Mô hình MVC là một trong những mô hình lập trình web phổ biến. Ngày nay, kiến trúc MVC đã trở nên phổ biến được dùng cho việc thiết kế các ứng dụng web cũng như ứng dụng di động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình lập trình này.

Bạn đang xem: Mvc là gì

*

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC là một mô hình lập trình web được sử dụng rộng rãi hiện nay, được viết tắt bởi ba từ Model – View – Controller, tương ứng với ba bộ phận tạo nên cấu trúc của ứng dụng này. Mỗi thành phần kiến trúc được xây dựng để xử lý khía cạnh phát triển cụ thể của một ứng dụng. Dưới đây là chi tiết về các chức năng tạo nên kiến trúc này:

Mô hình MVC: View

View là một phần của ứng dụng chịu trách nhiệm cho việc trình bày dữ liệu. Thành phần này được tạo bởi dữ liệu thu thập từ dữ liệu mô hình, và giúp người dùng có cái nhìn trực quan về trang web, cũng như ứng dụng.

View cũng đại diện cho dữ liệu từ các cuộc trò chuyện, sơ đồ và bảng. Ví dụ: bất kỳ View nào cũng sẽ bao gồm tất cả các thành phần giao diện người dùng như một nút bấm, khung nhập, menu, hình ảnh, ..

Mô hình MVC: Model

Phần Model của kiến trúc MVC là thành phần chính đảm nhiệm chức năng lưu trữ dữ liệu và các bộ phận logic liên quan của toàn bộ ứng dụng. Model chịu trách nhiệm cho các thao tác dữ liệu giữa Controller hoặc bất kỳ logic nghiệp vụ liên quan nào khác như: cho phép xem, truy xuất dữ liệu, … Ví dụ, Controller sẽ lấy thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu. Model sẽ thực hiện các thao tác dữ liệu và gửi lại cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng nó cho View.

Mô hình MVC: Controller

Đây là phần xử lý tương tác người dùng của ứng dụng. Controller xử lý dữ liệu đầu vào từ bàn phím và chuột của người dùng sau đó thông báo tới View và Model. Controller gửi các lệnh tới Model để thay đổi trạng thái của Model (Ví dụ: lưu một tài liệu cụ thể). Controller cũng gửi các lệnh tương tự tới View để thực hiện các thay đổi về giao diện.

Cách vận hành của mô hình của MVC

Hiểu một cách đơn giản, MVC cho ta thấy cách thức hoạt động của các ứng dụng web.

Hãy tưởng tượng việc bạn phải chuẩn bị một bữa tối với chiếc tủ lạnh đầy thức ăn. Trong trường hợp này, mọi nguyên liệu bạn có chính là Model. Và bạn có nhiều lựa chọn công thức món ăn khác nhau, những lựa chọn này đóng vai trò giống như Controller. Các món ăn sau khi được chế biến và bày biện sẵn sàng, chính là View.

*

Trong thực tế, MVC là công cụ hữu ích khi vận hành ứng dụng vì nó cho phép bạn hình dung về ứng dụng của mình dễ dàng dàng hơn và sắp xếp các ý tưởng đó thành các đoạn code.

Xem thêm: Tải My Talking Tom Mod Money 4

Ví dụ bạn muốn lập trình một ứng dụng giúp lên kế hoạch làm việc. Và ứng dụng này cho phép người sử dụng tạo các nhiệm vụ, và sắp xếp chúng thành các danh sách.

Chức năng Model trong ứng dụng này sẽ giúp định nghĩa “nhiệm vụ” và “danh sách” là tổng hợp các “nhiệm vụ”.

Các đoạn code View sẽ quyết định giao diện của ứng dụng, như phông chữ hay màu sắc.

Và cuối cùng, Controller sẽ chịu trách nhiệm về cách thức người dùng thêm các nhiệm vụ, hay đánh dấu các nhiệm vụ đã được hoàn thành. Controller kết nối nút “thêm” từ View với Model. Như vậy, khi tương tác với nút “thêm” từ View, Model sẽ thêm nhiệm vụ mới.

Ưu nhược điểm của mô hình MVC

Ưu điểm của MVC

Mô hình MVC phù hợp với các dự án với các đội ngũ làm việc độc lập với nhau, như vậy các công việc đều có thể được thực hiện một cách linh hoạt.

Như vậy, mô hình này nổi bật nhờ các ưu điểm sau:

Hỗ trợ quá trình phát triển nhanh chóng: Với đặc điểm hoạt động độc lập của từng thành phần, các lập trình viên có thể làm việc đồng thời trên từng bộ phận khác nhau của mô hình này. MVC giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.Khả năng cung cấp đồng thời nhiều khung View: Với mô hình MVC, bạn có thể tạo ra đồng thời nhiều khung View cho Model.Hỗ trợ các kỹ thuật không đồng bộ: MVC có thể hoạt động trên nền tảng JavaScript. Điều này có nghĩa là các ứng dụng MVC có thể hoạt động với các file PDF, các trình duyệt web cụ thể, và cả các widget máy tính.Dễ dàng thao tác chỉnh sửa: Bộ phận Model hoạt động tách biệt với View đồng nghĩa với việc bạn có thể đưa ra các thay đổi, chỉnh sửa hoặc cập nhật dễ dàng ở từng bộ phận.Giữ nguyên trạng thái data: Mô hình MVC truyền lại dữ liệu nhưng không định dạng lại dữ liệu. Do đó, các dữ liệu này có thể được dùng lại cho các thay đổi sau này.Hỗ trợ các nền tảng phát triển SEO: Với mô hình MVC, bạn có thể dễ dàng tạo ra các mã SEO URL để thu hút lượng truy cập đối với ứng dụng bất kỳ.

Nhược điểm của MVC

*

Không thích hợp việc phát triển các ứng dụng nhỏ vì mô hình này yêu cầu bạn lưu trữ một số lượng lớn các file.Khó khăn trong quá trình điều hướng code: Điều hướng khung có thể phức tạp vì mô hình này bao gồm nhiều lớp và yêu cầu người dùng thích ứng với các tiêu chí phân tách của MVC.Nhiều khung hoạt động đồng thời: Việc phân tách một tính năng thành ba bộ phận khác nhau dễ dẫn đến hiện tượng phân tán. Do đó, đòi hỏi các nhà phát triển phải duy trì tính nhất quán của nhiều bộ phận cùng một lúc.

Xem thêm: Game Lái Xe Tải – Trò Chơi Xe Tải

Như vậy, MVC khuyến khích việc thực hành mã hóa và hỗ trợ khả năng mở rộng nhanh chóng. Nếu mối quan tâm lớn nhất của bạn là bạn có thể xây dựng ứng dụng một cách nhanh chóng, dễ cập nhật, thì mô hình MVC chính là lựa chọn tốt nhất của bạn. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất và giữ những cấu trúc tệp ít phức tạp hơn, thì MVC có thể không phải là lựa chọn phù hợp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp