Hình thức ngụy biện, hay còn gọi tắt là nguỵ biện, là một lập luận mắc lỗi trong giải thích mà chúng ta thường gặp. Vậy hình thức ngụy biện là gì và nó ảnh hưởng tới tư duy logic ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

*

Sách luyện thi IELTS Writing cho trình độ 6.5 IELTS

A: Cô ca sĩ này hát dở thật! Không hiểu sao hát hò như vầy mà có thể trở thành ca sĩ được!

B: Bạn có hát được như người ta không mà nói? Hát được như người ta đi rồi có tư cách phán xét.

Bạn đang xem: Ngụy biện là gì

Tạm gọi nội dung nói của người A là lập luận 1 (argument 1) và của người B là lập luận 2 (argument 2), có thể thấy những cuộc tranh luận như thế này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày và trên mạng xã hội. Nghe sơ qua argument 2 có vẻ thuyết phục và khó bị bắt bẻ được; tuy nhiên, lập luận này sẽ cực kì vô lí nếu ta đặt trường hợp người A là một nhà sản xuất âm nhạc, người mà, chúng ta đều biết, không cần phải có một giọng hát hay để có thể “đủ tư cách” đánh giá chất giọng của một ca sĩ. Vậy, cách lập luận của người B có lỗi và chúng ta dùng cụm từ nguỵ biện (fallacy) để miêu tả cách lập luận này.

Chúng ta có thể đã vô tình lướt qua các lỗi nguỵ biện ở khắp nơi trong đời sống hằng ngày như trong các cuộc đối thoại hay tranh cãi trực tiếp hoặc trên báo chí, TV, quảng cáo, thậm chí các phát ngôn của các ngôi sao và người nổi tiếng. Hầu hết những lập luận nguỵ biện thường được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài của lý lẽ và sự thuyết phục. Chính vì vậy, những lập luận nguỵ biện có thể bóp méo tư duy, đưa chúng ta đến những kết luận sai lầm. Vậy, nguỵ biện là gì và có những hình thức nguỵ biện như thế nào? Bài viết này sẽ đơn giản hoá các khái niệm, giải thích và đưa ví dụ về các hình thức nguỵ biện chúng ta có thể đã gặp và mắc phải trong giao tiếp hằng ngày và ngữ cảnh học thuật.

Xem thêm: Đẽ đàng Nghĩa Là Gì – Nghĩa của Đẽ đàng

Tổng quan về hình thức ngụy biện

Nguỵ biện logic, hay còn gọi tắt là nguỵ biện, là một lập luận mắc lỗi trong giải thích. Có rất nhiều các hình thức nguỵ biện và chúng thường rất phổ biến cũng như thoả đáng về mặt tâm lí. Có hai dạng nguỵ biện chính: nguỵ biện liên quan (fallacy of relevance) và nguỵ biện thiếu bằng chứng (fallacy of insufficient evidence).

Nguỵ biện liên quan xảy ra khi luận đề (argument) không liên quan một cách logic đến kết luận (conclusion);Nguỵ biên thiếu bằng chứng xảy ra khi luận đề (argument) liên quan một cách logic đến kết luận (conclusion) nhưng lại thiếu bằng chứng cụ thể đủ thuyết phục (insufficient evidence).

Xem thêm: đồng Nhân Là Gì – đồng Nhân Có Nghĩa Là Gì

*

Ngụy biện công kích cá nhân (Personal Attack/Ad Hominem)

Hay một ví dụ thực tế hơn trong lĩnh vực chính trị:

“Ivanka Trump (con gái Tổng Thống Mỹ Donald Trump) tuyên bố ‘Chúng ta cần phải đẩy mạnh bình đẳng giới và trao cho phụ nữ quyền được nhận giáo dục và việc làm đầy đủ’. Tuy nhiên, bố cô ta là kẻ xem thường phụ nữ. Vậy lời nói của cô ta không đáng tin.”

Ở ví dụ 1, việc người A có quyền hay không có quyền chê thức ăn dở không liên quan tới việc người đó có cần phải biết nấu ăn hay không. Vậy, lập luận của người B thay vì phân tích vấn đề trong luận đề của người A, người này lại quay sang chỉ trích cá nhân việc người A có khả năng nấu ăn hay không. Nhưng trên thực tế, cũng giống như lỗi ở phần ví dụ ban đầu, việc người A có nấu được hay không không liên quan tới sự phán đoán việc thức ăn nấu ngon hay dở của người đó. Vậy, lập luận của người B hoàn toàn là nguỵ biện. Tương tự như thế, trong ví dụ thứ hai, dẫn chứng về cách cư xử của Donald Trump không liên quan tới tính đúng/sai trong lập luận của Ivanka Trump; chính vì vậy, nó không làm yếu đi tuyên bố của Ivanka Trump. Việc công kích cá nhân Ivanka Trump và phủ nhận lời nói của cô ấy là nguỵ biện.

Chuyên mục: Hỏi Đáp