Nhạc acoustic hiện nay rất thịnh hành và chiếm được cảm tình của đông đảo người nghe nhạc. Thế nhưng thực tế không nhiều người hiểu rõ acoustic là gì? Hãy tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như những điều thú vị âm nhạc aucoustic.

Bạn đang xem: Nhạc acoustic là gì

Acoustic là gì?

*

Acoustic là một thuật ngữ bằng tiếng Anh. Đây là một tính từ, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thuộc về âm thanh, thính giác…

Acoustic là một thể loại âm nhạc sử dụng chủ yếu các nhạc cụ cổ điển, nhạc cụ làm bằng mộ hay bộ gõ… Có lẽ vì vậy nó còn được gọi là nhạc mộc. Sự ra đời của thể loại này làm trái ngược hoàn toàn với thể loại âm sử dụng các nhạc cụ điện tử như: organ, guitar điện, bass…

Sở dĩ gọi nhạc acoustic là nhạc mộc còn bởi cái chất mộc mạc bên trong thứ âm nhạc quyến rũ này. Acoustic lấy giọng ca của người hát là điểm nhấn. Không ồn ã tiếng guitar bass cũng không có tiếng trống sôi động, nhạc aucoustic chầm chậm đi vào trái tim người nghe bằng những âm thanh mộc mạc, đơn thuần nhất. Bởi vậy nhạc acoustic kén cả người hát và người nghe.

Từng con chữ ACOUSTIC cũng thể hiện ý nghĩa của dòng nhạc này.

A là Agreeable: Dễ chịu

Âm nhạc acoustic có đặc điểm là đơn giản, mộc mạc. Sự đơn giản mộc mạc đến từ từng con chữ trong lời bài hát, đến cách ca sĩ thể hiện cho tới những âm thanh mà nó tạo ra. Mọi âm thanh đều được tiết chế và đơn giản hóa nên dễ đi vào lòng người, mang tới cho người nghe sự dễ chịu, ấm áp.

C là Creative: Sáng tạo

Acoustic không giới hạn người nghệ sĩ những công cụ sáng tạo. Thực tế tại Việt Nam hiện nay rất nhiều bản nhạc acoustic viết lại dựa trên những bài hát cũ, rất nổi tiếng.

Mặt khác, acoustic cho phép nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo công cụ chơi nhạc. Bất kỳ đồ vật nào có khả năng phát ra âm thanh đều có thể trở thành nhạc cụ acoustic. Đó có thể là cả cái chai nhựa, nồi niêu xoong chảo hay cái muôi, cái thìa…

O là Ordinary: Bình dân

Cái chất mộc mạc đến từ những nhạc cụ, từ những âm thanh mà acoustic tạo ra đã đem đến một thứ âm nhạc bình dân nhưng không hề rẻ tiền. Acoustic không ầm ĩ, chát chúa, người chơi aucoustic cũng không cần ăn mặc “chất” như những tay chơi nhạc rock. Khán giả của acoustic cũng không cần uyên bạc hay phải ngồi phòng trà sang trọng như dòng nhạc bolero. Có chăng người nghe acoustic chỉ cần một trái tim yêu nhạc, biết lắng nghe và cảm nhận cái tình, cái đời trong từng câu hát.

U là Unlimited: Không giới hạn

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, dòng nhạc acoustic được ưa chuộng bởi nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi. Bất kể là học sinh đi học hay người đi làm văn phòng. Bất kể bạn ở độ tuổi nào, lalfm công việc gì đều có thể cảm được cái hay của acoustic.

Cái không giới hạn của acoustic còn là ở đất diễn. Không cần sân khấu rộng lớn hay sang trọng, người chơi nhạc chỉ cần một góc sân nhỏ râm mát hay góc quán cà phê quen thuộc là có thể cầm đàn và chơi những bản nhạc yêu thích.

S – Simple: Giản dị, mộc mạc

Người hát acoustic không cần khoe chất giọng nội lực hay kỹ thuật. Tiếng hát của họ thật tình, thật giản dị cùng với những âm thanh mộc mạc từ guitar hay trống cajon đi vào trái tim người nghe.

I là Inspired: cảm hứng

Có từng nghe, từng cảm aucoustic mới thấy thứ âm nhạc này có sức mạnh truyền cảm hứng ghê gớm tới dường nào. Cái hay của nhạc acoustic là chạm đến trái tim người nghe, gieo vào lòng họ những xúc cảm lắng đọng. Người nghe có thể du dương hát theo hay xúc động đến chảy nước mắt, ấy chính là sự đồng cảm mà không phải thứ âm nhạc nào cũng có thể làm được.

C là Characteristic: Cá tính

Acoustic không chỉ có cái tình hay sự giản dị mộc mạc. Thứ âm nhạc này có là đất diễn lý tưởng cho người nghệ sĩ thể hiện cá tính. Giọng hát của ca sĩ không chỉ truyền tải cảm xúc mà còn là cá tính âm nhạc của mỗi người. Và acoustic thể hiện những cá tính ấy đặc sắc nhất, rõ nét nhất.

Chơi nhạc aucoustic cần những loại nhạc cụ gì?

Âm nhạc aucoustic không giới hạn về nhạc cụ và âm thanh. Tuy nhiên có 4 nhạc cụ cơ bản gồm: guitar, piano, trống cajon và trống shaker.

*

Ngoài ra, người nghệ sĩ có thể sử dụng bất kỳ loại nhạc cụ nào khác để tạo ra âm thanh như mong muốn. Chỉ cần đó không phải là các nhạc cụ điện tử.

Xem thêm: Bột Nở Là Gì – Có An Toàn Cho Sức Khỏe Không

Thậm chí, người nghệ sĩ có thể dùng tiếng chai lọ đập vào nhau, tiếng gõ vào bàn gõ phím cạch cạch, tiếng đập tay… Người nghệ sĩ chơi aucostic được thỏa sức sáng tạo âm nhạc của mình, không cầu kỳ, không gò bó.

Acoustic tại Việt Nam

Trên thế giới, người ta thường coi sự ra đời của dòng nhạc Acoustic gắn với chương trình truyền hình đình đám MTV Unplugged từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Trong chương trình này, các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn hoàn toàn bằng các nhạc cụ mộc.

Chương trình này do bộ phận sáng tạo của kênh truyền hình MTV khởi xướng. Chuỗi chương trình này được kéo dài đến năm 2014 và gây được tiếng vang lớn. MTV Unplugged từng giành giải George Foster Peabody. Bên cạnh đó là 3 lần được đề cử tại giải thưởng Primetime Emmy Award và nhiều danh hiệu khác.

Còn tại Việt Nam, nhạc acoustic có phát triển muộn và có phần lép vế hơn so với các dòng nhạc khác. Khoảng thời gian bắt đầu xuất hiện các sản phẩm acoustic chất lượng của nghệ sĩ Việt là từ những năm 2000. Có thể kể ra, album “Mộc” của Hiền Thục ra đời trong khoảng năm 2005 – 2006; album “Acous’84” của Hà Anh Tuấn năm 2010, “Nào có ai biết” của Phương Thanh năm 2012, hay các ca khúc đình đám của diva Thanh Lam, Lê Cát Trọng Lý….

Từ đó đến nay, nhiều tác giả và ca sĩ trẻ khác của dòng nhạc này đang rất được lòng người hâm mộ. Đó là Vũ Cát Tường, Bích Phương hay Edward Dương Nguyễn, Tùng Acoustic‎…

Tìm nghe nhạc Acoustic tại các quán cà phê ở Hà Nội

Không cần đi đâu xa, giữa lòng thủ đô có rất nhiều quán cà phê acoustic cho bạn vừa nhâm nhi tách cà phê cùng bạn bè thưởng thức âm nhạc.

Giang Coffee

Giang Coffee nằm ở cuối đường Nguyễn Trãi (Hà Đông). Đây là góc quán quen thuộc của nhiều sinh viên các trường An ninh, Kiến trúc, Bưu chính viễn thông…Góc quá mang phong cách hiện đại. Có sân khấu nhỏ chuyên biểu diễn ca nhạc mỗi tối.

ABC Café ngõ 15 Tạ Quang Bửu

*

Đây chắc chắn là điểm hẹn yêu thích của sinh viên Bách Khoa – Kinh tế quốc dân – Xây dựng. Tại đây có các buổi biểu diễn acoustic dưới dạng mini show. Đặc biệt, không gian quán được thiết kết với 2 màu chủ đạo là đen và trắng, gợi nhớ về một Hà Nội đêm yên bình.

Guitar for U – 29 Nguyễn Khang

Điểm đặc biệt của Guitar for U – 29 Nguyễn Khang là chủ quán chính là ca sĩ kiêm chơi guitar. Có lẽ vì vậy, đây là quán cà phê hiếm hoi còn chơi nhạc tất cả các ngày trong tuần tại Hà Nội.

Bistro S – 23 Ngô Văn Sở

Tọa lạc ở khu phố cổ, Bistro S Ngô Văn Sở gây ấn tượng bởi nét kiến trúc châu Âu sang trọng. Đây vốn là địa chỉ quen thuộc của nhiều đôi uy ương chụp ảnh cưới.

Vào buổi tối quán trở thành không gian lãng mạn để hẹn hò. Âm nhạc tại Bistro S chủ yếu là acoustic và jazz. Âm nhạc du dương đem lại cảm giác như bạn đang tận hưởng buổi tối thơ mộng ở châu Âu.

Like Cafe – 10 Khúc Hạo, Ba Đình

Like Café đem đến một không gian cởi mở và thơ mộng cho người yêu nhạc. Mỗi ngày trong tuần, quán mời những nghệ sĩ khác nhau đến hát và biểu diễn nhạc cụ. Ví dụ, ngày thứ 2 biểu diễn piano và violin, ngày thứ 3 kèn saxophone… mỗi ngày một điều thú vị bất ngờ. Đây thực sự là không gian không thể bỏ qua cho những người mê nhạc cụ hoặc thích nghe nhạc không lời. Bên cạnh đó, mỗi cuối tuần là chương trình ca nhạc theo yêu cầu, tận hưởng âm nhạc theo sở thích riêng của bản thân.

Xem thêm: Xã Tiếng Anh Là Gì

Acoustic dù phát triển muộn nhưng đang rất đang rất được người yêu nhạc ưa chuộng. Chất thơ mộc mạc, chất tình sâu lắng của dòng nhạc sẽ còn được lòng người yêu nhạc Việt.

Chuyên mục: Hỏi Đáp