*

Bạn có thể là dân Hà Nội, hoặc đến từ một miền quê, ước ao đặt chân ra Thủ đô để học. Bây giờ bạn đã ở đấy, vậy thì nơi đến tiếp theo sẽ là đâu? Về nhà, ở lại Hà Nội xin việc, hay đi về một miền đất khác?Những người sợ “trở lại”Theo kết quả điều tra về dự định tương lai và tiêu chí chọn lựa công việc sau khi ra trường của sinh viên năm cuối các trường ĐH đóng trên địa bàn Thủ đô, Hà Nội không còn là lựa chọn số 1 về địa điểm lý tưởng cho dân trẻ dừng chân lập nghiệp (chỉ 34,6% số người được hỏi dự định sẽ ở lại Hà Nội làm việc). Trong phần lý do lựa chọn, phần đông số người này nói rằng: họ dự định chọn Hà Nội làm “miền đất hứa” vì những ngành nghề họ đã theo học chưa có điều kiện phát triển mạnh ở địa phương khác. “Hiện nay tôi chưa biết nơi nào phù hợp cho công việc hơn Hà Nội, chỉ cần nơi nào đó có “khoảng không” cho tôi vẫy vùng, tôi sẽ đi”.21,6% các bạn muốn sống và về làm việc tại quê hương sau khi ra trường. Con số ưu thế nhất là 43,8% các bạn muốn “lên đường” tìm một miền đất mới để bắt đầu công việc của mình.“Tôi ghét cảnh các cô bạn cùng lớp gặp nhau sau khi ra trường, cứ than thở rằng mình bị áp bức, bị “đe nẹt” trước rằng không được qua mặt người nọ, người kia. Tôi thích được thử nghiệm bản thân ở một không gian mới, trong môi trường của những người xa lạ. Để mình không phải nhìn vào ai, bắt chước ai, lặp lại của ai như bi kịch mà nhiều bạn khác đang gặp phải khi bước chân vào công sở. Đó cũng là cơ hội để mình thử nghiệm và khám phá chính bản thân mình” – Hoàng Yến, Xã hội học, ĐH KHXH&NV HN tâm sự.“Bạn không thích phải “trở lại nơi đã đi hoặc đang ở” – Có đến 67,54% số người chọn “miền đất hứa” là một địa điểm khác ngoài Hà Nội và quê hương mình. Một thông số được giới khoa học Mỹ vừa công bố: Số dân trẻ di cư đến các bang ở xa New York tăng lên gấp 2,3 lần so với 2 năm trước. Họ đi và chấp nhận những công việc rất âm thầm tại đó. Phải chăng tại Việt Nam, đã đến lúc khẳng định được rằng: vừa hình thành một dòng “du mục” mới – những người sợ trở lại, những người phải đi tiếp đến nơi họ chưa đến, những người chỉ có khái niệm: sống là đi và thử đi. Ít ra, tư tưởng “du mục” này dù chưa thể hiện nhiều trên thực tế, nhưng qua bảng khảo sát của chúng tôi thì đã định hình ngày một rõ dần.Sự dấn thân cho ước mơ“Tôi có chất xám và muốn nó được đặt đúng vị trí của mình. Điều đó không phụ thuộc vào địa điểm làm việc có phải nằm ở miền đất trung tâm, ở quê hương hay một nơi nào đó. Tôi sẵn sàng dấn thân tới một miền đất chưa bao giờ tới. Miễn là ở đó, tôi được thử nghiệm hết mình” – Tâm sự rất thật của một người giấu tên trong phiếu điều tra cũng gần giống với 75,43% (342 phiếu) đánh dấu vào 1 trong 7 tiêu chí đầu tiên lựa chọn “miền đất hứa” của mình là muốn dấn thân và thử nghiệm với ước mơ của mình.Có thể nhiều người sẽ cho là “sến” khi đặt ước mơ như là một tiêu chí để chọn môi trường làm việc sau này của mình. Nhưng, đây là những chia sẻ rất thẳng thắn mà chúng tôi thu được trên phiếu:- “Tôi muốn khám phá những vùng đất mới”. – “Tôi muốn trở thành nhà vật lý hàng đầu ở Việt Nam”.- “Tôi muốn làm việc ở nước ngoài”.- “Tôi muốn ở một nơi xa xôi nào đó vẫn đóng góp công sức xây dựng quê hương, đất nước”…57% số phiếu đặt lên hàng đầu tiêu chí lựa chọn “miền đất hứa” sau khi ra trường là “mình còn trẻ, mê du lịch, thích khám phá và thử khả năng thích nghi của bản thân”.

Bạn đang xem: Miền đất hứa là gì

Xem thêm: Incident Là Gì – Nghĩa Của Từ Incident

Xem thêm: Tải Game Pokemon đại Chiến 3, Game Pokemon đại Chiến 3

Chỉ có 27% lựa chọn tiêu chí “nơi có lương cao và khả năng thăng tiến tốt”. 33% các bạn quan tâm dến những mối quan hệ sẵn có tại nơi làm việc.“Tiền ai cũng cần, cũng muốn, nhưng đó không phải là lựa chọn của cả một đời người. Tôi cho rằng tiền phải đi cùng với việc năng lực của mình được thể hiện tới đâu” – Trường Giang, lớp Tin quản lý K47 ĐHBK đã trả lời như vậy khi được hỏi. Một tình nguyện viên ra trường, đi vùng xa để thực hành làm một cô giáo dạy học trò mù chữ ở miền núi. Cô gái đó đã nói với chúng tôi rằng: “Việc xin vào một trường ở Hà Nội, hay về tỉnh nhà dạy học, cũng na ná như việc bạn thi đỗ ĐH và chìm nghỉm vào 1 tập thể sàn sàn như nhau, mòn mỏi trong suốt 4 năm học. Nếu làm một cái gì đó cho thoả ước mơ được thử sức, thì tốt nhất là dấn thân. Một miền đất hứa, dù xa, dù có thể là chỗ “chó ăn đá gà ăn sỏi” nhưng quan trọng là mình thử nghiệm, khám phá chính khả năng thích ứng của mình. Nếu vượt qua được, có phải là ước mơ sẽ thành hiện thực rồi không?”Tương lai có phải là “bánh vẽ”?58,5% số người được hỏi trả lời là đã có kế hoạch cho công việc trong tương lai, 36% chưa định hướng và 5,5% không trả lời. Chúng tôi tạm coi những người là sinh viên năm cuối không trả lời cũng là những người còn mơ hồ hoặc chưa sẵn sàng phác thảo ra “miền đất hứa” của chính mình. Vậy, có thể phác thảo sơ qua miền đất hứa củasinh viênthế hệ mới qua một số ý kiến cụ thể sau:Nguyễn Xuân Hoà – ĐH KTQD: “Miền đất hứa” của chúng tôi mang hình con thuyền. Nó có thể không cố định tại một bến nào đó, nhưng nó chứa đựng nhiều khám phá, nó không phải những cái lặp lại nhàm chán. Cứ đến đó là muốn được đi, biết thêm”.Trần Đức Dinh – ĐH KHXH&NV: “Miền đất hứa” chắc chắn sẽ phải là nơi tôi không bị “đọc vị” tất cả khả năng của mình. Đó không phải là nơi họ đã chán tôi, chỉ muốn xích tôi lại một chỗ và giao việc như họ muốn…”.Lê Thu Bảo Vân – ĐH Mỹ thuật CN: “Đến đâu ư? Tôi cũng chưa dám chắc. Nhưng nơi đó phải không có người quen thân, không có chạy chọt, nhờ vả. Tôi thích cô đơn và sáng tạo một mình”.Những con số trên nói lên rằng cho dù vẫn có không ít sinh viên mù mờ về ngày trước mắt đang đến của mình, nhưng phần đông còn lại đã bắt đầu “thò tay” ra để xoay chiều tương lai. Mạch nước ngầm đó, cách đây vài năm có vẻ như cạn kiệt dần, đến nay lại đang tuôn chảy. Và ta lại có quyền tin tưởng và hi vọng…

Chuyên mục: Hỏi Đáp