Chi tiết Trần Linh Các ngôi sao, chòm sao, vật thể sâu25 Tháng 7 2016

Tinh vân(Nebula) là các đám mây chứa đầy khí trong không gian, chúng có độ sáng và độ tương phản thấp nên là loại đối tượng khó thấy. Nhưng chính nhờ điều đó, chúng là niềm vui bất tận với những ai yêu vẻ đẹp bí ẩn của bầu trời. Dưới đây là mười tinh vân xinh đẹp đại diện cho mùa hè sôi động. Các hình ảnh minh họa trong bài viết được chụp bởi kính thiên văn ngoài không gian hoặc chụp nhiếp ảnh phơi sáng lâu, vì vậy quan sát trực tiếp qua kính thiên văn sẽ không thể đạt được hình ảnh và màu sắc sống động như vậy. Nhưng hãy tin tôi đi, một khi tìm ra chúng, bạn sẽ không bao giờ quên được …

Bạn đang xem: Nebula là gì

TINH VÂN LAGOON (LAGOON NEBULA- M8)

*

Chòm sao: Cung Thủ (Sagittarius)

Độ sáng: +5

Thiết bị tối thiểu: Mắt thường (trong điều kiện quan sát tốt)

Loại: Tinh vân phát xạ

Ở độ sáng +5, Tinh vân Lagoon là một vật thể tương đối dễ thấy bằng mắt thường, và nếu nó nằm cao trên bầu trời, bạn sẽ thấy giống như một mảng sáng rõ ràng tương phản với các đám mây sao của chòm Cung Thủ, nằm về bên phải của mảng sao “Ấm trà” (Teapot) nổi tiếng. Nhưng từ các vĩ độ trung bình ở Bắc bán cầu, M8 không bao giờ leo lên quá cao trên bầu trời, vì vậy thường bị ẩn sau ngọn cây và đồi núi. Qua ống nhòm và một kính thiên văn nhỏ ở địa điểm quan sát tối, bạn sẽ phát hiện một cặp mảng sáng xám mờ mờ, cái ở bên phải sáng hơn bên trái, với nhiều vì sao sáng lấp lánh ở giữa và xung quanh chúng.

TINH VÂN ĐẠI BÀNG (EAGLE NEBULA – M16)

*

Chòm sao: Con Rắn (Serpens)

Độ sáng: +6

Thiết bị tối thiểu: Mắt thường (trong điều kiện quan sát tốt)

Loại: Tinh vân phát xạ

M16 là một trong những kì quan tuyệt vời nhất của vũ trụ, nhưng bạn sẽ chỉ thấy một vệt mờ mờ trong Dải Ngân Hà từ một địa điểm quan sát tốt.Ống nhòm sẽ giúp có được cái nhìn rõ ràng hơn. Khi đó bạn sẽ thấy một vùng sáng xam xám đầy huyền ảo. Kính thiên văn nhỏ sẽ tiết lộ những dấu vết của đường vằn tối nằm ở trung tâm-đó chính là “Cột tạo tác” nổi tiếng đã từng được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble.

TINH VÂN BẮC MĨ (NORTH AMERICA NEBULA- NGC 7000)

*

Chòm sao: Thiên Nga (Cygnus)

Độ sáng: +6

Thiết bị tối thiểu: Mắt thường (trong điều kiện quan sát tốt)

Loại: Tinh vân phản xạ

Như bạn có thể đoán, Tinh vân Bắc Mĩ sở hữu cái tên này nhờ sự thật là nó trông rất giống lục địa Bắc Mĩ, ít nhất trong các ảnh phơi sáng lâu.Với người quan sát bằng mắt thường, nó chỉ là một mảng sáng nhẹ trên bầu trời nằm gần sao sáng Deneb. Qua ống nhòm, NGC 7000 có màu xám rõ ràng hơn một chút, tuy nhiên sẽ cần một kính thiên văn để tiết lộ được đường nét hình dạng của tinh vân này.

TINH VÂN OMEGA (OMEGA NEBULA- M17)

*

Chòm sao: Cung Thủ (Sagittarius)

Độ sáng: +6

Thiết bị tối thiểu: Mắt thường (trong điều kiện quan sát rất tốt)

Loại: Tinh vân phát xạ

Tinh vân Omega nằm trong số vài tinh vân mùa hè thuộc vùng các đám mây sao của chòm Cung Thủ. Dù ở độ sáng +6 khiến nó là vật thể thấy được bằng mắt thường, nhưng tất cả những thứ bạn thấy, ngay cả dưới bầu trời tối, chỉ là một vệt nhỏ không rõ ràng. Ống nhòm sẽ mang lại hình ảnh sắc nét hơn, nhưng bạn vẫn chỉ thấy một mảng sáng lờ mờ. Một kính thiên văn nhỏ sẽ cần thiết để chỉ cho bạn thấy tại sao nó được đặt theo tên chữ cái cuối cùng trong bảng chữ Hy Lạp (Omega và tại sao một số người lại trông nó giống chim thiên nga hoặc vành móng ngựa.

Xem thêm: F5 Là Gì – Nhấn F5 Cho Cuộc Sống

TINH VÂN CHẺ BA (TRIFID NEBULA- M20)

*

Chòm sao: Cung Thủ (Sagittarius)

Độ sáng: +6.3

Thiết bị tối thiểu: Ống nhòm 10×50

Loại: Tinh vân phát xạ

Dù một số người tin rằng cái tên tinh vân này được đặt theo tên những cây ăn thịt người trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Ngày của Trifid” của nhà văn John Wyndam, nhưng tên của nó phản ánh thực tế là khi nhìn qua kính thiên văn, nó như bị tách thành ba vùng riêng biệt. M20 là một trong những đối tượng quen thuộc với các nhà nhiếp ảnh, nhưng bạn sẽ cần một kính thiên văn để thấy cả vùng sáng, dù đừng mong thấy được màu sắc rực rỡ như trong các ảnh phơi sáng lâu. Ống nhòm sẽ hiển thị một đối tượng lờ mờ trắng xám, bao quanh bởi rất nhiều sao lấp lánh.

TINH VÂN TRĂNG LƯỠI LIỀM (CRESCENT NEBULA –NGC 6998)

*

Chòm sao: Thiên Nga (Cygnus)

Độ sáng: +7.4

Thiết bị tối thiểu: Kính thiên văn nhỏ

Loại: Tinh vân phát xạ

Tinh vân Trăng Lưỡi Liềm là một mục tiêu thử thách cho các nhà quan sát trong mùa hè. Nó có thể thấy qua ống nhòm nhưng quá mờ. Vì thế bạn sẽ cần một kính thiên văn nhỏ để thấy rõ hơn, cũng như một kính lọc UHC để tăng độ nổi bật trong bầu trời sáng. Tinh vân này còn được gọi là Tinh vân Dấu Hiệu châu Âu (Euro sign Nebula), nhưng để thấy được tại sao nó có tên gọi này chắc bạn sẽ cần một kính lớn hơn và một bầu trời thực sự tối.

TINH VÂN CHUÔNG CÂM (DUMBBELL NEBULA – M27)

*

Chòm sao: Con Cáo (Vulpecula)

Độ sáng: +7.5

Thiết bị tối thiểu: Ống nhòm 10×50

Loại: Tinh vân hành tinh

Tinh vân Chuông Câm là mục tiêu ưa thích khác của các nhà nhiếp ảnh thiên văn, họ thường chụp phơi sáng lâu qua kính thiên văn lớn, nhưng đây lại là một thử thách thực sự, cần được quan sát trong bầu trời trong và rất tối. Ống nhòm cho thấy một đốm sáng nhỏ mờ, và một kính thiên văn nhỏ tiết lộ vật thể xám mờ có hình ô van. Các kính lớn cần dùng để hiển thị hai vấu khí có hình quạt hai cánh và cũng cho thấy tại sao nó có tên “chuông câm”. Bạn cũng có thể hát hiện các dấu vết màu xanh lục mờ nhạt như trêu ngươi ở bên trong tinh vân. Đây rõ ràng là một thiên thể đầy thử thách của mùa hè !

TINH VÂN CHIẾC NHẪN (RING NEBULA-M57)

*

Chòm sao: Đàn Trời (Lyra)

Độ sáng: +8

Thiết bị tối thiểu: Ống nhòm 10×50

Loại: Tinh vân hành tinh

Nằm gần sáng Vega, M57 có lẽ là tinh vân hành tinh nổi tiếng nhất cũng như được chụp ảnh nhiều nhất trên bầu trời. Nhưng nó rất rất nhỏ khi nhìn qua ống nhòm, ngay cả trong điều kiện quan sát cực tốt. Và bạn sẽ chỉ thấy nó giống như một vì sao mờ mờ không rõ nét đến mức rất khó để tách nó ra khỏi các sao đang bao quanh. Cần một kính thiên văn nhỏ để phân giải được hình ảnh chiếc nhẫn tròn nhỏ xam xám. Các thiết bị lớn hơn cũng mang lại nhiều chi tiết hơn- các điểm sáng phảng phất ở đây và ở đó- và cũng tiết lộ cả vì sao ở trung tâm của tinh vân.

TINH VÂN MẮT MÈO (CAT’S EYE NEBULA – NGC 6543)

*

Chòm sao:Con Rồng (Draco)

Độ sáng: +8.1

Thiết bị tối thiểu: Kính 100 mm

Loại: Tinh vân hành tinh

Tinh vân Mắt Mèo hiện lên vô cùng xinh đẹp và quyến rũ trong ảnh của Kính viễn vọng Hubble và là mục tiêu ưa thích đối với các nhà nhiếp ảnh thiên văn có kinh nghiệm. Chỉ xuất hiện là một vệt rất mờ, kính 200 mm hoặc lớn hơn cho thấy nó giống như một vòng sáng huyền ảnh như khói khói bao quanh ngôi sao ở trung tâm. Sử dụng độ phóng đại lớn, các thiết bị quan sát lớn hơn sẽ tiết lộ hai “vấu sáng” ở hai phía đối diện của vùng trung tâm tinh vân.

Xem thêm: Sql Là Gì – Những điều Bạn Chưa Biết Về Sql

TINH VÂN CON CÚ (OWL NEBULA-M97)

*

Chòm sao: Gấu Lớn (Ursa Major)

Độ sáng: +9.8

Thiết bị tối thiểu: Kính 80 mm

Loại: Tinh vân hành tinh

Tinh vân Con cú là vật thể nhìn khá lớn nhưng có độ sáng bề mặt rất thấp. Dù khi nhìn thoáng qua bằng kính thiên văn, nó trông như một vì sao, nhưng thật thú vị khi tinh vân này là một trong bốn tinh vân hành tinh duy nhất có mặt trong danh mục của Messier- đó là đối tượng được nhìn tốt nhất qua kính thiên văn trung bình hoặc kính lớn từ 250 mm trở lên. Khi đó bạn sẽ thấy một đám mây tròn mờ ảo với một cặp vùng sáng nằm trong nó- hai con mắt của con cú, chiếu sáng cách chúng ta 2000 năm ánh sáng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp