Làm media có phải là chạy ads? Hay phải quan hệ báo, đài mới thực sự là nghề media? Nếu bạn thấy bối rối trước 101 kiểu định nghĩa về công việc media trên các website tuyển dụng, để AIM giúp bạn ‘gỡ rối’ nha!

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về ngành, cùng AIM tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất về media trong ngành truyền thông nhé!

Với dân truyền thông, media là gì?

*

Một cách khô khan mà nói, ‘media là phương thức giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Còn phương thức đó là gì thì chẳng ai giới hạn sự sáng tạo của bạn cả. Với một số người, media có thể chỉ là 1 góc nhỏ trên báo, người khác thì phải là quảng cáo TV… Dù đơn giản hay tinh vi, miễn sao truyền tải được thông điệp bạn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu là được.

Bạn đang xem: Media agency là gì

Media ‘muôn hình vạn dạng’ như thế vậy phân loại ra sao?

Có khá nhiều cách để bạn phân loại media. Đơn giản một chút, bạn có thể chia làm traditional media và digital media cho dễ nhớ. Còn nếu đã nghiêm túc theo đuổi nghiệp media bạn nên quen dần với các khái niệm paid-owned-earned media:

Paid media: kênh bạn phải trả phí để sử dụng. Ví dụ: TV, Báo, Radio, Social..Owned media: kênh bạn sở hữu như website, Fanpage, Youtube…Earned media: kênh bạn không cần trả phí nhưng vẫn được sử dụng như content hay được viral hay nỗ lực bạn bỏ ra làm SEO để được xuất hiện trên trang 1 Google.

*

Phân loại theo 3 yếu tố trên sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bản chất và mối quan hệ giữa các kênh. Cụ thể hơn, một content hay trên owned media khi được nhiều người chia sẻ, thảo luận sẽ tạo ra earned media. Tuy nhiên, muốn đạt được earned media thì sáng tạo về content thôi thì chưa đủ, bạn còn cần 1 ‘cú hích’ để tiếp cận tới lượng lớn người xem. Đó cũng là lý do khi muốn lan tỏa thông điệp nhanh trong thời gian ngắn, hầu hết các thương hiệu đều dùng tới paid media.

Nói cách khác, owned media là nơi đăng content; paid media được dùng để phân phối, lan tỏa đồng thời kích thích tạo earned media.

Quanh đi quẩn lại, làm media là làm gì ấy nhỉ?

Nói đến cơ hội nghề nghiệp trong ngành media thì phải nói đến mối quan hệ giữa 3 bên client- publisher – media agency. Client là người cần media để lan tỏa thông điệp; publisher là bên sở hữu các kênh media; còn media agency đóng vai trò như một bên trung gian giúp client chọn được kênh quảng cáo thích hợp từ các publisher. Làm media, đa phần bạn sẽ làm cho 3 bên này dù tính chất công việc tương đối khác nhau.

Xem thêm: Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Là Gì, BấT đÁ»™Ng SảN Nghỉ Dæ°Á»¡Ng Lã  Gã¬

*

Bắt đầu với Media Agency, bạn có thể sẽ thấy 2 vị trí phổ biến đó là:

Media planner: chịu trách nhiệm research, chọn kênh và lên kế hoạch dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đặt ra.Media execution: thiên về hiện thực hóa kế hoạch mà planner đề ra. Với các kênh truyền thống, nhiệm vụ của media execution sẽ là thương thảo và đặt quảng cáo trên TV, báo, đài , billboard… Nếu campaign hoạt động trên các kênh digital, media execution lại là người trực tiếp set-up và tối ưu hiệu quả từng kênh social media, display ad, SEM…

Dù làm planner hay thiên về execute thì tại agency, công việc của dân media cũng thiên nhiều về số. Với một khoản ngân sách từ vài chục đến mấy trăm tỷ, chạy kênh nào, chạy ra sao để không lố lại cần sự tỉ mẩn và cẩn trọng về số liệu của người làm media.

Còn ở client thì công việc của dân media hiếm khi phân chia rạch ròi. Tùy vào quy mô và ngân sách công ty mà nghề media thường được biết với những chức danh khác nhau như chuyên viên quan hệ báo chí, chuyên viên chạy quảng cáo Facebook, Google…

Cuối cùng, ở các publisher như đài truyền hình; đài phát thanh; ad-network… thì công việc của dân media thường là sales – bán slot quảng cáo hoặc account – người tiếp nhận project từ sales và tiếp tục follow-up khách hàng trong quá trình chạy. Ở 2 vị trí này, nếu không hiểu về media thì ‘chua’ lắm. Có nắm vững nền tảng và các chỉ số quan trọng, bạn mới tư vấn và chốt deal với các khách hàng ‘lão làng’ như media agency nha!

Làm Media bắt đầu từ đâu và cần những tố chất gì?

*

Nếu bạn lướt qua các trang tuyển dụng sẽ thấy 80% khối lượng công việc của người làm media là thiên về thực thi. Bởi vậy nếu mới ‘chập chững’ vào nghề, đừng vội mơ mộng với cao, bạn phải hiểu nền tảng trước đã. Và media execution là vị trí giúp bạn bổ sung những trải nghiệm mà bạn không bao giờ có được nếu chỉ nghiên cứu sách vở hay ngồi trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, dù media team lúc nào cũng thiếu nhân sự nhưng để ứng tuyển thành công thì không dễ đâu nhé. Trước khi quyết định dấn thân vào ngành bạn nên:

Có sự hiểu biết nhất định về các kênh media từ điểm mạnh, điểm yếu đến mục đích và hoàn cảnh ứng dụng.Biết cách xác định và phân tích đối tượng mục tiêu từ tâm lý đến hành vi.Hiểu về các chỉ số trong từng kênh media.

Xem thêm: Odex Là Gì – Mod / Vọc Vạch

Ngoài ra có tư duy về số, nhanh nhạy trong việc phân tích trong việc đánh giá số liệu hay cứng trong giao tiếp đàm phán cũng là lợi thế.

Đừng mất quá nhiều thời gian tự mày mò nghiên cứu rồi để 80% kiến thức quên đi khi không dùng đến. Khóa ‘Integrated Media Planning’ vừa giúp bạn củng cố nền tảng sau 10 buổi vừa giúp bạn ‘mài não’ với những bài tập lý thuyết xen lẫn thực hành. Với đội ngũ giảng viên từ MindShare – Media Agency hàng đầu Việt Nam, bạn sẽ còn có cơ hội thực tập nếu lọt vào top 5 học viên xuất sắc nhất đó!

Chuyên mục: Hỏi Đáp