Động cơ điện Motor thường xuất hiện trong những thiết bị dân dụng như máy ép, máy bơm nước, các loại máy xay, điều hòa,… hay những loại thiết bị công nghiệp như robot hàn, máy hàn, máy khò,…Công dụng chủ yếu của motor là chuyểncònchuyển điện năng thành chuyển động cơ học, giúp máy hoạt động với chức năng tốt nhất. Vậy Motor là gì? Cấu tạo của Motor có đơn giản không? Để thienmaonline.vn chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Motor nhé!
1. Motor là gì?
Động cơ điện – Motor (Mô tơ) là một thiết bị có khả năng tạo ra chuyển động như một động cơ, được dùng như một động cơ điện hoặcđộng cơ đốt trong. Motor được dùng trong máy điện để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ.
Bạn đang xem: Motor là gì
Motor – động cơ điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường thấy Motor ở máy xay sinh tố, quạt, máy bơm nước,…. Trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, motor có vai trò vô cùng quan trọng, giúp các thiết bị như máy hàn, robot hàn, robot phun sơn, máy nghiền bột công nghiệp,…. hoạt động với năng suất cao nhất.
Nguyên lý làm việc của Motor
Muốn cho động cơ Motor làm việc, stato của động cơ cần được cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ n=60. f/p (vòng/phút)
Trong quá trình quay, từ trường sẽ quét qua các thanh dẫn Roto, làm xuất hiện suất điện động cảm ứng. Các thanh dẫn có dòng điện lại nằm trong từ trường sẽ tương tác với nhau trong mạch kín nên tạo ra lực điện từ đặt vào các thanh dẫn một cách dễ dàng. Tổng hợp những lực sinh ra trong quá trình quay sẽ tạo nên môment quay đối với trục rôto, làm cho rôto quay theo chiều của từ trường.
Các loại motor 775, motor DC, motor AC,….được sản xuất với hiệu điện thế 12V – 18V và công suất 800-288W giúp người dùng dễ dàng lựa chọn
2. Cấu tạo của Motor điện
Có nhiều loại động cơ điện khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì Motor được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính đó là:
Phần tĩnhPhần quay
Phần tĩnh của Motor
Phần tĩnh của Motor hay còn gọi là stato gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn
Lõi thép là bộ phận dẫn từ của máy có hình dạng là một trụ rỗng. Thông thường, lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện (với độ dày 0,35 – 0,5 mm) được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn và được sơn phủ trước khi được ghép lại.Dây quấn: thường được làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm đặt trong các rãnh của lõi thép.
Ngoài lõi thép và dây quấn thì phần tĩnh của Motor còn chứa vỏ máy có chân được làm bằng nhôm hoặc gang dùng để giữ chặt lõi thép và bảo vệ máy. Hai đầu vỏ máy chứa 2 nắp, trong nắp có ổ đỡ (hay còn gọi là bạc) dùng để đỡ trục quay của bộ phận quay – Rôto.
Phần quay – Rôto
Rôto (phần quay của Motor) có 3 bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và trục máy.
Lõi thép được ghép chặt với trục quay và đặt trên hai ổ đỡ của Stato.Dây quấn của Rôto có 2 loại là:
– Roto dây quấn: giống như dây quấn của Stato, Roto dây quấncó môment quay lớn nhưng kết cấu phức tạp, giá thành tương đối cao.
Xem thêm: Bảng Biểu Là Gì – Danh Mục Bảng Biểu
– Roto lồng sóc: được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của Rôto, tạo thành các thanh nhôm được nối ngắn mạch ở hai đầu và có đúc thêm các cánh quạt để làm mát bên trong khi Roto thực hiện quay. Những đường rãnh trên rôto thường được dập xiên với trục, nhằm cải thiện đặc tính mở máy và giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực điện từ tác dụng không liên tục lên Roto
Ngoài 2 bộ phận tĩnh và quay thì Motor còn chứa các bộ phận khác như: Bộ phận chuyển mạch, chổi than, từ trường dòng điện,….
3. Cách phân loại Motor đơn giản nhất
Từ những hoạt động nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày cho tới những công trình công nghiệp sản xuất lớn đều cần tới động cơ điện Motor. Ngoài ra, đối với các ngành công nghệ máy tính như sản xuất ổ cứng, ổ quang, ….thì Motor lại càng quan trọng, có vai tròquyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất công việc.
Để sử dụng Motor một cách hiệu quả, năng suất, dễ dàng nhất thì người ta thường phân loại Motor theo 2 loại:
Động cơ điện đồng bộ: bao gồm động cơ kiểu phản ứng và Động cơ NCVC.Động cơ điện không đồng bộ: bao gồm động cơ không đồng bộ 1 pha (có thể là động cơ kích từ bằng điện hoặc động cơ NCVC) và động cơ không đồng bộ 3 pha.
Ứng dụng của Motor trong cuộc sống của con người
Motor có trong những vật dụng hàng ngày như quạt điện, máy bơm, máy ép nước mía, …Motor được sử dụng trong ngành chế tạo robotics. Và thường được sử dụng cho động cơ có mật độ năng lượng cao.Sử dụng trong thiết bị cơ khí để di chuyển hoặc kiểm soát một cơ chế hay hệ thống (Actuator)Dùng trong động cơ thủy lực, có chức năng chuyển đổi năng lượng của dòng chất lỏng áp lực vào trong chuyển động cơ học.Motor trong các máy tời, kéo vật nặng theo phương thẳng đứng.Motor dùng trong dây chuyền chế tạo máy nghiền đáMotor dùng làm máy cắt các vật liệu cứng như sắt, thép,.. hoặc dùng trong máy cưa gỗ dày.
Ứng dụng lớn nhất của Motor là trong ngành sản xuất, chế tạo Robot
Trên đây những thông tin cơ bản nhất về Motor mà thienmaonline.vn muốn chia sẻ,hy vọng với những thông tin trên, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về động cơ điện Motor cũng như tầm quan trọng của chúng.
Tại thienmaonline.vn có cung cấp các loại thiết bị công nghệ, các thiết bị công nghiệp hiện đại, đảm bảo sẽ mang lại hiệu suất công việc cho doanh nghiệp bạn ở mức cao nhất.
Xem thêm: Theẻ Ghi Nợ Là Gì – Thẻ Ghi Nợ Có Giống Thẻ Tín Dụng Không
Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống!
thienmaonline.vn – Chuyên Dây Chuyền Sản Xuất Khẩu Trang Y tế, Robot.
Chuyên mục: Hỏi Đáp