CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Bộ môn Ngôn ngữ học

*

*

*

1.Tổng quan về ngành:

Ngành Ngôn ngữ học được thành lập từ năm 1977 cùng với sự ra đời của Khoa Ngữ văn Việt Nam (Khoa Ngữ văn – Báo chí, Khoa Văn học – Ngôn ngữ), Bộ môn Ngôn ngữ học đã từng bước phát triển và khẳng định vị thế của Bộ môn trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo và hiện nay đã trở thành Bộ môn trực thuộc Trường.

Bạn đang xem: Ngôn ngữ học là gì

Sau 40 năm hình thành và phát triển, đến nay ngành Ngôn ngữ học đã đào tạo một nguồn nhân lực quan trọng thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân chuyên ngành, cũng như góp phần cung cấp kiến thức Ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng cho sinh viên toàn Trường qua các môn học cơ sở.

Là nơi duy nhất đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ ở khu vực phía Nam, Bộ môn Ngôn ngữ học đã đóng góp cho nguồn nhân lực các tỉnh phía Nam. Sinh viên của ngành hiện đang công tác tại rất nhiều các cơ quan nhà nước và tư nhân, tại các trường đại học, cao đẳng, trung học…; các đài truyền hình, các cơ quan báo chí, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện; các cơ quan hành chính…

2. Mục tiêu đào tạo

Ngành NNH lấy mục tiêu là cùng lúc cung cấp kiến thức chuyên ngành và đào tạo kỹ năng. Nội dung đào tạo của ngành bao gồm khối kiến thức cơ bản về ngành ngôn ngữ học phục vụ cho ứng dụng và học tập các ngành gần, khối kiến thức chuyên sâu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, khối kỹ năng liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ như viết báo, tổ chức truyền thông, xử lý thông tin ngôn ngữ, giao tiếp ngôn ngữ, soạn thảo tài liệu văn bản, kỹ năng biên phiên dịch, kỹ năng giảng dạy ngoại ngữ.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực công việc như:

Lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: Cử nhân Ngôn ngữ học có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học hay các ngành gần để trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành hay liên ngành ở các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng: Ở lĩnh vực này, cử nhân Ngôn ngữ học có thể đảm nhiệm các công việc: biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại; dẫn chương trình…

Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: Trong nhiều năm qua, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học đã và đang làm việc rất hiệu quả tại các cơ quan xuất bản, dịch thuật. Cử nhân Ngôn ngữ học có thể đảm nhiệm các vị trí như: biên tập sách, báo, tạp chí; làm các công tác xuất bản; công tác biên phiên dịch; tham gia các hoạt động biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo.

Lĩnh vực quản lý hành chính văn phòng: Kiến thức Ngôn ngữ học có thể tạo điều kiện cho sinh viên ra trường tham gia làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản.

Lĩnh vực phê bình, sáng tác văn học, nghệ thuật: Kiến thức Ngôn ngữ học và Văn học giúp sinh viên ra trường có thể hoàn toàn độc lập trong sáng tác văn chương, sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn học; phê bình nghệ thuật; tham gia hoạt động liên quan đến sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.

Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ, tham gia biên soạn từ điển và kim từ điển.

Xem thêm: Lessor Là Gì – Từ Điển Anh Việt Sublessor (Sub

Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ học và các kiến thức giáo dục học bổ sung là cơ sở vững chắc cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể tham gia vào công việc giảng dạy và đào tạo ngành Ngữ văn tại các trường và trung tâm đào tạo.

Ngoài ra, nếu kết hợp được với các kiến thức bổ sung cộng với kỹ năng nghề nghiệp, cử nhân Ngôn ngữ học có thể tham gia hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực như:

Lĩnh vực quan hệ công chúng, ngoại giao: Làm các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện; công tác đối ngoại, ngoại giao.

Lĩnh vực bệnh lý liên quan đến tâm lý ngôn ngữ: Tham gia vào công tác nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về năng lực ngôn ngữ hay tâm lý ngôn ngữ

Lĩnh vực CNTT liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Tham gia vào các dự án xử lý ngôn ngữ tự nhiên như dịch tự động; xây dựng lời nói nhân tạo; phân tích văn bản tự động; sửa lỗi chính tả tự động; phân tích ngôn ngữ tội phạm…

Lĩnh vực quản lý nhà nước: Kiến thức vĩ mô về Ngôn ngữ học cung cấp cho người học những nền tảng trong các công việc quản lý nhà nước liên quan đến xây dựng chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, phát triển văn hoá xã hội; bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.

4. Hình thức và thời gian đào tạo: chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 6 năm.

5. Chuẩn đầu ra:

5.1 Trình độ kiến thức

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

+Kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn và kiến thức bổ trợ. +Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đại cương +Kiến thức chuyên ngành về ngôn ngữ học. +Kiến thức chuyên ngành về Việt ngữ học. +Hiểu biết về ngôn ngữ học ứng dụng và sự vận dụng ngôn ngữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

5.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo định hướng được cung cấp các kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ học vào các lĩnh vực công việc của xã hội. Những kỹ năng đó bao gồm:

1-Năng lực nhận thức, tư duy

+Nhớ, hiểu và trình bày. +Vận dụng và phân tích. +Phân tích đánh giá, tổng hợp.

2-Kỹ năng thực hành

+Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học, tiếng Việt và Ngữ văn. +Kỹ năng tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực Ngôn ngữ học hoặc các lĩnh vực có liên quan đến khoa học xã hội. +Kỹ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức Ngôn ngữ và Việt ngữ học vào các công việc cụ thể (kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản; kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính; kỹ năng thu thập thông tin và xử lý văn bản…). +Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ứng xử xã hội, tổ chức các cuộc họp, sự kiện. +Kỹ năng giao tiếp xã hội mềm dẻo, hòa đồng; kỹ năng hợp tác, thuyết phục.

5.3. Phẩm chất nhân văn

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo mục tiêucó tri thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:

+Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc. +Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến. +Tích cực phục vụ cộng đồng. +Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.

Xem thêm: Feed Là Gì

6. Chương trình đào tạo: vui lòng xem tại đây

Số điện thoại:028.38293828 – số nội bộ đang cập nhật

Phòng C 302, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận1, thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp