Chuyên môn, nghiệp vụ là những yếu tố cần có khi bạn bắt tay làm bất cứ một công việc gì. Chính vì thế, nghiệp vụ được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng nhân sự, cũng như giúp bạn có được bước đi vững chắc, cũng như cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Cùng iJobstìm hiểunghiệp vụ là gìcũng như những nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề trong nội dung dưới đây bạn nhé!
Tìm hiểu về nghiệp vụ là gì?
Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định mà ứng viên/ nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao.
Bạn đang xem: Nghiệp vụ là gì
Người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn người có nghiệp vụ thấp. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.
Khi xin việc, người có nghiệp vụ giỏi sẽ được đánh giá cao hơn, do đó, xác suất nhận được việc cũng nhiều hơn người có nghiệp vụ thấp hoặc chưa có nghiệp vụ.
Tại sao người lao động cần đến nghiệp vụ chuyên môn
Cùng với những giấy tờ, văn bản chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của bạn được các đơn vị giáo dục hay những tổ chức có uy tín công nhận. Thì nghiệp vụ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong việc trong môi trường nghề nghiệp của bạn. Nghiệp vụ chuyên môn giỏi, tốt cho phép bạn:
+ Hoàn thành được công việc, nhiệm vụ được giao phó một cách tốt nghiệp nhất.
+ Nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân. Nâng cao và hiểu rõ được năng lực của bản thân, phù hợp với nhu cầu và điều kiện mong muốn thực tế của nhiều người lao động.
+ Nghiệp vụ chuyên môn giúp cho bạn có thể thành công và dễ dàng hơn trong con đường sự nghiệp của mình.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ về một số ngành nghề phổ biến hiện nay
1. Nghiệp vụ ngành ngân hàng
– Nghiệp vụ nhận tiền gửi từ khách hàng: thu – giữ tiền gửi của khách dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm…
– Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện chi thành các nghiệp vụ theo mục đích, theo đầu tư bằng cách tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường và kiếm lợi nhuận từ đó.
– Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
– Nghiệp vụ chuyển tiền.
– Nghiệp vụ mua bán hộ.
– Nghiệp vụ ủy thác.
2. Nghiệp vụ kế toán
– Thu tiền của sản phẩm đã bán đi – cung cấp các dịch vụ nhập quỹ tiền mặt – tiến hành kê khai những khoản thuế cần nộp.
– Lập những phiếu chi-thu, đơn hàng trong ngày khi có giao dịch với khách hàng.
Xem thêm: Valentine Là Gì – Ngày Valentine Là Ngày Gì
– Lưu giữ những sổ sách quan trọng.
– Làm các sổ sách cần thiết – ghi chép và lập lại thành hồ sơ những giấy tờ quan trọng.
– Ngoài ra, cần thành thạo kỹ năng tin học, sử dụng phần mềm chuyên dụng, giỏi tính toán, có trí nhớ tốt và chịu được áp lực công việc.
3. Nghiệp vụ lễ tân
– Tiêu chuẩn đón tiếp khách.
– Thực hiện thủ tục check-in, check-out.
– Giao chìa khóa phòng, dẫn khách lên phòng.
– Nghiệp vụ đổi tiền tệ cho khách.
– Cập nhật thông tin phòng, khai báo tạm trú.
– Tư vấn và bán dịch vụ.
– Giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn cho khách.
– Thực hiện thủ tục thanh toán.
Xem thêm: Tải Game Miễn Phí Cho điện Thoại Cảm ứng, Tại Kinggame
Trên đây là một số thông tin, định nghĩa về nghiệp vụ là gì cùng một số những nghiệp vụ đối với các ngành nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.Tùy thuộc từng tính chất công việc mà đòi hỏi những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau. Là người lao động, bạn cần phải không ngừng học tập, sáng tạo và rèn luyện để có được những nghiệp vụ làm việc chỉn chu và phù hợp nhất với điều kiện lao động hiện nay.
Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Blog nghề nghiệp của website webtuyendung.vn. Nếu thấy bổ ích, hãy bấm like và share để chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp