Tết Trùng Thập hay còn có cái tên gọi khác là Tết Song Thập. Được gọi là như vậy bởi vì nó diễn ra vào ngày 10 tháng 10 theo lịch âm mà trong tiếng Hán Việt số 10 gọi là “thập”.

Bạn đang xem: Ngày 10/10 là ngày gì

Ý nghĩa của ngày Tết Song Thập mồng 10 tháng 10 Âm lịch:

Theo truyền thống thì một năm những người nông dân sẽ gieo trồng hai mùa vụ lúa. Mùa vụ thứ nhất diễn ra vào thời điểm lập xuân. Mùa vụ thứ hai diễn ra vào mùa hạ. Sau khi gieo cấy hơn ba tháng thì lúa chín và có thể gặt.

Vụ lúa thứ hai trong năm được gặt vào thời điểm tháng 9 Âm lịch nên theo phong tục truyền thống ở một số nơi vào rằm tháng 10 để tưởng nhớ tới vị Tiên Nông (tiên ruộng đồng) và chúc mừng cho một vụ mùa bội thu nên ngày này còn có một cái tên khác là Tết cơm mới tháng mười hay Tết Hạ Nguyên.

Theo lịch sử y học cổ truyền dân tộc, vào tháng 10 Âm lịch hàng năm, thời tiết vô cùng thuận lợi và thích hợp cho các cây thuốc quý sinh trưởng một cách tốt nhất với chất lượng cao, đảm bảo.

Theo các thầy thuốc Đông Y thì đây là khoảng thời gian chuyển giao mùa rõ rệt nên cây thuốc mới có thể tích tụ được khí Âm Dương, hội tụ được sắc tứ thời. Nên ngày này còn được coi là ngày tết của các thầy thuốc.

Tại các vùng quê, nông thôn Việt Nam vào ngày này mọi nhà thường nấu các loại bánh làm từ gạo (tất cả sử dụng bằng loại thóc mới thu hoạch) như bánh bột lọc, bánh giầy, bánh dẻo,… ngoài ra còn có xôi chè (các loại đồ ăn gần giống với ngày lễ diệt sâu bọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch). Đến giờ hoàng đạo thì cúng gia tiên, thần linh, thổ địa.

Vào ngày này mọi người thường ra chùa làm lễ, cúng các vị thần linh, cảm tạ vì đã cho họ được một vụ mùa bội thu. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ thì mỗi nhà sẽ đem bánh đi biếu những người thân quen, bạn bè, hàng xóm,…

Đối với các nhà có truyền thống Đông Y lâu đời thì đây là ngày mà họ khoản đãi các đệ tử đồng thời tăng cường thêm các mối quan hệ xã giao với bạn hàng, những khách hàng lâu năm.

Thủa xưa thì đây sẽ là ngày mà các dược đồng lên núi hái thuốc vì đây là thời điểm mà cây thuốc tốt nhất, sau khi hái về họ sẽ tổ chức một bàn tiệc để ăn mừng.

Tuy vậy nhưng ngày mồng 10 tháng 10 Âm lịch thực chất là Tết của ông Đồng, bà Cốt.

Theo dân gian thì ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác của mình để giao tiếp với người còn sống. Ngày này thực chất là ngày lễ lớn của họ và thường làm cỗ bàn linh đình.

Xem thêm: Quan điểm Là Gì – Quan điểm Nghĩa Là Gì

Phong tục tập quán Tết lễ cơm mới tháng mười ở một số vùng miền:

Dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn đọc các phong tục tập quán truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam và ngày Tết Song Thập mồng 10 tháng 10 Âm lịch hay còn gọi là Tết lễ cơm mới tháng 10. Cùng tìm hiểu nhé!

-Ở vùng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây Nguyên:

Vùng Việt Bắc, Tây Nguyên là nơi núi cao hiểm trở, đời sống nhân dân khổ cực vất vả vì vậy mà lương thực đối với họ là rất quan trọng, một vụ mùa “được hay mất” ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân nơi đây.

Lễ hội mừng lúa mới hàng năm là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng Việt Bắc và cao nguyên Tây Nguyên. Nó có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của “Giàng” ban cho dân làng.

Tại đây người ta tôn thờ “Giàng” một vị linh thần của rừng núi. Vào ngày này người ta sẽ cúng trời đất, các vị thần sông, suối, núi, rừng và không thể thiếu đó là “Giàng” với mục đích cầu mưa thuận gió hòa.

Việc tổ chức lễ lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào năm đó thu hoạch được nhiều hay ít. Người chủ gia đình trong ngày này sẽ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng bên cạnh tới cùng vui chơi, ăn uống và múa hát.

Mỗi gia đình đều lấy số lượng khách tới tham gia để so sánh, ai có đông người tới thì cảm thấy rất vinh dự và “mát mặt” với hàng xóm láng giềng.

Sau khi kết thúc việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên các gia đình sẽ tập trung lại và cùng nhau đánh chiêng, trống, ca hát, nhảy múa,…

*

Các dân tộc khác nhau thì sẽ có cách thức tổ chức ngày lễ và cách thức ăn mừng cũng khác nhau.

+ Tộc người J’rai và Bahnar: lễ mừng lúa mới của họ diễn ra trong thời gian khá dài từ tháng 11 dương tới hết tháng Giêng năm sau.

+ Người Mạ: có phong tục là giết trâu để mừng lễ cơm mới.

+ Người Ê đê: không tổ chức chung mà riêng theo từng hộ gia đình. Phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng. Đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt.

Xem thêm: Layout Là Gì – Nghĩa Của Từ Layout

Đối với những dân tộc sống trên dãy núi Trường Sơn thì mừng lúa mới là lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của đồng bào nơi đây. Cuộc sống của họ gắn liền với các ruộng lúa, ngô, khoai, sắn,… vì vậy nên lễ mừng lúa mới là một lễ hội thiêng liêng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh vô cùng lớn đối với họ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp