Các hiện tượng thiên văn nói chung hay nhật thực và nguyệt thực nói riêng luôn là điều khiến cho con người tò mò, thích thú và rất mong muốn được nhìn thấy một lần trong đời. Hôm nay, Thợ sửa xe sẽ cùng bạn tìm hiểu xem hiện tượng nguyệt thực là gì và xảy ra ra khi nào nhé!

Nội Dung Chính Trong Bài Viết

3 Phân loại các hiện tượng nguyệt thực5 Điểm lại những lần xuất hiện nguyệt thực trong những năm gần đây

Giải thích hiện tượng nguyệt thực là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi nguyệt thực là gì, chúng ta phải hiểu rõ một điều rằng bản thân Mặt Trăng không thể tự phát ra ánh sáng như chúng ta vẫn thường thấy mà thực chất nó chỉ phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời mà thôi.

Bạn đang xem: Nguyệt thực là gì

*

Hiện tượng nguyệt thực là gì?

Khi 3 hành tinh là Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một trục đường thẳng hoặc xấp xỉ gần thẳng hàng nhau thì chúng sẽ được gọi là nguyệt thực. Vậy nguyệt thực tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thì nguyệt thực có tên đầy đủ là eclipse of the moon hay ngắn gọn là eclipse.

Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Theo thống kê của các nhà khoa học thì trong quãng thời gian khoảng 5000 năm, từ năm 2000 TCN cho đến năm 3000 SCN chúng ta có tổng cộng 7718 lần xuất hiện nguyệt thực. 

Thực tế thì số lần diễn ra nguyệt thực trong một năm có thể rơi vào khoảng từ 0 đến 3 lần. Lần cuối cùng có đến 3 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong cùng một năm dương lịch là năm 1982. Các dạng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Như đã nói ở trên, Mặt Trăng không thể tự phát sáng do đó khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất hay nói cách khác Mặt Trăng không thể nhận được ánh sáng từ Mặt Trời thì sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Ngoài ra, hiện tượng thiên nhiên này cũng còn phải phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với nút quỹ đạo của nó. Hơn nữa bởi Trái Đất chỉ có thể che chắn được một phần ánh sáng Mặt Trời do kích cỡ chênh lệch quá nhiều nên nguyệt thực chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng đi qua một số khu vực của bóng Trái Đất và những ngày trăng tròn. Điều này đã lý giải cho câu hỏi vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm.

Phân loại các hiện tượng nguyệt thực

Theo ghi nhận của các nhà thiên văn học thì trên thế giới hiện nay có 3 kiểu nguyệt thực đó là: Nguyệt thực toàn phần (nguyệt thực đỏ), nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần hay còn được gọi với cái tên đầy ấn tượng là mặt trăng máu. Hiện tượng tự nhiên này rất được mọi người trên toàn thế giới trông đợi bởi vẻ đẹp diễm lệ và hoàn hảo của nó. Nguyệt thực đỏ sẽ xảy ra khi Mặt Trăng đi vào khu vực tối (Umbra) của Trái Đất. Thời điểm này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được khúc xạ của bóng Trái Đất với 2 màu đỏ hồng và cam sẫm, đúng như cái tên được con người ví von là mặt trăng đẫm máu. Thời gian tối đa diễn ra nguyệt thực toàn phần là 104 phút trong trường hợp thường hay tái diễn.

Xem thêm: Ultimate Là Gì

*

Nguyệt thực toàn phần hay mặt trăng máu

Nguyệt thực một phần

Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường gần thẳng hàng với nhau thì hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện. Bởi vì, Mặt Trăng đã bị che khuất mất một phần, ánh trăng bị mờ dần đi và có thể được thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc đỏ sẫm đang bao trùm lấy Mặt Trăng. Nguyệt thực một phần thường xảy ra ở trước và sau quá trình xuất hiện nguyệt thực toàn phần. Thời gian xảy ra nguyệt thực một phần là khoảng 6 giờ.

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối trên Trái Đất, từ đó làm cho ánh trăng mờ dần và tối hẳn đi. Đây được đánh giá là 1 hiện tượng rất khó để quan sát nếu không có sự trợ giúp từ các thiết bị quan sát thiên văn.

Hiện tượng nhật thực nguyệt thực khác nhau ở đâu?

Nhật thựcNguyệt thực
Xảy ra vào ban ngàyDiễn ra vào ban đêm
Do Mặt Trăng che lấp Mặt Trời Do Trái Đất che lấp Mặt Trời
Có thể theo dõi bằng mắt thườngKhông thể theo dõi bằng mắt thường mà phải có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ do bức xạ quá mạnh của Mặt Trời có thể làm hại mắt

Điểm lại những lần xuất hiện nguyệt thực trong những năm gần đây

Những năm gần đây, các hiện tượng thiên văn học thú vị như nhật thực và nguyệt thực đang ngày càng được quan tâm hơn. Để các bạn có thể hiểu hơn hiện tượng này và chu kỳ xuất hiện của nó, hãy cùng chúng tôi điểm lại những nguyệt thực gần nhất nhé!

Nguyệt thực 2015 được các nhà thiên văn học đánh giá là siêu hiếm có và không phải ai cũng cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng này. Vào thời điểm đó, hơn 2 tỷ người trên thế giới đã có cơ hội để chứng kiến hiện tượng “siêu mặt trăng” phối hợp cùng nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng siêu Mặt Trăng sẽ xảy ra khi trăng tròn đúng thời điểm Mặt Trăng đến gần với Trái Đất nhất và làm cho Mặt Trăng có vẻ to hơn và sáng hơn trên bầu trời.

*

Nguyệt thực toàn phần 2015

Nguyệt thực 2017

Thực tế thì trong năm 2017 chỉ xuất hiện nguyệt thực nửa tối vào ngày 10 và 11/2. Nguyệt thực nửa tối năm 2017 chỉ có thể quan sát được từ châu Âu, phần lớn của châu Á, châu Phi và 1 phần lớn của khu vực Bắc Mỹ.

Nguyệt thực toàn phần 2018

Nguyet thuc 28 7 là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Nguyệt thực này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian hơn 5 tiếng, bắt đầu từ 00 giờ 14 phút cho đến 6 giờ 28 phút của ngày 28/7. Trong đó nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút sáng.

Xem thêm: Tải Game Bóng Rổ – Download Bóng Rổ Mobi

Nguyệt thực 2019 ở Việt Nam

Đây thực tế là nguyệt thực một phần và nguyệt thực 1 phần lần này sẽ hiện diện ở hầu hết các khu vực châu Âu, châu Phi, vùng trung tâm cả Châu Á trong đó có Việt Nam và Ấn Độ Dương.

*

Nguyệt thực một phần khi quan sát tại Việt Nam

Hy vọng những thông tin mà Thợ sửa xe gửi đến bạn trong bài viết này đã giúp bạn hiểu nguyệt thực là gì và khi nào xảy ra nguyệt thực để có thể thưởng thức trọn vẹn được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có một không hai này nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp