Vaccine MMR 0.5 ml là vaccine sống, giảm độc lực. Vaccine được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston, virus quai bị chủng Jeryl Lynn và virus rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực. Virus rubella được nuôi cấy trên nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI 38), còn virus sởi và quai bị được nuôi cấy trên tế bào phôi thai gà.Vaccine được đông khô và có nước hồi chỉnh kèm theo. Sản phẩm có dạng viên đông khô màu trắng có ánh vàng. Vaccine MMR dùng để tiêm phòng tạo miễn dịch phòng cho cả 3 bệnh sởi, quai bị, rubella.
Bạn đang xem: Mmr là gì
2.
Xem thêm: Drama Anime Là Gì – Tổng Hợp Các Thể Loại Drama Trên Thế Giới
Chỉ định tiêm vaccine sởi quai bị rubella MMR như thế nào?• Chỉ định:.o Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 4 năm.o Người lớn: tiêm 1 liều 0.5ml duy nhất.o Khi tiếp xúc với người bị bệnh nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm.• Vaccine MMR có thể được tiêm cùng với vaccine phòng viêm não Nhật bản Imojev, DTP, TT, DT, Td, BCG và vaccine Polio, Haemophilus influenzae tuýp B, vaccine phòng sốt vàng, vaccine phòng viêm gan B.
Xem thêm: ready là gì
3. Chống chỉ định• Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.• Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ.• Có tiền sử dị ứng với neomycin.• Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.• Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.• Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.• Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gama- globulin máu.• Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine
4. Một số phản ứng phụ khi tiêm vaccine sởi quai bị rubella MMR• Cảm giác rát bỏng hoặc đau nhói tại vùng tiêm.• Ít gặp: sốt (từ 380C trở lên, trên da có vùng ban đỏ nhưng thường nhẹ.• Hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, chai hoặc căng cứng, đau họng, khó chịu, sởi không điển hình, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.• Các phản ứng quá mẫn trên da như nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.• Đau cơ, khớp: thường thoáng qua và không bị mạn tính. Hay xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trưởng thành.Lưu ý: Khách hàng có phản ứng sau tiêm vaccine nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng vaccine.• Sau khi tiêm vaccine MMR, khách hàng cần ở lại theo dõi tại khu vực theo dõi sau tiêm tối thiểu 30 phút để kịp thời xử trí nếu có hiện tượng phản vệ sau tiêm.• Khi về nhà, gia đình cần tiếp tục theo dõi trẻ (nếu là trẻ em) trong vòng 24 -48 giờ đầu sau tiêm: tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da…• Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.• Trường hợp trẻ sốt sau tiêm vaccine, chúng ta nên làm một số việc sau:o Mặc thoáng mát cho trẻ, để không làm tăng thân nhiệt.o Uống thêm nước hoặc bú sữa nhiều hơn.o Có thể dùng thuốc hạ sốt để điều trị triệu chứng (nếu sốt trên 38,5 độ C) theo chỉ dẫn của bác sỹ. Có thể dùng paracetamol, Ibuprofen,… để hạ sốt.• Có một số trường hợp sốt sau tiêm không phải là do tiêm vaccine mà có thể sốt do một bệnh nào đó đang ủ bệnh trước khi tiêm vaccine rồi phát bệnh; nên hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra để loại trừ sốt do bệnh lý trong một số trường hợp sau:o Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.o Sốt kéo dài > 48 giờ hoặc trẻ sốt 1-2 ngày, hạ sốt sau đó lại sốt lại.o Sốt kèm theo một số triệu chứng khác: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa lỏng, phát ban….o Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái …hay kích thích, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê..
Chuyên mục: Hỏi Đáp