Đang tính viết bài về narrative cho talawas, nhân tiện làm thêm một topic cho wikipedia, nhưng suốt một ngày lai tiếp tục mắc kẹt với chuyện dịch narrative sang tiếng Việt là cái bỏ mẹ gì? Tính là để nguyên gốc trên talawas rồi, nhưng cũng không ổn lắm, hoặc gọi là ‘cốt trò’, thay cho ‘cốt truyện, nhưng cũng chưa tiện miệng. Thôi thì dịch tạm cái này sang tiếng Việt để tìm thêm chữ vậy. http://www.mediaknowall.com/alevkeyconcepts/narrative.html

Đây là giải thích/đáp án cho môn văn ở trình độ tốt nghiệp cấp ba (AS – Alevel) của Anh, nói rằng narrative là từ chuyên môn trong ngành truyền thông (ý là gồm luôn giải trí), mô tả một tổ chức hoặc mắt xích (? coherence) được dùng cho một chuỗi các sự thể/kiện. Tư duy con người cần có narrative để hiểu sự vật. Chúng ta liên kết các sự kiện với nhau và tìm cách lý giải dựa trên các mối liên kết đó. Trong mọi chuyện chúng ta luôn tìm coi đâu là khởi đầu, thân (bài) và kết luận (cái này cũng có ích cho cô bác nào thích sáng tác truyện hoặc viết kịch bản phim). Chúng ta hiểu và xây dựng ý nghĩa thông qua kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm với những văn bản trước đó. Mỗi văn bản là một phần của văn bản trước và văn bản sau trong mối quan hệ với độc/thính giả.

Bạn đang xem: Narrative là gì

Pà con mà hiểu tui chết liền, hi hi, thôi để tui giảng nôm cho nghe. Ý là con người (tự nhiên hay được học, hay sao đó) luôn có một cái kết cấu, kiểu như cốt truyện sẵn trong đầu (chụp mũ đó) khi tìm hiểu một sự vật bên ngoài, mà một tác phẩm (văn học/phim ảnh) cũng tương tự. Bạn sẽ tóm lược một quyển tiểu thuyết thành một chuỗi những sự kiện nói tiếp nhau và tìm nghĩa/đánh giá nó. Và vấn đề còn rộng hơn là bạn cũng sẽ dùng các kinh nghiệm có được từ lần đọc/xem tác phẩm trước đó, và cũng dùng kinh nghiệm từ tác phẩm này cho tác phẩm sau. Hê hê. Lần này mà cũng không hiểu nữa thì tui chết thiệt cho coi.

Giờ tiếp. Vấn đề là những chuyên gia số 1 về văn chương như Propp từ 100 năm trước đã nhìn thấy 2 tầng khác nhau của narrative, một cái đơn giản là chuỗi sự kiện, cái kia là chuỗi của một loạt các function: chức năng, vai trò – lý do tui đòi dịch narrative là cốt trò, hi hi. Cái đầu dính với văn bản, cái sau thoát ra đứng riêng và có liên quan nhiều với chủ thể là con người hơn, theo kiểu giải trình Dasein của Heidegger hoặc thời gian tính của Husserl (2 ông này là triết gia hiện đại nửa đầu XX, nếu muốn sành điệu thì bạn phải thuộc tên từ bây giờ). Thôi để tui quay về cái bài dịch.

Cần phải phân biệt giữa câu chuyện (story) và narrative. Theo Fiske et al (et al là tiếng latin, et là và, al là tất cả, tức là thằng cha Fiske là chủ biên, quyển này tác giả là Fiske và những người khác, hê hê, đừng có sành điệu quá mà gọi tên tác giả là Fiske Etal là lộ mặt thiệt đó) 1983 trong quyển Key Concepts in Communication, thì story là những diễn tiến không thể giản hóa hơn (irreducible substance) của câu chuyện, ví dụ A gặp B, xảy ra chuyện gì đó, hai bên quay lại…, trong khi đó thì narrative là cái cách mà câu chuyện được liên kết tới (related), ví dụ như là ‘ngày xửa ngày xưa có một nàng công chúa…’ (tới đây thì tui mà hiểu cũng chết liền, hê hê).

Xem thêm: Màu Acrylic Là Gì – Bảng Mã Màu Sơn Acrylic

Media Texts – Các loại văn bản trong truyền thông

Thực tại rất khó hiểu, và chúng ta luôn gặp khó khăn trong việc xây dựng ý nghĩa từ những việc trải qua hàng ngày. Các loại văn bản (không đơn giản là văn bản chữ, mà có thể là văn bản hình và âm thanh nữa) trong truyền thông được hệ thống /tổ chức/ kết cấu tốt hơn, giúp người nghe/xem/đọc không phải mất nhiều thời giờ và công sức để tìm hiểu. Độc giả/ thính giả/ khán giả mong đợi theo hình thức đã được luyện tập (họ đọc nhiều cho nên tự có được một loại kiểu như là kiến thức về văn bản báo chí và theo quán tính sẽ trông chờ một hình thức kiểu như vậy xuất hiện) về cách cấu trúc văn bản. Văn bản trong truyền thông cũng có thể là một kết cấu tưởng tượng, với những thành phần dự đoán và bổ sung không hề hiện hữu trong cuộc sống.

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, triết gia Aristotle đã viết tác phẩm giảng về thơ văn Poetics, định nghĩa narrative theo cách hiểu mà bây giờ gọi là truyền thống, đồng nghĩa với cốt truyện, hay plot trong tiếng Anh. “… thàn phần quan trọng nhất chính là cốt truyện, hay còn gọi là thứ tự của các sự kiện; với bi kịch thì chính là sự trình bày, không phải của nhân vật, mà là của hành động và cuộc sống, của sự hạnh phúc và bất hạnh, và hạnh phúc cùng bất hạnh gắn liền với hành động. … Chính cá tính làm cho con người trở thành như họ, nhưng thông qua hành động mà họ trở nên hạnh phúc hoặc ngược lại.” (hê hê, câu này dành cho những ai học viết truyện nhé – bạn xây dựng cá tính nhân vật thông qua hành động của họ, để độc giả tự nhận dạng xem người đó là tốt hay xấu, là thế nào, chứ không phải mình ngồi tả ra anh ta tốt thế này, cô ấy xấu thế kia, lỗi thường gặp trong các tác phẩm đầu tay, trong đó có tui, hi hi…). Đây, tiếp theo có liền giải đáp cho những ai thích viết/phân tích tác phẩm đây.

Câu chuyện thành công phải có các hành động làm thay đổi cuộc sống của các nhân vật trong truyện. Trong đó cũng cần có một số giải pháp, ghi nhận lại các thay đổi, và tạo ra điểm cân bằng mới cho các nhân vật tham gia. Cần phải nhớ rằng narrative không chỉ cần thiết đối với những ai viết truyện/kịch bản phim truyện. Ngay cả trong các bản tin thời sự, phim quảng cáo, và cả phim tài liệu cũng có những narrative được xây dựng lên và được khán giả phân giải.

Buồn ngủ rồi nhưng thôi cố dịch tiếp một đoạn cho những ai quan tâm, hoặc một ngày nào đó bỗng nhiêu sẽ quan tâm. Đây là phần ứng dụng có thể mở rộng cả cho những ai đang làm nhà báo luôn, không chỉ nhà văn và nhà viết kịch (bản). Thường thì narrative qui tụ một số các qui ước và mã hóa, mà người ta có thể xét từ góc độ thể loại (genre), nhân vật (character) loại hình (form) và thời gian (time). Bạn có thể xem phim, đọc truyện để học và thu lượm các loại qui ước thường dùng. Trước h��t là thời gian được thể hiện qua khá nhiều qui ước, chứ tất nhiên một bộ phim không bao giờ tái hiện lại toàn bộ thời gian thiệt rồi, 80 năm cuộc sống 1 đời người chỉ tóm tắt vào 1 tiếng đồng hồ phim tài liệu thôi. Như vậy, theo Christian Metz trong Notes Towards a Phenomenology of Narrative thì có “the time of the thing told and the time of the telling”, tức là thời gian của câu chuyện được kể và thời gian kể chuyện. Bạn có thấy đúng không? Và trên phim người ta dùng các convention để thể hiện, ví dụ X Files ghi ngày tháng lên đầu phim, Raiders of the Lost Ark thì chiếu cảnh chiếc máy bay bay qua bản đồ. Bạn cũng có nhiều cách để thể hiện thời gian. Ví dụ như bộ phim tui thích Noting Hill có Hugh Grant đó, cho diễn viên chính đi trên một con đường/chợ ở London mà đoạn đầu là cảnh người ta mặc đồ mùa hè rồi đến đoạn mùa thu, mùa đông, rồi lại trở lại mùa hè để nói rằng hai người đã xa nhau 1 năm. Hơi bị ấn tượng. Nhưng bạn cũng có thể đơn giản là đánh cái chữ năm, hay 1 năm sau lên màn hình thôi. Cũng có nhiều phim cho thời gian chạy ngược cũng hay.

Xem thêm: Autism Là Gì – Hỏi đáp Y Học: Autism

Bây giờ tiếp tục nói qua chuyện xây dựng nhân vật/diễn biến/tiến câu chuyện. Có nhiều trường phái khác nhau. Ví dụ Tvzetan Todorov thì nói tới sự cân bằng, câu chuyện là dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác, từ equilibrium sang disequilibrium chuyển thành new equilibrium. Vladimir Propp thì nói tới 31 functions (vai trò) của nhân vật. Claude Levi-Strauss thì nói tới cặp đôi phản diện conflich/opposition propels -> resolution = end of narrative. Có thể xây dựng phản diện bằng visual: light/darkness, movement/stillness, hay conceptual: love/hate, control/panic, hay soundtrack.

Thêm một vấn đề nữa thôi, là phương pháp xử lý văn bản của Roland Barthes, một tên tuổi trong ngành narrative mà học sinh cấp 3 ở phương Tây cần biết khi học môn văn. À, trước tiên cần phải nói người ta chia ra sign và nội dung, còn bên Pháp thì xét đến mối quan hệ giữa signifier và signified (một cái thể hiện, cái kia là cái được thể hiện, ví dụ bảng hình tròn màu đỏ gạch ngang trắng ở giữa là biển cấm đi vào, một cái là signifier – ra hiệu, cái kia là nội dung được thể hiện, hoặc chữ Táo dùng để thể hiện Quả/Trái Táo). Một văn bản là “một thiên hà của signifier, chứ không phải một cấu trúc các signified; không có bắt đầu, hai chiều lẫn lộn, truy cập/tiếp cận được thông qua một vài lối vào, mà không có lối nào đủ thẩm quyền được coi là lối chính; các mã (codes) được vận dụng trải dài hết tầm mắt, không có ranh giới… hệ thống nghĩa có thể bao trùm văn bản đa chiều này, nhưng không có giới hạn về số lượng, trên cơ sở sự vô hạn của ngôn ngữ” (S/Z 1974)

Viết một đoạn dài giải thích câu thần chú này, nhưng yahoo điên nên biến mất, thôi dừng ở đây, ai thực sự cần hiểu thì hỏi tui sẽ giải thích vậy. Nếu bạn là dân làm báo thì cũng nên đọc thêm bài này, so sánh về 3 cái narrative khác nhau dùng trong 3 loại báo khác nhau ở Anh http://www.aber.ac.uk/media/Students/hlg9501.html

Chuyên mục: Hỏi Đáp