Thế nào là Nghiệp? Có mấy loại Nghiệp? Tạo Nghiệp nghĩa là gì? Nghiệp báo nghĩa là gì? Nghiệp lực là gì?…. Ở bài viết trước, thienmaonline.vn đã viết về 3 loại Nghiệp của thầy cúng, thầy bùa, thầy đồng, thầy pháp. Vậy còn người bình thường thì có Nghiệp hay không?
Trước khi nói sâu vào vấn đề, thienmaonline.vncần mọi người hiểu: Tất cả những gì xảy ra đối với từng người đều là do duyên và nghiệp của cá nhân người đó. Vậy nên từ nay các bạn có thể thay đổi suy nghĩ bề trên cơ hành các bạn vì lí do này lí do nọ, mà đơn giản những khó khăn bạn vấp phải đó chính là nghiệp của chính các bạn tạo từ nhiều đời cộng lại. Nếu bạnnào có căn số, thì đơn giản cha mẹ chỉ làm nó dấy lên nhiều hơn 1 cách bình thường để biểu đạt 1 thông tin nào đó hoặc một mục đích nào đó mà thôi.
Bạn đang xem: Nghiệp là gì
Nghiệp là gì? Thế nào là tạo nghiệp?
Nghiệp nhân là tạo tác của những suy nghĩ, lời nói, hành vi của con người. Con người là chủ nhân của nghiệp, tạo ra nghiệp, cho nên nghiệp như thế nào là do con người quyết định, tự mình tạo cho mình mầm phước hay họa, hạnh phúc hay khổ đau.
Hoạt động của thân, khẩu, ý là tạo tác thường xuyên của con người. Chúng ta thường xuyên tạo nghiệp tốt hoặc xấu, lành hoặc dữ, thiện hoặc ác. Tạo nghiệp như thế nào sẽ đưa đến kết quả tương ứng mà mình phải nhận lãnh. Vì thế nghiệp không phải là tất cả những gì đã tạo trong quá khứ đời trước (nghiệp nhân đời trước), mà còn là những gì đã tạo trong quá khứ đời này và những gì đang tạo trong hiện tại (nghiệp nhân đời này). Có nhiều điều con người đang nhận lãnh trong hiện tại (vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau) là kết quả của những nghiệp nhân vừa mới tạo.
Bạn không nên đi tìm tiền bạc mà hãy đi tìm phước đức. Rồi tự nhiên từ trong phước đức bạn sẽ có tiền bạc. Đó là bí mật của tiền bạc. Một vị sư đã dạy tôi như thế.
Nghiệp cơ bản được chia làm 2 loại:
Nghiệp Gia Tiên, Dòng Họ:
Cái này thì chắc chắn nhà nào cũng c,ó chẳng qua chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Và vấn đề xác định nặng hay nhẹ rất khó để nói, vì khi sống các cụ kiểu gì cũng tạo nghiệp nhưng nghiệp nhiều bao nhiêu thì còn phải xét.
Thí dụ gia tiên dòng họ nhà 1 bạn chuyên làm đồ tể giết mổ thì nghiệp cực cực kì nặng, nếu không hóa giải sớm thì tất nhiêncác bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do Nghiệp báo.Cũng có những dòng họ, từng người đã khuất cũng tạo nghiệp nhưng tạo không nhiều thì khi tích dần lại phần Nghiệp ấy lại thànhnhiều,vì nhiều đời nhiều kiếp có con cháu nào quan tâm tới mà giải oan giải nghiệp cho các cụ đâu? Nên cuối cùng cũng thành nhiều nghiệp.
Chỉ rất ít dòng họ ít nghiệp, vì không tạo nghiệp trongcõi người này rất khó. Để không tạo Nghiệp thì ai cũng phải tu hành, mà chẳng có dòng họ nào đi tu hết cả.Vậy nên, các thầy bây giờ cũng hay vin vào đây để kiếm lời từ các bạn. Cứ hễ đi xem thì 10 người cũng 7 8 người bảodòng họ nhà này nhiều nghiệp. Nhưng nghiệp dòng họ thì có thể hóa giải được nhé các bạn.
Nghiệp của dòng họ như các thầy vẫn làm là 1 lễPhả Độ Gia Tiên và con cháu cố gắng sống tốt, tích đức tạo phước thì sẽ giải được. Lễ phả độ gia tiênlà có thật, nhưng bây giờ thì bị biến tướng đi rất nhiều, số tiền cũng rất lớn và rất linh đình. Vấn đề nàytương đối nhạy cảm, vì khi làm cũng cần có thầy chùa tụng kinh để lấy pháp lực phá ngục, cũng như phải biết tên tuổi của từng cụ từ 10 đời trở lại…nên xảy ra trường hợpkhông phá được hết các cửa ngục giam từng cụ bên dưới, gây ra sự thiếu sót rất nghiêm trọng khi hành lễ.
Thầy nào chưa đủ khả năng mà làm lễ phả độ gia tiên cho gia chủ thì sẽ có chuyện này xảy ra, đặc biệt làkhi các cụ ra rồi mà thầy lại không đủ năng lực cũng như phúc đức của thầy còn quá thấp, không thể mời được các chư vị Phật về để dẫn độ các cụ đi thì đàn lễ coi như hỏng,không được thành công viên mãn. Với thầy giỏi, phúc đức cao dầy thì đàn lễ này hoàn toàn có thể làm được.
Còn nghiệp của chúng ta khi đang sống thì KHÔNG THỂ giải được. Bất cứ thầy bà nào nói giải được nghiệp này nghiệp nọ cho các bạn thì đừng bao giờ tin. Còn tất nhiên, sẽ có cách giúp cho các bạn tiêu nghiệp của bản thân mình nhưngcách này thì không phải ai cũng có thể làm được vì còn tùy thuộc vào căn cơ và ngộ tính từng người.
Nghiệp của bản thân:
Khi con người sinh ra và chết đi chỉ có thể đem theo duy nhất 2 thứ chính là Nghiệp và Đức. Không phải vật chất tiền tài cũng chả phải tình duyên thân quyến như các bạn đang suốt ngày thắc mắc cũng như vướng bận. Sinh các bạn đến không có gì, chết đi các bạn cũng đi tay không.
Con người khi sinh ra sẽ có 2 trường năng lượng, trường năng lượng trắng đấy chính là đức, trường năng lượng đen là nghiệp. Tùy thuộc theo đức và nghiệp thì trường năng lượng đó sẽ lớn hơn. Xác thịt con người thì tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn con người sẽ tồn tại bất diệt, từ đó nảy sinh ra rất nhiều vấn đề.
Nhiều khi tuổi dương của các bạn kém anh chị em, kém cha mẹ và rất nhiều người nhưng linh hồn của các bạn lại cótuổi lớn hơn những người đó rất rất nhiều.Vậy, từthủa các bạn sinh ra lần đầu tiên làcác bạn đã có nghiệp rồi chứ đừng nói là chỉ nội trong kiếp này. Nghiệp được tích tụ qua rất nhiều kiếp của chúng tanên kiếp này chúng tatrả thì cũng đâu có gì là lạ đâu?
thienmaonline.vnthấy có rấtnhiều bạn thắc mắc là tại sao kiếp này mình sống tốt như thế mà mình khổ quá, làm gìcũng không xong, làm gì cũng đổ vỡ… mà người kia sống ác thế nhưngsao họ lại sướng vậy!!! Đơn giản thôi, kiếp này các bạn sống tốt nhưng nhiều kiếp trước các bạn sống đâu có tốt, vậy nên kiếp này dù bạn có sống tốt mấy thì bạn vẫn phải trả nợ nghiệp từ các kiếp trước của chính mình. Cái gì làm trước tính trước, cái gì làm sau sẽtính sau.
Vậyngười mà các bạn cho là họ sống rất ác kia cũng như vậythôi, những kiếp trước người ta sống rất tốt, có khi người ta lại còn là người tu đạo tu tập được rất nhiều phúc đức nên ở kiếp này người ta làm việcác mãi mà chả thấy gì. Bởingười ta phúc còn lớn quá, nghiệp người ta tạo ra vẫn đượccái phúc đức mànhiều đời trước gánh.
Xem thêm: Icd Là Gì – Cảng Cạn Là Gì Phần 1
Có những người các bạn thấy phúc người ta đã chả nhiều, nhưng lại chuyên đi làm điều ác thìhiển nhiên là tới hậu vận người đó rất khổ. Tiền tài bỗng chốc hóa hư vô, con cái tù tội ăn chơi đổ đốn, gia đìnhtan nát…Nhưng các bạn yên tâm, khi họsử dụng hết phúc phần đó thì không ai đỡ nổi cho họ cả, ác đến mấy thì mộttấm vé xuống ngục sau khi chết là điều chắc chắn, chưa kể con cháu còn phải gánh dài dài.
Thỉnh bùa, cầu xin tài lộc
Đang bàn về vấn đề nghiệp, thienmaonline.vncũng xin mạn phép nói mộtchút về vấn đề thỉnh bùa cũng như cầu xin của mọi người.
Thứ nhất là việc đi các đền chùa kêu cầu, xin lộc, xin bình an, xin tai qua nạn khỏi:
Các bạn nên hiểu là con người khi sinh ra thì có đức và nghiệp cùng đồng thời song hành, vậy nên khi các bạn khổ -các bạn tới kêu cha mẹ; khi các bạn đang buôn bán ế ẩm -các bạn cũngtới xin cha mẹ…. nhưng mọi ngườiđâu hiểu rằng:
Khi các bạn xin cũng tương đương với việccác bạn đi vay. Mà vay thì phải có trả chứ đúng không? Bề trên không tự dưng ban phát tài lộc cho các bạn đâu, các bạn đừnglầm tưởng. Bề trên sẽ xem xem phần đức của các bạn ở chỗ nào, sẽ lấy ra cấp cho các bạn dùng trước. Chính vì điều này các bạn mới thấy: Ồ,tôi xin gì được đó nhé, làm ăn thật thuận lợi. Nhưng mộtthời gian sau, khi mà đức của các bạn hết mất rồi thì đột nhiên bạn cầu gìcũng không được.
Lúc này, sẽ có người kêubề trên không còn linh nữa – mà các bạn đâu hiểu, muốn tài lộc tới trường tồn thì phải hành thiện để tạo ra đức, phải cho đi mới mong nhận lại. Đây là còn chưa nói tới việckhi các bạn xin như thế, các bạn đãhết đức rồi. Vậy khi nghiệp tới thì các bạn sẽgánh kiểu gì?
Nên là rất nhiều bạn xảy ra tình trạng nhà tan của nát, làm gì cũng hỏng, kinh doanh làm ăn bết bát, tình duyên thì lận đận chả đâu vào đâu. Kể cả việc các bạn bị bệnh hay tai nạn ngoài đường, các bạn xin cho con tai qua nạn khỏi thì bề trên sẽ chứng dám: À,anh này chị này có tâm đấy để xem phúc phần của người này ở đâu để ta cấp cho nào. Nhưng như thế cũng chỉ được mộtphần nhất định mà thôi, các bạn có thể nhẹ bệnh đi, hay đi đườngsẽ không tới mức va chạm mạnh khiến mất mạng, nhưng KHÔNG THỂ dứt hoàn toàn cái nghiệp đó được đâu nhé.
Vì không một ai có thể can thiệp được. Có vay thì phải có trả, mà các bạn tạo nghiệp thì giờ là lúc các bạn phải trả nghiệp.
Thứ 2 là việc thỉnh bùa
Vấn đề thỉnh bùa cũng tương tự,không khác gì cả. Nếu các bạn chắc chắn mình đủ khả năng, vừa dùng bùa, vừa tạo đủ phúc đức để xài cái bùa đó thì có thể thỉnh bùa thoải mái, còn không thì tốt nhất không nên thỉnh về nhé. Hậu quả sẽ rất khó lường, & không ai gánh nổi.
Khilàm việc, có lầnChầu Nhị và Chầu Lục vềkhai tâm và nói nguyên văn như thế nàyvới mình:
“ Con ơi, bây giờ thế gian này nhìn đâu cũng thấy nghiệp, con người bây giờ bại hoại hết cả rồi, không chịu tu tâm tích đức. Ta cũng không thể giúp được vì như thế sẽ trái với luật trời. Ta chỉ có thể làm nhẹ bớt nghiệp của họ đi được thôi, còn đâu người ta phải tu, nếu không tu thì cái nghiệp đó sẽ quay trở lại. Con khai tâm cho mọi người nhé.”.
Đừng bỏ lỡ:Con nhà Thánh phải biếtNGHIỆPlàmthầy
Vậy nên việc tu tập, hành thiện tích đức ở đời là vô cùng quan trọng. Không phải các bạn cứ cạo đầu đi vào chùa tụng kinh gõ mõ mới là tu, mà: “Tu đâu không bằng tu nhà – thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.
Để có Nghiệp tốt, nghiệp lành:
Muốn có nghiệp tốt, thì bản thân phải có khả năng chuyển nghiệp. Tức là hoàn cảnh nào cũng làm việc tốt, hướng thiện. Năng lượng chánh niệm có thể giúp mình chuyển nghiệp. Khi có chánh niệm, mình biết mình đang nghĩ gì, mình biết những suy tư đó có phù hợp với chánh pháp không, có đem lại lợi lạc cho mình và người khác.
Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh. Chánh mạng tức là nghề nghiệp hoặc phương tiện sinh sống chân chánh. Sống bằng những phương tiện bất chính là tà mạng. Những nghề nghiệp vi phạm giới sát sanh, giới trộm cướp, giới tà dâm, phải sử dụng các chất ma túy và phải nói dối, đều là tà mạng.
Vì vậy, muốn có nghiệp lành, thì hãy cố gắng
Không sát sanhKhông trộm cắpKhông tà dâmKhông sử dụng chất kích thích và không nói lời vọng ngữ.
Nghiệp báo là gì?
Khi nói tới Nghiệp người Việt mình thường cho rằng đó là những quả báo xấu. Nhưng không phải như vậy. Nghiệp là những thói quen, mà thói quen thì có thói quen tốt và thói quen xấu. Khi nghĩ những điều lành (cảm thông, thương yêu, tha thứ…) tức là mình đang tạo ra ý nghiệp lành.Khi mình nói những lời dễ thương, đem lại sự tự tin, an vui và hy vọng cho người khác tức là mình đang tạo khẩu nghiệp lành.
Khi mình làm những việc tốt, mang lợi lạc tới cho những người xung quanh tức là mình đang tạo thân nghiệp lành. Thân nghiệp, khẩu nghiệp mà hướng thiện thì nghiệp báo của mình rất đẹp. Nhờ những nghiệp lành đó nên mình được sinh ra trong cõi bình an, được thuận lợi trong cuộc sống.
Cái này, các bạn có thểnghiệm ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không ai làm điều xấu mà an lạc. Nếu mình suy nghĩ điều ác; nói lời thô tục, dữ dằn; làm những việc gây khổ đau cho người khác thì mình sẽ phải hứng chịu quả báo xấu. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi tư duy một khi đã phát khởi thì lập tức tác thành quả báo dù rằng mình không nói ra, dù rằng không ai biết nhưng mình lãnh nhận quả báo rất đương nhiên. Quả báo lành hay quả báo dữ tùy theo nhân lành.
Xem thêm: Ot Là Gì – 3 điều Nhân Sự Khách Sạn
Cho nên bạn hãy biết rằng Nghiệp đang tạo ra từng sát na trong cuộc đời của chúng ta. Biết vậy nên hãy cố làm, nghĩ tốt, nói lời ái ngữ và việc tốt bạn nhé.
Chuyên mục: Hỏi Đáp