CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD HTML 4.01 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd” > Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

*

Tư tưởng Hồ Chí; Minh về nhà nước pháp quyền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

*
*
*
*

Với những giá trị khoa học to lớn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí; Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là cơ sở, định hướng cho việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới hệ thống chí;nh trị ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì

*

Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình ở các nước như Mỹ, Pháp, Liên Xô…, đồng thời với sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người sáng lập, vừa là người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới. Trong quá trình đó, mặc dù Người không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về pháp quyền đã được đề cao từ rất sớm, thể hiện rõ nét trong tư tưởng của Người về dân chủ, nhà nước, pháp luật và quyền con người. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở những nội dung chính sau:

Một là, nhà nước pháp quyền xuất phát từ yêu cầu dân chủ.

Điều đó có nghĩa là, nguồn gốc sâu xa của quyền lực nhà nước là ở nhân dân, nhà nước là cơ quan đại diện được nhân dân trao quyền, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước qua bầu cử theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ triệt để, cả trong dân chủ đại diện cũng như dân chủ trực tiếp đều phải phát huy dân chủ đến cao độ mới tạo nên sức mạnh, sự bền vững cho Nhà nước. Đó là nền dân chủ đề cao nhân dân, nhân dân là chủ thể, Người nhấn mạnh: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” (1) và “nước ta phải đi đến dân chủ thực sự” (2) và “chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự” (3).

Để bảo vệ quyền dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến chuyên chính, coi thực hiện chuyên chính để phát huy dân chủ, để giữ vững quyền làm chủ của nhân dân. Người khẳng định: “Chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?… Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” (4).

Hai là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp hiến, hợp pháp.

Ba là, hệ thống pháp luật ở Việt Nam là hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp luật của Nhà nước ta phải là pháp luật thật sự dân chủ, bảo vệ quyền dân chủ tự do rộng rãi cho nhân dân lao động. Người chỉ rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” (5). Bản chất dân chủ của pháp luật kiểu mới là hệ thống pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, bảo vệ quyền lợi cho hàng chục triệu người lao động.

Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ và phát huy quyền con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề và tiếp cận vấn đề quyền con người không chỉ là quyền tự do cá nhân mà còn là quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới, độc lập dân tộc và giải phóng con người. Theo người, muốn đem lại hạnh phúc cho con người, chỉ có thể đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì chỉ có xã hội chủ nghĩa mới “đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” (6).

Những nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ và đề cao yêu cầu dân chủ triệt để trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là tư tưởng rất quan trọng, khẳng định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là đỉnh cao của nền dân chủ, vì nó thừa nhận quyền tự do bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể quyền lực. Vì vậy, để củng cố, mở rộng dân chủ, có dân chủ triệt để cần phải xây dựng, củng cố, hoàn thiện, đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là điều kiện bảo đảm và mở rộng quyền dân chủ thực sự, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Mặt khác, để xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật đó phải thể hiện quyền làm chủ của nhân dân và thể chế hóa thành các quy định mang tính pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước, cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Đồng thời, chính xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ sẽ là cơ sở pháp lý xác lập nền tảng dân chủ, là điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ và phát huy quyền con người.

Kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ về nhà nước pháp quyền của nhân loại, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Từ thực tiễn cho thấy, cho đến trước những năm đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, mặc dù trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01-1994), Đảng ta đã dùng khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nội dung phần hai về những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới đã nêu nhiệm vụ thứ 7: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Cùng với quá trình đẩy mạnh đổi mới, mở cửa, hội nhập, nhất là từ năm 2006 đến nay, nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được bổ sung và có những bước phát triển quan trọng. Từ thực tiễn đổi mới, Đại hội VIII đến Đại hội XII của Đảng đã tiếp tục làm rõ và khẳng định quan điểm này. Đại hội X (năm 2006) của Đảng ta xác định: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong 8 thành tố, 8 đặc trưng chủ yếu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng. Tư tưởng này được tiếp tục khẳng định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 do Đại hội XI của Đảng thông qua và được thể hiện trong Hiến pháp 2013. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục nêu rõ: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (7). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa tiếp thu thành tựu của nhân loại về nhà nước pháp quyền, vừa thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng của Việt Nam. Điều này đã “khắc phục được quan niệm đơn giản, ấu trĩ khi “đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản” (8). Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm: đào Tạo Là Gì – Nghĩa Của Từ đào Tạo

Tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn

Trước yêu cầu thực tiễn của đất nước kết hợp quá trình nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, những tư tưởng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từng bước được xác định thể hiện trên những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng nhân dân, là nguồn gốc, là chủ thể của quyền lực nhà nước.

Thứ hai, Hiến pháp và pháp luật có vị trí và hiệu lực tối thượng không chỉ đối với xã hội mà còn đối với cả Nhà nước. Pháp luật là cơ sở tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước, pháp luật phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và phải được áp dụng công bằng, nhất quán.

Thứ ba, quyền lực Nhà nước được tổ chức, thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (9); Tòa án – cơ quan thực hiện quyền tư pháp phải độc lập, nghiêm cấm mọi sự can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án (10).

Thứ tư, Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thứ năm, Nhà nước tôn trọng và tuân thủ các cam kết quốc tế trong các tổ chức quốc tế, thể chế đa phương mà Việt Nam là thành viên.

Thứ sáu, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và quá trình xây dựng – hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Để tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền là nhằm xây dựng một quốc hội thực quyền, một chính phủ hiệu quả, một nền tư pháp độc lập, công minh; bảo đảm mối quan hệ thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, năng động – sáng tạo giữa chính quyền trung ương và địa phương… Đồng thời, xác định rõ hơn nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Hiến pháp năm 2013 khẳng định, Đảng là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và “các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều này có nghĩa, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân thể hiện tập trung ở Nhà nước, được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước pháp quyền giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị.

Trải qua 71 năm xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân với nhiều thành tựu to lớn, quyền làm chủ của người dân ngày càng được bảo đảm và tăng cường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, đặc biệt là việc còn coi nhẹ dư luận, không nghĩ đến dân của một số cán bộ, đảng viên. Chính “cơn khát” quyền lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền đã đẻ ra biết bao đau lòng mà Bác Hồ đã từng cảnh báo: “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” (11). Một số khác thìtrái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, nói một đằng, làm một nẻo. Người coi đó là những “lầm lỗi rất nặng nề” và đưa đến một kết quả là hỏng việc. Điều này Đảng ta đã chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng.

Những năm gần đây, nhất là Đại hội XI, XII của Đảng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã thẳng thắn chỉ ra thực tế dân chủ chưa được phát huy đầy đủ, còn mang nặng hình thức. Có nơi dân chủ chỉ để trang trí, trình diễn. Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển, quản lý đất nước. Cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà, đang là rào cản lớn đối với việc tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chậm đổi mới; hiệu quả, hiệu lực ở nhiều nơi chưa cao. Trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền chưa được quy định rõ ràng. Việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan sai, bỏ lọt tội phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội. Cách làm việc quan liêu đang dẫn tới một thực tế của nền hành chính như báo chí đã nói tới nhiều: “hành dân là chính”. Vì vậy, để có một nhà nước pháp quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, thật sự của dân, do dân, vì dân, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và ý nguyện của dân, cần phải phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; cải cách bộ máy hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ.

Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân” (12). Trên thực tế, qua diễn đàn Quốc hội, nhiều lời hứa trước dân khá tâm huyết. Điều đó là cần thiết nhưng chỉ mới là bước đầu. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là hiệu quả của hành động và nêu gương trước đồng bào. Nhân dân kỳ vọng và chờ đợi. Chính phủ mới phải học Bác Hồ về lời hứa đi đôi với hành động. Chỉ có thực hiệndân chủ thực sự cho dân, nâng cao địa vị, quyền hành và năng lực làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước dân, trọng dân, học dân, hiểu dân, hỏi dân, bàn bạc và giải thích cho dânthì Chính phủ mới được dân tin, dân phục, dân yêu. Nếu không thế mà cứ hành động theo kiểu làm bằng được, bất chấp lòng dân, ý dân thì dân oán. Mà “dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị là thất bại” (13). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Nước lấy dân làm gốc”. Theo đó, Chính phủ phải: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” (14). Chính phủ phải thật sự là công bộc của dân, dựa vào trí tuệ và lực lượng của dân, giữ chặt mối liên hệ với dân và luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân, đó là nền tảng lực lượng của Chính phủ. “Cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại” (15).

Xem thêm: Giá Vốn Tiếng Anh Là Gì, Giá Vốn Trong Tiếng Tiếng Anh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục soi sáng và tiếp sức cho quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới./.

————————-

(1) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr. 232

(2) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.8, tr. 44

(3) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.9, tr. 3

(4) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr. 456 – 457

(5) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr. 175

(6) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr. 496

(7) Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội, 2016, tr. 171

(8) TS. Đinh Thế Huynh, GS, TS. Phùng Hữu Phú – GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Vũ Văn Hiền – PGS, TS. Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên):30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 264

(9) Yếu tố kiểm soát quyền lực được ghi nhận từ Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, sau đó được thể chế hóa trong Hiến pháp 2013

(10) Xem:Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014

(11) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr. 176

(12) Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 169

Chuyên mục: Hỏi Đáp