Mockup là gì? Sử dụng các thiết kế Mockup như thế nào để có thể trình bày tới khách hàng một cách hiệu quả? Ấn tượng đầu tiên mà khách hàng đối với sản phẩm thiết kế của bạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới sự thành công của dự án. Vì vậy, bạn cần phải làm sao để tạo ra một mockup truyền tải chính xác những ý tưởng bạn đã hoạch định sẵn trong đầu. Chúng ta cùng tìm hiểu về Mockup trong bài viết này nhé.
Bạn đang xem: Mock up là gì
Vậy mockup là gì?
Mockup chính là những mô hình thiết kế có kích thước thu nhỏ, hoặc bằng kích thước thật, dùng để mô phỏng ý tưởng thiết kế tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp (trong vai trò bạn là người phải trình bày ý tưởng thiết kế tới họ). Mockup có thể là file pdf, photoshop, hoặc là một mô hình có thật. Mockup càng phức tạp và chi tiết, khách hàng của bạn càng nắm vững thông điệp và ý tưởng thiết kế mà bạn muốn truyền tải.
Hơn cả, ấn tượng đầu tiên mà khách hàng đối với sản phẩm thiết kế của bạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới sự thành công của dự án. Vì vậy, bạn cần phải làm sao để tạo ra một mockup truyền tải chính xác những ý tưởng bạn đã hoạch định sẵn trong đầu.
Với một mockup không chính xác, bạn có thể khiến kỳ vọng của khách hàng vào sản phẩm thiết kế cuối cùng bị sụp đổ. Ngoài ra, nếu mockup không truyền tải được thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm, điều đó là một thảm họa.
Bài viết dưới đây chính là tất cả những gì bạn cần biết khi xây dựng một mockup, giúp bạn hiểu những khía cạnh về khái niệm, chuyên môn, và khó khăn khi thiết kế mockup hoàn chỉnh.
Hướng dẫn thiết kế backdrop đẹp chuyên nghiệp
22 Kho ảnh stock đẹp miễn phíPhần mềm ứng dụng chỉnh sửa ảnh onlinePhần mềm ứng dụng chỉnh sửa video online
Bắt đầu xây dựng mockup từ những giai đoạn đầu tiên trong quá trình thiết kế
Bạn nên bắt đầu thiết kế mockup ngay từ những ngày đầu tiên bạn bắt tay vào thiết kế sản phẩm. Bằng lối suy nghĩ coi thiết kế của bạn như một sản phẩm thực (thông qua các bản nháp), bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để xây dựng sản phẩm thiết kế cuối cùng về sau.
Ví dụ, nếu bạn thiết kế một chiếc áo phông, bạn cần hình dung xem chúng như thế nào khi được mặc ngoài đời. Xa hơn nữa, bạn cần đặt các câu hỏi như: Họ sẽ mặc chiếc áo đó ở đâu? Tại sao họ mặc nó? – như một bộ đồng phục cho doanh nghiệp startup, hay một bộ áo phông thoải mái cho một buổi đi chơi ngoài trời?
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc này khi thiết kế bao bì sản phẩm: nghĩ về chất liệu bạn sử dụng cho bao bì (cùng cách hoạt động của bao bì). Ai sẽ là người mua sản phẩm? Tại sao họ lại chọn bạn thay vì chọn đối thủ? Một số các thông tin như: hành vi mua hàng, sở thích, tính trung thành của khách hàng,…
Những câu hỏi này không chỉ hữu ích trong việc tạo ra một thiết kế hiệu quả, nó còn giúp bạn có cái nhìn cụ thể và thực tế về sản phẩm thiết kế của bạn trong môi trường thực. Việc nắm bắt đối tượng người tiêu dùng doanh nghiệp bạn muốn truyền tải là rất quan trọng để trả lời những câu hỏi nói trên.
Sau tất cả, sản phẩm của bạn cũng tới tay người tiêu dùng đúng không? Hãy đặt mình vào suy nghĩ của người tiêu dùng, bạn sẽ xây dựng cho mình một mockup phù hợp nhất với tinh thần doanh nghiệp, và mong muốn của người tiêu dùng.
Lựa chọn công cụ phù hợp để tạo mockup
Có rất nhiều cách để tạo một mockup, từ công cụ là một phần mềm chuyên dụng. Công cụ phổ biến nhất chính là Photoshop, phần mềm có thể giúp bạn tạo một hình ảnh giả lập miêu tả sản phẩm thiết kế của bạn.
Để bắt đầu, thiết lập chế độ overlay (một thủ thuật trong Photoshop nhằm tạo hiệu ứng cho hình ảnh giả lập), lựa chọn tùy chọn Skew (bằng cách vào Edit > Transform > Skew) để xem bản thiết kế trong môi trường không gian 3 chiều. Tùy chọn này rất hữu ích để bạn có cái nhìn thực về sản phẩm thiết kế trong môi trường giả lập, khiến dòng text trên sản phẩm có thể đọc được, và các thành tố trên thiết kế sẽ không bị biến dạng.
Bạn có thể thiết lập mockup trong các công cụ với mức độ từ cơ bản tới phức tạp, nâng cao hơn.
Việc tạo mockup cho sản phẩm thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng mà bạn đang thiết kế (rằng nó có dạng hình phẳng, có đường cong, nếp gấp,…). Nhưng về cơ bản, tất cả các thiết kế đều bao gồm ba bước: biến đổi đối tượng (transform tool), chế độ blend (blend modes), và smart object.
1. Để sử dụng chế độ smart object trong Photoshop, vào Layer > Smart Objects > Convert to Smart Object. Smart Object cho phép tác động lên đối tượng để thực hiện các thao tác như transform, filter,… mà không làm thay đổi thuộc tính của layer, hình ảnh hay vectơ gốc. Chức năng này giúp bạn giữ lại các đặc tính gốc của ảnh, mà vẫn có thể can thiệp và thiết kế bản mockup cho các hoạt động trong tương lai.
2. Sử dụng công cụ biến đổi đối tượng (transform tool) để điều chỉnh góc độ, điều chỉnh độ nghiêng,… để thuận lợi cho việc chỉnh sửa đối tượng cho bản mockup.
3. Lựa chọn một chế độ blend hợp lý, để điều chỉnh ánh sáng và bố cục hợp lý cho bản mockup (thường bạn nên sử dụng chế độ Multiply hoặc Overlay).
4. Đừng quên những công cụ khác trong Photoshop có thể nâng cao hiệu quả trong thiết kế mockup, như đổ màu, điều chỉnh filter, và một số thủ thuật khác.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chức năng Action trong Photoshop để đẩy nhanh quá trình làm việc. Với Action, bạn có thể ghi lại các thao tác đã làm trong 1 bức ảnh (tạm gọi là A). Đến các bức ảnh tiếp theo (như ảnh B, C, D), bạn có thể sử dụng các thao tác đã được ghi lại ở bức ảnh A để áp dụng cho ảnh B, C, D.
Vừa tiết kiệm thời gian, lại giúp bạn có được những thao tác chính xác. Điều này hữu ích trong việc giúp bạn thử nghiệm các mockup khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm: Cause Là Gì
Cách đơn giản nhất để tạo ra một mockup, đó là sử dụng các trang web giả lập mô hình mockup (a mockup generator website, như Mockuper). Với các trang Web này, bạn chỉ cần upload thiết kế của bạn, và lựa chọn đối tượng bạn cần mockup.
Tất nhiên, bạn có ít lựa chọn hơn khi tạo mockup bằng cách này, nhưng kết quả không hề tệ một chút nào. Và đây cũng là giải pháp hữu ích khi bạn bị bó buộc về thời gian.
Và cũng nên lưu ý rằng các bản mockup của bạn được dùng vì mục đích thương mại. Bạn cần phải đảm bảo vấn đề bản quyền cho các sản phẩm sáng tạo của mình.
Trình bày bản mockup của bạn
Dùng mockup để truyền tải điều bạn muốn nói
Một điều quan trọng thiết kế, đó chính là bạn phải trình bày dự án thiết kế của mình theo nhiều chiều hướng khác nhau (như với bản đồ họa 2D, 3D, theo nhiều góc độ, với bản mô hình thật,…), nhưng việc bắt đầu với một bức ảnh thể hiện mô hình phẳng là điều mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng nên làm.
Sau khi hoàn thành, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tạo ra phiên bản mockup trong không gian 3 chiều (thể hiện sản phẩm thiết kế cuối cùng của bạn).
Rõ ràng, việc thực hiện mockup là để truyền tải ý tưởng thiết kế của bạn với khách hàng là các doanh nghiệp, trước khi chúng có thể tiến đến bước thiết kế sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, hãy cố gắng làm sao truyền tải được hết những gì bạn muốn nói, muốn thể hiện sự gắn kết giữa bản thiết kế với thương hiệu doanh nghiệp.
Đừng khiến bản mockup của bạn trở nên quá “chung chung”
Một điều bạn cần lưu ý khi trình bày mockup của bạn tới doanh nghiệp, đó là phải khiến chúng có sự gắn kết với tính thực tế. Điều gì xảy ra nếu mockup bạn tạo ra quá chung chung, không mang tính thực tiễn?
Tất nhiên, việc thiết lập một bản mockup không nằm ngoài mục đích thiết kế một bản giả lập 3D cho sản phẩm thiết kế, nhưng điều đó không nói lên được nhiều điều. Điều bạn cần làm, đó là phải thiết kế bản mockup làm sao cho khi doanh nghiệp nhìn vào đó, họ phải thốt lên rằng: “Trời ơi, tin được không? Thiết kế này là dành, và chỉ dành cho doanh nghiệp mình. Chúng thật phù hợp với bối cảnh thực tiễn và không quá chung chung.
Hãy nhìn bản mockup ví dụ ở trên, đó là một ví dụ điển hình của việc tạo sự gắn kết mockup với doanh nghiệp. Bản mockup này rất phù hợp khi được sơn lên bức tường mặt tiền của trường Academia De Artes, lại phù hợp với khung cảnh và logo của nhà trường. Nhìn vào đó, chúng ta tưởng tượng trường Academia De Artes và thiết kế nói trên như “trời sinh một cặp”, là để dành cho nhau vậy.
Và dù chỉ là một bản vẽ cho bức tường của trường Đại học, thiết kế trên còn vượt xa khuôn khổ đó. Nó có thể được dùng cho các ấn phẩm thiết kế khác của trường, và phù hợp với môi trường thực bên ngoài.
Tóm lại, lời khuyên ở đây là thiết kế một bản mockup cụ thể, gắn kết với tinh thần của doanh nghiệp, phù hợp với môi trường thực, và có thể “biến hóa linh hoạt”, sử dụng được trong nhiều mục đích khác nhau.
Lời khuyên để sử dụng mockup một cách thành công
Một bản mockup hiệu quả không chỉ là một bản thiết kế 3D “hay ho”, nó còn phải mang tính thực tiễn. Hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây:
1. Đề cao tính thực tế của Mockup: Hãy nghĩ rằng bản mockup của bạn là một sản phẩm có thật trong môi trường thực tế.
2. Hãy để bản mockup của bạn là ngôi sao sáng nhất: Trong bài thuyết trình, bản mockup của bạn phải là tâm điểm của mọi sự chú ý. Đừng để những yếu tố khác chiếm lấy “ánh sáng sân khấu” của nó. Như sử dụng một chiếc bàn bảnh chọe rực rỡ để trưng bày mô hình mockup của bạn vậy. Khán giả chỉ còn để ý đến cái ghế, nào đâu quan tâm tới Mockup của bạn đâu.
3. Tránh sử dụng hình ảnh minh họa được tìm từ Google: Đôi khi, mockup của bạn cần phải được trình bày cùng một bức ảnh nào đó để thể hiện tính thực tiễn của sản phẩm (trong môi trường giả lập). Lời khuyên ở đây là đừng sử dụng hình ảnh minh họa từ việc tìm kiếm vội vã chúng trên Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào. Chúng sẽ làm giảm tính chân thật và giảm đi sự liên kết với doanh nghiệp của bạn.
Hãy hình dung người xem sẽ nghĩ gì khi những hình ảnh sử dụng trong ấn phẩm thiết kế lại đến từ mấy bức ảnh miễn phí trên Google chứ. Cân nhắc việc bản thiết kế của bạn có cần điều chỉnh các thiết lập khác nhau hay không, như có cần phiên bản thiết kế theo màu trắng-đen, dạng trong suốt,…?
4. Sử dụng nhiều cách sắp đặt, đề hình nền thích hợp cho bản mockup: Điều này có thể giúp diễn đạt rõ hơn ý tưởng và thông điệp bạn muốn truyền tải từ bản mockup.
Bản mockup có thể khiến bản thiết kế của bạn trở nên thú vị và sống động hơn so với thực tế nó tạo ra. Vì thế, để không bị “thất vọng quá mức”, bạn nên xem xét thiết kế cẩn thận dưới dạng thiết kế hình phẳng. Bằng cách này, bản thiết kế thật sẽ dẫn lối bạn trong quá trình thiết kế, thay vì bản mockup bóng bẩy, “đánh lừa thị giác”.
Mockup là điểm khởi đầu:
Mockup có thể là điểm khởi đầu để bạn có thể cho ra mắt phiên bản thiết kế cuối cùng. Nhưng cũng đừng vì thế mà nghĩ rằng công việc của bạn có thể kết thúc ở đây. Dù bản mockup có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa, nó cũng chỉ là một công cụ phục vụ việc thuyết trình đơn thuần.
Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu bạn sửa đổi một vài thứ để phù hợp với thông điệp họ muốn truyền tải, hoặc họ muốn có bản thiết kế dưới dạng hình phẳng để có cái nhìn chính xác hơn về thiết kế của bạn.
Chính vì vậy, khi thuyết trình với khách hàng, đừng quên đính kèm phiên bản thiết kế dạng phẳng, bên cạnh bản mockup để phòng ngừa mọi trường hợp có thể xảy ra.
Xem thêm: Cd Rom Là Gì – Cd Rom Là Bộ Nhớ Có Thể Đọc Và Ghi Phải Không
Xét cho cùng, mockup chính là một công cụ hữu hiệu giúp bạn có thể trình bày ý tưởng thiết kế của mình dưới bản thiết kế 3D. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để tạo ra một bản mockup hiệu quả cho sản phẩm thiết kế của mình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp