CTTĐT – Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v. Để người dân hiểu rõ hơn về nghèo đa chiều, sau đây là tổng hợp Khái niệm nghèo đa chiều; Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam; Bảng xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

*

Giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội

1.Giới thiệu

Đóinghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người,cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cậncác dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…vàđiều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọnvà nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bềnvững.

Bạn đang xem: Nghèo đa chiều là gì

ỞViệt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thôngqua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhucầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩnnghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiềudo Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánhgiá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mứcthu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷlệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lạicó 1 hộ trong số đó tái nghèo.

Thựctế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Vềbản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của conngười, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầutối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhậpnhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin.Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn cácdịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những cănnhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trênthu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sựthiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.

Giốngnhư quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng mộtthời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thểlà những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạchhoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ đểnắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần đượctiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Sau 30 năm đổimới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấpsang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơnchiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Đã đến lúc xem xét, đánh giá nghèotừ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về con người và nghèo về xãhội (Nguyễn Ngọc Sơn, 2012: 19).

Dokhuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chỉ trình bày những nét chung nhất vềkhái niệm và nội dung của nghèo đa chiều, với mong muốn mang đến cho độc giảmột cách nhìn mới từ góc độ chính sách và thực hiện từ thực tế áp dụng chuẩnnghèo đa chiểu ở Việt Nam.

2. Khái niệm nghèo đa chiều

Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lựctối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa làkhông có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không cóđất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, khôngđược tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền,và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, khôngtiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập vàcác tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinhdưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quantâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinhtế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, khôngđược thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế – xã hội và do vậy bị tước đi cácquyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số khôngliên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếuhụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số nghèo đachiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là:y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sungcho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốcgia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đachiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn cácnhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con ngườikhông được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013.Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ vàtoàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang đềxuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính sáchnhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.

3. Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam

Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƯ lần thứ 5 của Ban Chấphành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệmvụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xãhội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ítngười, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhưkhám chữa bệnh,  học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông.

Nhữngquy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương pháptiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chương trìnhgiảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016-2020.

4.Thách  thức trong việc xây dựng và xác định các tiêu chí Nghèo đa chiều ởViệt Nam

Hiệnnay, có 32 quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phươngpháp tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đachiều nhằm mục đích xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chínhsách giảm nghèo và phát triển xã hội (Bộ LĐTB&XH, 2015: 6). Đa số các quốcgia này là các nước đang phát triển với tốc độ giảm nghèo nhanh song chưa bềnvững.

Chuẩnnghèo trong 5 năm tới (giai đoạn 2015-2020) bao gồm người có thu nhập 700.000đồng/người/tháng ở nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Bên cạnhđó, chuẩn nghèo đa chiều còn được sử dụng để khắc phục những điểm yếu củaphương pháp nghèo thu nhập đã bộc lộ những bất cập trong bối cảnh hiện nay.

Trêncơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đolường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tương ứng là: giáo dục ngườilớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí,dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường nàyđược trình bày trong Bảng 1 dưới đây:

                                                  Bảngxác định nghèo đa chiều ở Việt Nam     

                          

Chiều nghèo

Chỉ số đo lường

Mức độ thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

1) Giáo dục

1.1 Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp 2013

NQ 15/NQ-TW

Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP)

1.2 Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 – 14 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp 2013.

Xem thêm: Moan Là Gì – Moaning Có Nghĩa Là Gì

Luật Giáo dục 2005.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

2) Y tế

2.1 Tiếp cận các dịch vụ y tế

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

Hiến pháp 2013.

Luật Khám chữa bệnh 2011.

2.2 Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

Hiến pháp 2013.

Luật bảo hiểm y tế 2014.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

3) Nhà ở

3.1. Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

Luật Nhà ở 2014.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

3.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở 2014.

Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4) Điều kiện sống

4.1 Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

4.2. Hố xí/nhà vệ sinh

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

5) Tiếp cận thông tin

5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông 2009.

Xem thêm: Command Prompt Là Gì – Cmd Là Gì Các Lệnh Cmd Trong Windows

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}