Thương mại điện tử là gì? Đây là một trong những lĩnh vực đang hot nhất hiện nay, do đó chắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ có ý định theo đuổi ngành học này đang băn khoăn không hiểu rõ thương mại điện tử là gì, học những gì, cũng như cơ hội việc làm của ngành này. Trong bài viết này, mời bạn cùng Hanoi1000 đi tìm hiểu về thương mại điện tử.

Bạn đang xem: Ngành thương mại điện tử là gì

*

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử có tên tiếng Anh là e-commerce, e-comm hay EC đề cập đến việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh, buôn bán thông qua các phương tiện có kết nối internet. Nói một cách dễ hiểu, thì thương mại điện tử là việc trao đổi, mua bán sản phẩm hay bất kỳ dịch vụ nào đó qua intevà các phương tiện điện tử. Quá trình này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: giao dịch, trao đổi, mua bán, thanh toán, quảng cáo, đặt hàng, giao nhận…

Các giao dịch kinh doanh này có thể xảy ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) hoặc người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B).

Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Sự hình thành của thương mại điện tử bắt đầu từ những năm 1960, khi các doanh nghiệp manh nha sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nhằm chia sẻ tài liệu kinh doanh với doanh nghiệp, công ty khác.

Năm 1979, người Mỹ phát triển hệ thống chia sẻ dữ liệu điện tử ASCx12 giúp các doanh nghiệp dễ dàng trao đổi tài liệu thông qua mạng điện tử. Khi số lượng người dùng hệ thống này tăng lên một cách chóng mặt, cộng với sự ra đời của các kênh cung cấp các dịch vụ, sản phẩm như Ebay, Amazon vào năm 1990 đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cho ngành thương mại điện tử.

Đơn hàng thương mại điện tử đầu tiên được ghi nhận vào ngày 11 tháng 8 năm 1994 khi một người đàn ông bán chiếc đĩa CD của mình cho bạn bè thông qua một trang web. Đây được xem là giao dịch thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới. Từ đây, người tiêu dùng đã bắt đầu có thể mua bán, trao đổi không giới hạn các sản phẩm, dịch vụ trên các kênh trực tuyến.

*

Thương mại điện tử bắt đầu từ những năm 1960

Lợi ích của thương mại điện tử

Hiện tại, thế giới đang bước vào thời kỳ bùng nổ intevà kết nối trực tuyến. Chỉ với vài thiết bị cơ bản có kết nối internet, con người có thể dễ dàng giao tiếp cũng như trao đổi dịch vụ, hàng hóa. Đây chính là điều kiện để lĩnh vực thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Thương mại điện tử nhanh chóng trở thành công cụ bán hàng đắc lực của nhiều công ty thương mại trên khắp thế giới. Không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp bán hàng dễ hơn, thị trường này cũng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hiện nay, người tiêu dùng có thể mua hàng nhanh hơn, tốt hơn, giá cả rẻ hơn mà thậm chí không bước ra khỏi nhà.

Xem thêm: Phản Xạ Là Gì – Hãy Lấy Ví Dụ Về Phản Xạ

*

Sự ra đời của thương mại điện tử giúp con người mua bán, kinh doanh một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Ngành thương mại điện tử học những gì, có những chuyên ngành nào?

Các bạn sinh viên học ngành Thương mại sẽ được đào tạo những kiến thức nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch phát triển chiến lược thương mại điện tử, thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, các kiến thức về quản trị kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ các yêu cầu công việc. Ngoài những nghiệp vụ chuyên ngành, sinh viên sẽ được học thêm về Luật, Ngân hàng, Ngoại ngữ… để có khả năng quản trị các công việc trong doanh nghiệp.

Các môn học mà sinh viên Thương mại điện tử sẽ được học là: hệ thống thông tin quản lý, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Mạng và truyền thông, Marketing điện tử, Nghiên cứu thương mại điện tử, Phân tích chiến lược, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Lập trình…

Hiện nay, thương mại điện tử đào tạo 2 chuyên ngành chính:

Kinh doanh trực tuyến: đây là hình thức kinh doanh mới cực kỳ ưu việt so với hunh2 thức kinh doanh, mua bán truyền thống. Cụ thể, kinh doanh trực tuyến sẽ diễn ra hoàn toàn trên internet, thông qua các website bán hàng của cá nhân hay doanh nghiệp, hay trên các kênh thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử… Thông qua đó, quá trình trao đổi giữa người mua với người bán trở nên dễ dàng hơn.

Các ngành học của ngành kinh doanh trực tuyến bao gồm: Kinh doanh trực tuyến, Quản trị chất lượng, Quản trị thương hiệu, Quản trị rủi ro…

Marketing trực tuyến: là sự quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ hữu ích đến các khách hàng tiềm năng trên nền tảng các thiết bị số, từ đó gia tăng doanh số bán hàng cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu rộng rãi đến nhiều khách hàng. Marketing trực tuyến được nhận định sẽ là một trong những lĩnh vực “hot” trong tương lai.

Những môn học thuộc chuyên ngành này là: Digital Marketing, Marketing tích hợp, Quản trị chiến lược…

Cử nhân thương mại điện tử ra trường làm những việc gì?

Học thương mại điện tử ra trường làm gì và làm việc ở đâu cũng là mối quan tâm của nhiều phụ huynh và các bạn trẻ đang đứng trước những lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Đối với ngành thương mại điện tử, thị trường tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh và được dự đoán sẽ bùng nổ với tốc độ “chóng mặt” trong những năm tới. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu nhân lực chất lượng cho ngành thương mại điện tử sẽ tăng cao, kéo theo cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên, đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để kịp thời bắt nhịp theo thời thế.

Xem thêm: Balance Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Các bạn cử nhân thương mại điện tử sau khi ra trường có thể lựa chọn làm việc tại những vị trí thích hợp với mình như sau:

Trở thành chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại hoặc kinh doanh trực tiếp cho các doanh nghiệp, tập đoàn. Với vị trí này, các bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E-Marketing;Chuyên viên xây dựng dự án, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ thông tin;Trở thành tư vấn viên cho các doanh nghiệp hoặc công ty, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, doanh nghiệp quản trị thương mại điện tử…Trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành;Trở thành Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục, đào tạo…

Cử nhân ngành thương mại điện tử sẽ làm việc ở đâu?

Tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân, cử nhân tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể lựa chọn công việc phù hợp để phát huy tối đa năng lực và tiềm lực của bạn. Với những công việc đã đề cập ở trên, các bạn có thể làm việc tại:

Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;Công ty tin học, doanh nghiệp về công nghệ hoặc liên quan đến áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, thương mại;Trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, các Sở Ban Ngành liên quan đến công nghệ, công nghệ thông tin trên khắp cả nước…

Đặc biệt, vài năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của rất nhiều “ông lớn” trong ngành Thương mại điện tử cả trong nước và nước ngoài, có thể kể đến các doanh nghiệp như: Tiki, Lazada, Shopee, Ebay, Amazon… Sự bùng nổ công nghệ kéo theo hình thức kinh doanh bằng các phương tiện điện tử, dần thay thế cho các phương tiện truyền thống. Từ đây, các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước cũng theo xu thế mà chuyển mình một cách mạnh mẽ. Đây cũng là những tín hiệu lạc quan dành cho những bạn lựa chọn theo đuổi ngành Thương mại điện tử – một lĩnh vực giàu tiềm năng và được dự đoán dẫn đầu xu hướng trong những năm sắp tới.

Chuyên mục: Hỏi Đáp