Nguyên thần là chỉ “linh hồn” như mọi người thường gọi. Giới khoa học đã làm các thí nghiệm trải nghiệm cận tử, thôi miên quay về các đời trước và điều tra xã hội về những người có khả năng nhớ được đời trước, đã chứng minh nguyên thần tồn tại, và luân hồi chuyển thế là có thực, thậm chí các nhà khoa học còn dùng thiết bị đo trọng lượng của nguyên thần.

Phát hiện khoa học về nguyên thần xuất khiếu

Năm 1987, nhà tâm linh học Mexico Julian Malthus đã công bố bức ảnh vào đúng tích tắc bệnh nhân chết. Trong tấm ảnh, đúng thời khắc bệnh nhân tử vong, có một thứ màu trắng từ thân thể người bốc lên trên. Julian Malthus giải thích, đây là những “lạp tử nguyên thần tố” của người chết rời khỏi xác. Đó là lần đầu nguyên thần xuất hiện. Các nhà tâm linh học gọi nó là “chính thể của nguyên thần”, một khi nó mất đi thì thân thể người chỉ còn lại cái thân xác, thân xác này sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Bức ảnh được cho rằng nguyên thần xuất khiếu này đã gây ra chấn động và tranh cãi trong giới khoa học.

Bạn đang xem: Nguyên thần là gì

Sau khi bức ảnh nguyên thần xuất khiếu gây dư luận thảo luận rộng rãi, có một nhóm gồm 7 bác sĩ, nhà tâm lý học và nhà khoa học có uy tín về nguyên thần học đã tổ chức nhóm nghiên cứu, đã chế tạo ra bộ “máy xác định nguyên thần”, để chứng thực con người sau khi chết có tồn tại nguyên thần không. Họ cho rằng, nếu “lạp tử nguyên thần tố” ở trong cơ thể người là vật chất, thế thì nó sẽ có trọng lượng nhất định. Vào lúc con người chết đi, nguyên thần sẽ rời khỏi thân xác con người, do đó trọng lượng con người trước và sau khi chết sẽ có khác biệt. Con số khác biệt này có thể chính là trọng lượng của nguyên thần. Một ngày mùa thu năm 1996, nhóm nguyên thần học này đã đo được sự thay đổi trọng lượng của người chết, và đưa ra kết luận sau:

Khi con người tử vong, nước và khí từ trong cơ thể giải phóng ra, sau khi khấu trừ trọng lượng những nhân tố này, tính toán lại trọng lượng cơ thể người trước và sau khi chết, thì phát hiện ra có sự khác biệt 35g. Họ cho rằng trọng lượng nguyên thần là 35g.

Còn có những nhà khoa học khác đo được trọng lượng nguyên thần là 42.5g, 21.3g, 10.6g, 7g… Tại sao lại có sự khác nhau như thế này? Trong giới khoa học có nhiều cách giải thích khác nhau, còn giới tu luyện xem thì đó là việc rất bình thường. Theo quan điểm tinh thần và vật chất là nhất tính, nguyên thần là do các lạp tử nhỏ hơn phân tử, ở các tầng cấp khác nhau cấu tạo thành thể sinh mệnh. Lạp tử cấu thành nguyên thần càng vi quan thì cấp năng lượng của thể sinh mệnh của nó càng cao, nhưng sử dụng thiết bị của con người để cân đo, thì nó càng nhẹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân nguyên thần mà các nhà khoa học đo được có trọng lượng khác nhau.

Xem thêm: Calibrate Là Gì – Nghĩa Của Từ Calibrate, Từ

*

Theo quan điểm tinh thần và vật chất là nhất tính, nguyên thần là do các lạp tử nhỏ hơn phân tử, ở các tầng cấp khác nhau cấu tạo thành thể sinh mệnh. (Ảnh: Shutterstock)

Nguyên thần và lục đạo luân hồi

Trọng lượng nguyên thần của con người là khác nhau, nguyên nhân căn bản của nó là tầng cấp sinh mệnh tối nguyên sơ của mỗi người là khác nhau. Trong đời đời kiếp kiếp, mỗi người đã tích được phúc đức khác nhau, tạo thành nghiệp cũng khác nhau, do đó đã hình thành trọng lượng nguyên thần khác nhau. Sau khi nhục thân con người chết đi thì nguyên thần con người sẽ đi đâu đều không do con người lựa chọn. Nguyên thần tích phúc đức nhiều thì nhẹ, tự nhiên sẽ đi lên trên, tức là chuyển sinh vào Thiên nhân đạo (người Trời). Nguyên thần làm ác nhiều thì nặng, tự nhiên rẽ rơi xuống, tức chuyển sinh vào Địa ngục đạo. Những hành vi và việc làm của con người khi tại thế sẽ quyết định nơi nguyên thần sẽ đi luân hồi.

Trong vũ trụ, các sinh mệnh có tầng cấp khác nhau, trạng thái sinh tồn khác nhau, nhiều vô lượng vô số. Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, đây là chỉ phạm vi luân hồi thông thường, siêu vượt khỏi phạm vi luân hồi còn có Phật, Bồ Tát, La Hán và các Thần ở các tầng thứ cao. Con người trên trái đất trải qua tu luyện chính Pháp, nhảy ra khỏi phạm vi lục đạo luân hồi thì có thể “không ở trong ngũ hành, nhảy ra ngoài tam giới”, vượt ra khỏi sinh tử luân hồi. 

*

Trong vũ trụ, các sinh mệnh có tầng cấp khác nhau, trạng thái sinh tồn khác nhau, nhiều vô lượng vô số. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Sau khi nhục thân con người chết đi, nguyên thần sẽ chiểu theo lẽ Trời thiện ác ắt có báo ứng, sẽ căn cứ theo nghiệp lực nhiều ít khác nhau mà tiến vào một trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo luân hồi có các hoàn cảnh sinh sống khác nhau và trạng thái thân thể khác nhau như Thiên nhân đạo, Atula đạo, nhân đạo, ngạ quỷ đạo, súc sinh đạo, địa ngục đạo. Con người sau khi chết, có người thành sinh mệnh tầng thứ khá cao, chiểu theo lẽ Trời thiện ác ắt có báo ứng, xem xét phúc đức, duyên, nghiệp và tâm niệm của nguyên thần khi còn sống làm người, thì sau khi chết sẽ chuyển sinh vào các đạo khác nhau, ví như người tích thiện tích đức nhiều thì phúc báo lớn, có thể chuyển sinh thành Thiên nhân, còn người ác nghiệp nhiều, tham sân si nặng thì có thể chuyển sinh trong 3 ác đạo thành súc sinh, quỷ, địa ngục. Người có cả thiện cả ác thì có thể chuyển sinh thành người. Tuổi thọ ở mỗi đạo là khác nhau, sau khi thọ hết thì sẽ tiếp tục lại theo nghiệp, duyên chuyển sinh.

Xem thêm: Cách Tải Game Naruto Shippuden Ultimate Ninja Storm 4

Nguyên thần con người trong quá trình luân hồi có vô số các tiền kiếp. Ở các đạo luân hồi khác hoặc là quá khổ, hoặc là quá vui sướng nên đều không thể tu hành được. Làm Thiên nhân tuy có thể được hưởng vui thú, tuổi thọ kéo dài, nhưng Thiên phúc hưởng hết rồi thì sẽ phải rơi xuống nhân đạo, tu la đạo. Người ác sẽ đọa súc sinh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo mà chịu thống khổ để hoàn trả nợ nghiệp, không thể nào mà tu luyện được. Nếu muốn nhảy thoát ra lục đạo luân hồi, chỉ khi có được thân người, tu luyện trong chính Pháp thì mới có khả năng thoát ra được.

Chuyên mục: Hỏi Đáp