Hệ thống MES là gì?

Hệ thống phần mềm MES là gì mà trước khi quyết định có ứng dụng hệ thống MES vào vận hành nhà máy bạn cần cần phải hiểu rõ về lợi ích và tầm quan trọng của hệ thống MES. Hệ thống thực thi sản xuất (Manufacturing Execution System – MES) là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện năng xuất lao động.

Bạn đang xem: Mes là gì

*

Để đạt mục tiêu đó, hệ thống MES sẽ theo dõi và thu thập dữ liệu chính xác, theo thời gian thực về vòng đời sản xuất hoàn chỉnh, bắt đầu từ việc phát hành đơn hàng cho đến giai đoạn bàn giao sản phẩm cho bộ phận bán hàng.

Hệ thống MES giúp thu thập dữ liệu về phân hệ sản phẩm, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên liệu và công việc đang tiến hành (WIP) và các hoạt động khác của nhà máy khi chúng xảy ra. Những dữ liệu này cho phép những người ra quyết định hiểu tình trạng sản xuất hiện tại của nhà máy và tối ưu hóa tốt hơn quy trình sản xuất.

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống MES

MES đã có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu. Manh nha từ những năm 1970, các tổ chức sản xuất đã bắt đầu sử dụng các ứng dụng phần mềm để tự động hóa hoạt động sản xuất của mình. Theo thời gian, những ứng dụng đó được cải thiện để cung cấp các tính năng quản lý hàng tồn kho tiêu chuẩn. Vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, các hệ thống MRP (Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu) có khả năng lập kế hoạch vật liệu, kiểm soát nguyên liệu và định nghĩa sản xuất đã được ra đời.

AMR Research lần đầu tiên đặt ra thuật ngữ MES vào năm 1992. Các mô hình MES ban đầu là các ứng dụng tại chỗ, được mã hóa theo cách thể hiện quy trình sản xuất hiện tại của các tổ chức.

Xem thêm: Usable Là Gì – Usable Trong Tiếng Tiếng Việt

Ứng dụng MES đã phát triển từ ứng dụng thu thập dữ liệu đơn giản vào cuối những năm 1980 thành một phần mềm hiện đại hơn trong thời đại ngày nay.

Các lợi ích chính của hệ thống MES là gì?

*

Lợi ích ngắn hạn: Giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí

Giảm thời gian chu kỳ sản xuấtGiảm thời gian đặt hàngGiảm chi phí lao động trực tiếpGiảm thời gian nhập dữ liệuGiảm hoặc loại bỏ giấy tờGiảm công việc trong kho (WIP)Tăng sử dụng máy

Lợi ích dài hạn: Cải thiện tổng thể quy trình sản xuất

Tăng sự hài lòng của khách hàngCải thiện sự tuân thủ quy địnhTăng khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trườngCải thiện khả năng hiển thị chuỗi cung ứng

Khi nào doanh nghiệp cần ứng dụng hệ thống MES?

Trong thị trường toàn cầu cạnh tranh ngày nay, việc sản xuất ngày càng phải đương đầu với nhiều thách thức. Nếu bạn đang hướng tới một quy trình sản xuất có tính cạnh tranh cao hơn và thông minh hơn, trong đó các quy trình phải được kiểm soát chính xác, theo thời gian và khả năng hiển thị để quản lý thực hiện hoạt động sản xuất với các hướng dẫn chính xác, dữ liệu thời gian thực; MES chính xác là những gì bạn cần.

Một cách cụ thể, doanh nghiệp sản xuất nên nghĩ tới việc ứng dụng MES nếu bạn gặp phải vấn đề trong bất kỳ lĩnh vực nào dưới đây:

Khó đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trườngKhông theo kịp tốc độ thay đổiĐộ trễ của thông tin: nhận dữ liệu quá muộn để đưa ra được phân tích hữu íchCác vấn đề với truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệukhó kiểm soát công việc đang tiến hànhKhông đáp ứng lịch trình sản xuất hoặc đạt được thông lượng sản xuấtQuá nhiều rủi ro và quá nhiều lỗi do quy trình thủ công hoặc trên giấyThiếu một phiên bản thống nhất để kiểm soát các luồng thông tin trong nhà máy

Doanh nghiệp đã có phân mềm ERP rồi, có cần MES nữa không?

Hầu như các nhà máy lớn đều trang bị phần mềm ERP và có nhiều lo ngại rằng MES khi được ứng dụng vào có khả năng chồng chéo chức năng với hệ thống này. Tuy nhiên, ERP thường được định hướng xây dựng kế hoạch hợp lý cho nhà máy, trong khi MES quan tâm nhiều hơn đến hoạt động vật lý.

Bản thân ERP không bao hàm thông tin rõ ràng về các quy trình và khả năng sản xuất của các thành phần riêng lẻ, do đó cần có một quy trình trung gian cần thiết để chuyển dịch kế hoạch ERP thành một thứ cụ thể có thể thực hiện được. Trước khi MES được ứng dụng vào nhà máy, quy trình này thường được thực hiện thủ công. Với MES, thông tin từ ERP liên quan đến các yêu cầu sẽ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất cụ thể theo từng lô sản phẩm và theo dõi sát sao quy trình này. Ở chiều ngược lại, MES cung cấp thông tin có độ chính xác cao theo thời gian thực về các hoạt động sản xuất ở nhà máy trở lại ERP. Từ đó giúp hệ thống ERP cải thiện khả năng lập kế hoạch cho lần tới.

Xem thêm: P Là Gì – P/ Vậy ạ

Trước khi quyết định áp dụng ERP và MES cho doanh nghiệp sản xuất, nhà quản lý cần xác định vai trò của hai hệ thống theo thế mạnh của chúng. Nên tách bạch vai trò của từng giải pháp, thường là việc lập kế hoạch được thực hiện đơn giản và hợp lý trong ERP, trong khi các nhiệm vụ vật lý diễn ra trong sản xuất được MES quản lý trực tiếp.

Kết

Sau khi hiểu hệ thống MES là gì, cần phải nhấn mạnh rằng, MES là một mô hình Phần mềm Thực thi Sản xuất mạnh mẽ hỗ trợ đa dạng các ngành và quy trình sản xuất. Nó có khả năng hỗ trợ các quy trình công việc phức tạp, thu thập dữ liệu khối lượng lớn một cách tự động, xử lý theo lô, sản phẩm xoay vòng và hơn thế nữa. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền Công nghiệp 4.0, vì nó phù hợp với thị trường sản xuất ứng dụng Inteof Things cho công nghiệp (IIoT).

Chuyên mục: Hỏi Đáp