Chính sách tiền tệ (tiếng Anh: Monetary policy) là một trong những chính sách kinh tế cơ bản của chính phủ. Là chính sách hiệu quả để kiểm soát mức cung tiền.

Bạn đang xem: Monetary policy là gì

23-08-2019 Hàng hoá công cộng (Public Good) là gì? Thuộc tính cơ bản 23-08-2019 Độc quyền tự nhiên (Natural monopoly) là gì? Các chiến lược điều tiết 23-08-2019 Độc quyền thường là gì? Nguyên nhân dẫn tới độc quyền 23-08-2019 Ngoại ứng (Externality) là gì? Phân loại ngoại ứng 23-08-2019 Chính sách tài khoá (Fiscal policy) là gì? Công cụ của chính sách tài khoá 

Chính sách tiền tệ

Khái niệm 

Chính sách tiền tệ trong tiếng Anh còn được gọi là monetary policy.

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. 

Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

Công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức cung tiền như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu. 

Các công cụ chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu, từ đó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. Trong đó:

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền huy động. Đó là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm. 

Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi. Trường hợp tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm. Do đó, bằng cách thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền.

Xem thêm: Thương Là Gì – Yêu Và Thương đâu Mới Là Trọn Vẹn

Lãi suất cho vay tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường của các ngân hàng này. 

Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại thấy rằng việc ngân hàng thương mại dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng sẽ khiến những ngân hàng này phải trả lãi suất cao khi phải vay Ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu dự trữ. 

Điều ấy sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng và tự nguyện dự trữ nhiều hơn. Điều này cũng sẽ giúp làm giảm cung tiền.

Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở. 

Ví dụ, nếu ngân hàng in thêm một triệu đồng và dùng chúng để mua các trái phiếu của chính phủ trên thị trường tự do. Như vậy, các ngân hàng thương mại và tư nhân bị mất đi lượng chứng khoán trị giá một triệu đồng nhưng đổi lại, họ có thêm một triệu đồng tiền mặt, điều đó làm cung tiền tăng. 

Ngược lại, nếu Ngân hàng trung ương bán ra một triệu đồng trái phiếu chính phủ thì qui trình sẽ đảo ngược và cung tiền sẽ giảm.

Hạn chế của chính sách tiền tệ

– Khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất thì hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp. Chính sách tiền tệ điều chỉnh mức cung tiền, qua đó điều chỉnh lãi suất và điều tiết đầu tư tư nhân, gián tiếp tác động với tổng cầu, điều tiết kinh tế vĩ mô. 

Hơn nữa, khi lãi suất tăng, chi phí (vốn) đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, khiến cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát. Vì vậy chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả.

– Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in thêm tiền. 

Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Lúc này trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều đó sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt.

Xem thêm: Thương Hiệu Tiếng Anh Là Gì, Phân Biệt ‘brand’ Và ‘trademark’

– Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống quá thấp, khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt. 

Lúc này, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho vay khiến cho đầu tư tư nhân không thể mở rộng, làm giảm hiệu quả của chính sách.

 (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Công cộng, 2012, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Chuyên mục: Hỏi Đáp