy.

Có 4 loại Thủ :

a- Dục thủ : bám víu vào những thú vui dục lạc

b- Kiến thủ : bám víu vào những quan điểm cá nh ân hay sai lầm (những tà kiến)

c- Giới cấm thủ : bám víu vào những tập tục nghi lễ dị đoan, mê tín, không đưa đến giải thoát hay lợi ích tinh thần.

d- Ngã chấp thủ : bám víu vào ảo tưởng về một cái ta.

Thanh Tinh Đạo (XVII, 242) giải thích Ái là ham muốn những điều chưa đạt được, còn THỦ là bám chặt những điều đã đạt được (câu chuyên Nữ Hoàng thành con giòi)

Nói tóm lại :

– Bản chất của Thủ : là tâm tham hợp với với các sở hữu giống như Ái

– Thể hiện : qua 4 sắc thái dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ.

– Kết quả : có sự bám víu, giữ chặt.

– Nguyên nhân : ái

10/ Thủ duyên cho HỮU

Chữ HỮU (existence, devenir) chỉ định những cõi sinh tồn khác nhau trong 3 cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới và đồng thời cũng nói lên những tiến trình đưa đến sự tái sinh trong những cõi đó. (Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu)

Có hai loại HỮU

a/ Nghiệp Hữu : là sắc thái chủ động và nguyên ủy (nguyên động lực) của đời sống hay tất cả các loại nghiệp thiện và bất thiện dẫn tới kiếp sống mới.

Nói theo Vi Diệu Pháp là 29 tâm thiện và bất thiện hiệp thế hành động dưới sự điều khiển của tâm sở Tư (cetana)

b/ Sanh Hữu : là tiến trình tái sanh và kiến tạo ngũ uẩn, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ…

Hữu là nghiệp ở hiện tại còn Hành là nghiệp trong quá khứ .

Tóm lại :

– Bản chất : 29 tâm bất thiện và thiện hiệp thế.

– Thể hiện : tiến trình tái sanh vào 3 cõi : Dục giới , Sắc giới và Vô sắc giới

– Kết quả : (trở thành) cuộc sống trong 3 cõi.

– Nhân gần : của Hữu là Thủ. 

11/ hữu duyên SANH : (JATI)

Đối với con người SANH diễn tả tiến trình từ lúc thụ thai cho đến khi ra khỏi bụng mẹ và tiếp tục cho đến hết tiến trình sinh trưởng (croissance). Ở người con trai có thể kéo dài đến 25 tuổi và con gái đến 18 tuổi.

Sự tái sinh của chúng sinh tùy thuộc 4 yếu tố : nghiệp, cách sinh, chủng loại, sự khẩn cầu của 1 vị trời.

a- Nghiệp : Nghiệp là căn nguyên của sự luân hồi. Chúng ta có nghiệp quá khứ (hành) và nghiệp hiện tại (hữu). Khi nào hết nghiệp thì hết tái sanh. Vì vậy cần phải tu để rũ sạch nghiệp

b- Cách sinh : – noãn sinh : những loài sinh từ quả trứng : chim, gà, vịt, rùa…

– thai sinh : như loài có vú sinh ra từ bào thai và cho con bú.

– thấp sinh : như loài ký sinh trùng sinh ra từ chỗ ẩm thấp.

– hóa sinh : tự sinh ra trực tiếp, không qua trung gian của cha mẹ như các vị trời, chư thiên, ma quỉ.

c- Chủng loại : Theo v ũ tr ụ luận c ủa Phật giáo, chúng sinh có 31 cõi sinh tồn

d- Sự khẩn cầu : trường hợp nầy rất hiếm, do sự khẩn cầu của vị trời Sakka, là vua của cỏi trời 33, một vị trời có thể tái sinh làm người trong một gia đình đã được chọn lựa trước để sau nầy có thể đảm nhiệm một vai trò quan trọng trong xã hội loài người như là sẽ trở thành 1 chuyển luân thánh vương, một vị Phật.

Tóm lại : – Bản chất : là sự khởi đầu của một chúng sanh.

– Thể hiện : qua 4 cách : noãn, thai, thấp, hóa.

– Kết quả : một chúng sinh ra đời và trưởng thành.

– Nhân gần : là hữu (nghiệp).

12/ Sanh duyên cho LÃO TỬ

Lão, Tử là tiến trình ngược lại của sự sinh và trưởng. Tiến trình Lão hóa (sénescence) bắt đầu khi tiến trình sinh trưởng (croissance) chấm dứt vào khoảng 30 tuổi. Tiến trình sinh trưởng của bộ óc con người chấm dứt vào khoảng 25 tuổi.

Sau 30 tuổi chỉ còn là Hoại và Diệt. Đó là lẽ thường. Không nên có ảo tưởng là chúng ta trẻ mãi không già.

Sự Tử cũng giống như sự Sinh, chỉ xảy ra trong 1 satna tâm, khi đó mọi chủng tử nghiệp được trao truyền, giữa hai chúng sinh, vừa chết bên nầy và sẽ sinh ra bên kia thế giới để tiếp tục cuộc luân hồi không dứt.

Đối với khoa học sự chết xãy ra khi điện não đồ trở nên đường thẳng, không còn những sóng não lến xuống theo nhịp độ nữa.

Theo đạo Phật có 4 cách chết :

a/ Chết vì hết tuổi thọ : tuổi thọ của mỗi loài sinh vật đã được định trước theo những định luật di truyền và những điều kiện sinh sống của mỗi loài, mỗi cá thể. Tuổi thọ của con người ở các nước văn minh được kéo dài. Hiện tại Nhật và Pháp là những nước có nhiều người sống trên 100 tuổi nhất.

b/ Chết vì hết nghiệp : nghiệp ở đây có thể được hiểu là sinh nghiệp của kiếp sống đó hoặc nghiệp của toàn bộ kiếp sống của một chúng sinh, như vậy chúng sinh nầy đã đắt đạo quả A la Hán, đã thoát khỏi dòng sinh tử luân hồi.

c/ Chết vì hết tuổi thọ và hết nghiệp : đây là cái chết của người lớn tuổi, đã sống hết tuổi thọ sinh học và đồng thời hết nghiệp của kiếp sống đó

– hoặc là cái chết của một vị A la Hán đã hết tuổi thọ (như của Đức Phật, của ngài Ananda (120 tuổi), ngài Ca Diếp…) Những vị nầy đã chết vì hết tuổi thọ và đồng thời cũng chấm dứt mọi nghiệp báu từ những tiền kiếp.

d/ Chết vì một Đoạn nghiệp : có những Đoạn nghiệp cho quả làm cắt đứt thình lình dòng sinh nghiệp trước kỳ hạn của kiếp sống. Đây là cái chết bất đắc kỳ tử do tai nạn, bịnh tật, hoặc tự tử. Sinh nghiệp là năng lực có thể làm phát sinh và duy trì tâm và sắc trong đời sống hiện tại, đồng thời lúc vừa chết có khả năng tái tạo một đời sống mới, nó là sức mạnh để đưa đi tái sinh.

Tóm lại : – Bản chất : là sự hoại diệt của danh và sắc.

– Thể hiện : là sự đau đớn, khổ sở của thân và tâm do sự già yếu bịnh tật và sự chết hoặc sự suy yếu dần của thân tâm do tuổi già.

– Kết quả : 4 cách chết.

– Nguyên nhân : do có sanh mới có Lão và Tử.

 

Chúng ta đã học qua 12 yếu tố của thuyết Nhân duyên (hay Luật Duyên Khởi, hay còn gọi vòng luân hồi) trong đó chúng ta cần để ý những khía cạnh sau đây :

1/ Ba thời kỳ :

– kiếp quá khứ : gồm có : Vô Minh và Hành.

– kiếp hiện tại : gồm có từ Thức àHữu.

– kiếp vị lai: gồm có Sanh và Lão Tử.

Xem thêm: Năm 2010 Là Năm Con Gì, Sinh Năm 2010 Tuổi Con Gì

Sự phân chia ra ba thời kỳ là để cho thấy cấu trúc sanh khởi của nhân quả trong vòng luân chuyển của các kiếp sinh tồn. Điều nầy không có nghĩa là các yếu tố chỉ có mặt cố định trong một thời kỳ mà không thể có mặt và tác động ở thời kỳ khác. Như ngay trong kiếp hiện tại, cả 12 yếu tố đều hiện hữu và tác động lẫn nhau.

Chuyên mục: Hỏi Đáp