Chất lượng ống kính là quan trọng hơn bao giờ hết, do số lượng độ phân giải của cảm biến ngày càng tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp ảnh số. Thông thường, độ phân giải của ảnh thực chất bị giới hạn bởi ống kính chứ không phải ở độ phân giải của máy ảnh. Tuy nhiên, giải mã biểu đồ MTF và so sánh độ phân giải của các ống kính khác nhau cho thấy điều này. Trong bài này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các khái niệm cơ bản và thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chất lượng ống kính. Ít nhất, hy vọng nó sẽ làm bạn phải suy nghĩ lại về điều gì là quan trọng khi mua máy ảnh hay mua ống kính.Độ phân giải và độ tương phản – Resolution & ContrastMọi người đều khá quen thuộc với khái niệm độ phân giải của ảnh, và không may thông số này lại thường được người dùng sử dụng như là một thước đo duy nhất. Độ phân giải ở đây chỉ mô tả mức độ chi tiết mà ống kính có thể bắt được, và không nhất thiết phải là chất lượng của chi tiết bắt được. Các yếu tố khác lại đóng góp nhiều hơn về việc làm ảnh có chất lượng và sắc nét hơn.Để hiểu được điều này, hãy xem những gì xảy ra khi hình ảnh đi qua ống kính và được ghi lại trên cảm biến của máy ảnh. Để cho mọi việc đơn giản, chúng ta sẽ sử dụng hình ảnh xen kẽ các đường trắng và đen (các cặp). Nếu ngoài độ phân giải của ống kính, các đường này sẽ không còn được phân biệt nữa:

Bạn đang xem: Mtf là gì

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Không có loạn thị: MTF song song = vuông góc​

Xem thêm: Ẩm Thực Cajun Là Gì ? 4 điều Thú Vị Làm Nên ẩm Thực Cajun

Khi giá trị MTF của đường song song lớn hơn đường vuông góc, thì hình ảnh mờ/nhoè theo chiều hướng từ trung tâm hướng ra các phía. Ngược lại, hình ảnh sẽ mờ/nhoè theo hướng ngược lại khi giá trị MTF của đường song song nhỏ hơn đường vuông góc.Lưu ý: Với các ống kính góc rộng, MTF của đường vuông góc thường nhỏ hơn đường song song. Vì vậy, khi góc nhìn trở nên rộng hơn, đối tượng ở gần các cạnh bị kéo dài/bóp méo theo các hướng từ trung tâm ra bên ngoài.Trong bảng MTF của ống kính zoom và fixed ở trên, cả hai ống kính đều có biểu hiện loạn thị rõ rệt ở các cạnh của hình ảnh. Tuy nhiên, với ống kính fixed, có vài điều thú vị: kiểu loạn thị bị đảo ngược khi so sánh tại f/1.4 và f/8.0. Tại f/8.0, ống kính chủ yếu làm mờ theo hướng từ trung tâm hướng ra (khá phổ biến). Trong khi tại f/1.4 thì mờ theo hướng ngược lại (ít phổ biến hơn).Loạn thị có ý nghĩa gì? Có lẽ ý nghĩa lớn nhất là các công cụ làm sắc nét tiêu chuẩn không thể thực hiện được như dự định. Vì các công cụ này giả định rằng làm mờ hình ảnh là bình đẳng trong tất cả các hướng, vì vậy có thể khiến hình ảnh có thể sắc nét cạnh này trong khi các cạnh khác lại vẫn mờ. Loạn thị cũng có thể là vấn đề với các hình ảnh có chứa các ngôi sao hoặc các nguồn sáng điểm khác, do hình ảnh sẽ bị làm mờ bất đối xứng.MTF & Khẩu độ: Tìm “SWEET SPOT” của ống kínhMTF của một ống kính thường tăng dần trong một khoảng khẩu độ, đạt giá trị tối đa tại một khẩu độ và cuối cùng lại giảm dần trong một khoảng khẩu độ tiếp theo. Hình sau đây thể hiện giá trị MTF-50 tại các khẩu độ khác nhau của một ống kính chất lượng cao:

Xem thêm: Issue Là Gì

Khẩu độ tương ứng với giá trị MTF lớn nhất được gọi là “sweet spot” của lens, do hình ảnh chụp được có độ tương phản và sắc nét nhất. Trên máy ảnh full frame hoặc máy crop, điểm “sweet spot” này thường có giá trị từ f/8.0 đến f/16, phụ thuộc vào từng ống kính. Vị trí của điểm “sweet spot” cũng độc lập với độ phân giải của cảm biến máy ảnh:Lưu ý:Ở khẩu độ lớn, độ phân giải và độ tương phản thương bị giới hạn bởi quang sai của ánh sáng.Quang sai xảy ra khi ống kính được thiết kế không hoàn hảo khiến một điểm của nguồn sáng không hội tụ thành một điểm trên cảm biến.Ống kính chất lượng cao và thấp thường tương tự nhau khi dùng ở khẩu độ nhỏ (từ f/16-f/22 trên máy ảnh full frame và crop).Ở khẩu độ lớn, ống kính chất lượng cao thực sự khác biệt hẳn, bởi vì vật liệu và kỹ thuật của ống kính quan trọng hơn nhiều. Trong thực tế, một ống kính hoàn hảo thậm chí không có một “sweet spot”, khẩu độ tối ưu sẽ là khẩu độ lớn nhất.Tuy nhiên, không nên kết luận rằng khẩu độ tối ưu là hoàn toàn độc lập với những gì người chụp muốn chụp. Điểm “sweet spot” ở giữa ảnh có thể không tương ứng với các khu vực ở cạnh và góc, điều này thường đòi hỏi sử dụng khẩu độ nhỏ hơn. Hơn nữa, giả sử rằng đối tượng đã được lấy nét hoàn hảo, các đối tượng nằm ngoài khoảng nét vẫn có thể được làm sắc nét hơn khi f-stop lớn hơn giá trị “sweet spot”.So sánh các máy ảnh khác nhau và ống kính khác nhauMột vấn đề lớn là khái niệm MTF không được quy chuẩn. So sánh các biểu đồ MTF khác nhau là khá khó khăn, và trong một số trường hợp là không thể. Ví dụ, biểu đồ MTF của Canon và Nikon không thể so sánh trực tiếp, vì Canon sử dụng cách tính toán lý thuyết, trong khi Nikon sử dụng phép đo.Tuy nhiên, nếu ai đó tiến hành kiểm tra MTF riêng thì có thể sử dụng để so sánh được. Nhưng lúc đó phải quy chuẩn các vấn đề như: cảm biến máy ảnh, chuyển đổi RAW, và có thể thêm các công cụ làm sắc nét, xử lý ảnh…Cảm biến Crop và Full Frame. Cũng không thể so sánh một biểu đồ MTF nhận được từ một máy ành full frame và một máy ảnh crop được. Ví dụ: một đường MTF 30 LP/mm trên máy ảnh full frame không tương ứng với máy ảnh crop 1.6, mà nó phải tương đương với MTF 48 LP/mm.Giới hạn của biểu đồ MTFBiểu đồ MTF có lẽ là một công cụ khá mạnh để đánh giá (và so sánh) chất lượng ống kính, nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế. Trong thực tế, một biểu đồ MTF không nói gì về:Chất lượng màu sắc và quang sai màu sắcSự biến dạng của hình ảnhKỹ thuật làm mờ (ánh sáng giảm dần về các cạnh của hình ảnh)Hơn nữa, các yếu tố khác như tình trạng của thiết bị và kỹ thuật chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh hơn là sự khác biệt trên biểu đồ MTF. Một số các yếu tố làm giảm chất lượng có thể:Độ lấy nét chính xácMáy ảnh rungBụi trong cảm biếnVết sước nhỏ, độ ẩm, dấu vân tay hoặc các lớp phủ khác trên ống kínhMặc dù biểu đồ MTF là công cụ rất tinh vi và đáng kinh ngạc mô tả rất khoa học, nhưng chất lượng ảnh còn rất khác xa giữa hình ảnh trên máy tính và khi in thực tế. Rất khó mà nói rằng hình ảnh sẽ đẹp hơn nếu chỉ dựa trên biểu đồ MTF, bởi vì nó là các yếu tố cạnh tranh giữa: độ tương phản, độ phân giải, loạn thị, khẩu độ, độ méo, .v.v. một ống kính thường không thể đạt được giá trị tối ưu tất cả các yếu tố trên. Nếu bạn không thể nêu được sự khác nhau giữa các hình ảnh được chụp với các ống kính trong điều kiện tương tự thì bất cứ sự khác biệt MTF nào của chúng cũng không quan trọng.Cuối cùng, ngay cả khi một ống kính có biểu đồ MTF tồi tệ hơn một ống kính khác, thì các công cụ làm sắc nét và tăng cường độ tương phản cục bộ cũng có thể giúp cải thiện rất nhiều khi in ảnh, miễn là sự khác biệt với chất lượng ban đầu không quá lớn.Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

Chuyên mục: Hỏi Đáp