Máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của máy nén khí ra sao? Phân loại máy nén khí mini và máy nén khí công nghiệp? Quy trình lắp đặt và bảo dưỡng của máy nén khí như thế nào đúng cách?…Bạn cần tìm hiểu về máy nén khí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bạn sẽ tìm thấy tất tần tật câu trả lời về máy nén khí trong bộ tài liệu dưới đây. 

*

Máy nén khí trục vít và piston

I. Định nghĩa máy nén khí

Có nhiều cách định nghĩa máy nén khí. Maynenkhi247 xin giới thiệu tới bạn định nghĩa phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay:

Máy nén khí là loại máy công nghiệp có chức năng làm tăng áp suất khí, giúp cho năng lượng của dòng khí tăng lên, đồng thời nén lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ.

Bạn đang xem: Máy nén khí là gì

II. Ứng dụng của máy nén khí

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ, kéo theo độ phổ biến của máy nén khí. Gần như trong tất cả các ngành công nghiệp đều có sự tham gia của máy nén khí. Vai trò của máy nén khí là không thể thay thế và ngày càng nâng cao. Dưới đây là một số ứng dụng của nó trong công nghiệp và đời sống.

2.1- Công nghiệp năng lượng: máy nén khí được ứng dụng trong công nghiệp khai khoáng, giúp các công ty năng lượng thăm dò từ xa, khai thác khoáng sản đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

2.2- Công nghiệp ô tô: máy nén khí giúp ích cho quy trình sản xuất và lắp ráp các bộ phận của xe. Đồng thời, nó còn tham gia vào ngành sửa chữa ô tô xe máy.

*

Máy nén khí được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô

2.3- Y tế và dược phẩm: được ứng dụng trong các loại máy móc y tế, phòng khám nha khoa, sản xuất dược phẩm. Trong các lĩnh vực này, vai trò của máy nén khí không dầu là không thể thiếu.

2.4- Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống: máy nén khí không dầu được ứng dụng trong hai ngành này nhờ khí đầu ra tinh khiết 100%, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người. Nó tham gia vào khâu sản xuất và đóng gói.

*

Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm

2.5- Chế biến gỗ, vệ sinh môi trường: được ứng dụng trong hai ngành này, giúp tiết kiệm năng lượng và an toàn trong hoạt động.

2.6- Một số ứng dụng mới: Hiện nay, máy nén khí vẫn đang được phát kiến thêm những ứng dụng mới. Trên thị trường đã có loại xe ô tô chạy bằng khí nén, vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong công nghệ Hydrad tiết kiệm năng lượng, công nghệ lưu trữ năng lượng.

*

Ô tô chạy bằng khí nén 

III. Phân loại máy nén khí?

Có hai cách phân loại máy nén khí được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đó là: phân loại theo nguyên lý hoạt động và phân loại theo chất làm mát. Theo nguyên lý hoạt động máy nén khí có 05 loại cơ bản, theo chất làm mát được phân làm hai loại.

3.1- Phân loại máy nén khí theo nguyên lý hoạt động

Đối với phân loại máy nén khí theo nguyên lý hoạt động, có 05 loại hoạt động theo cơ chế khác nhau:

+ Máy nén khí trục vít: máy hoạt động theo chuyển động tròn, dựa trên nguyên lý thay đổi thể tích. Động cơ quay với tốc độ cao khiến trục vít quay ngược chiều nhau. Trong quá trình đó, các khe hở trục vít và buồng nén khí nhỏ dần, khiến thể tích của không khí thay đổi, tạo nên khí đầu ra có áp suất cao.

Xem thêm: Rs485 Là Gì – ưu điểm Của Giao Tiếp Modbus

*

Máy nén khí trục vít

+ Máy nén khí Piston: Máy hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển động tịnh tiến của piston bên trong xy lanh. Không khí được hút vào khi piston chuyến động xuống và được nén khi piston chuyển động lên.

*

Máy nén khí Piston

+ Máy nén khí ly tâm: Đĩa quay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy sẽ ép không khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Sau đó, năng lượng tốc độ của khí sẽ được chuyển hoá thành áp suất nhờ bộ phận khuếch tán. Máy nén khí ly tâm thường được sử dụng trong công nghiệp nặng với công suất lên tới hàng ngàn mã lực.

*

Máy nén khí ly tâm

3.2- Phân loại máy nén khí theo chất lượng khí đầu ra

Đối với cách phân loại theo chất lượng khí đầu ra, máy nén khí được phân thành hai loại: máy nén khí không dầu, máy nén khí có dầu (ngâm dầu).

*

Máy nén khí trục vít không dầu

IV. Cấu tạo của máy nén khí

4.1- Cấu tạo của máy nén khí Piston (mini)

Các bộ phận của máy nén khí Piston: van xả nước, van an toàn, van một chiều, xi lanh, bình chứa, lọc gió, motor máy, đồng hồ áp suất, đầu nén khí, hộp công tắc, rơ le điều chỉnh áp suất.

*

Sơ đồ cấu tạo máy nén khí Piston

4.2- Cấu tạo của máy nén khí trục vít

Tuỳ vào mỗi thương hiệu máy nén khí trục vít sẽ có khác nhau về cấu tạo, tuy nhiên phần lớn các bộ phận sẽ giống nhau. Các bộ phận và chi tiết của máy nén khí trục vít bao gồm: Van hút, van cửa hút, cụm đầu nén, van một chiều, van chặn đầu, bình chứa dầu, lọc tách dầu, đường dẫn dầu, van áp suất tối thiểu, van hằng nhiệt, lọc dầu, dàn giải nhiệt khí, dàn giải nhiệt dầu, bẫy nước, động cơ và khớp nối, van điện từ, van xả xì, quạt làm mát, van an toàn, cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến quá tải, lọc hút.

*

Sơ đồ cấu tạo máy nén khí trục vít

4.3 Cấu tạo của máy nén khí ly tâm

Các bộ phận của máy nén khí ly tâm: vỏ máy, trục máy, cánh định hướng, bánh công tác…

*

Sơ đồ cấu tạo máy nén khí ly tâm

V. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy nén khí

5.1- Quy trình lắp đặt máy nén khí

Để đảm bảo máy nén khí hoạt động hiệu quả và an toàn khi sử dụng, quy trình lắp đặt máy cần được thực hiện đúng chuẩn theo quy định. Điều đầu tiên, bạn cần lựa chọn vị trí lắp đặt máy nén khí đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

Môi trường sạch sẽ, thoáng mát, không khí lưu thông tốt. Nếu lắp đặt máy nén khí trong phòng kín, cần phải lắp đặt thêm hệ thống thông gió và điều hoà không khí. Bởi máy nén khí không thể hoạt động hiệu quả trong môi trường nhiệt độ quá cao, đồng thời sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.

Tránh những nơi ẩm ướt hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp. Môi trường ẩm thấp khiến máy nén khí dễ bị gỉ sét, hỏng hóc các chi tiết bên trong. Ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy khiến máy bị tăng nhiệt độ, dễ vượt qua mức giới hạn nhiệt độ giúp máy hoạt động hiệu quả nhất.

Chọn nơi bằng phẳng, tránh nơi nhiều khói bụi hoặc gần sát với các loại máy móc sản xuất khác.

Xem thêm: Exercise Là Gì – Nghĩa Của Từ Exercise

Đối với quy trình lắp đặt hệ thống máy nén khí, bạn cần lắp đặt các bộ phận theo đúng thứ tự như sau: máy nén khí => bình chứa khí => máy sấy khí => hệ thống lọc khí.

*

Vị trí lắp đặt máy nén khí rất quan trọng đối với hiệu quả vận hành của máy

5.2- Bảo dưỡng máy nén khí đúng cách

VI. Máy nén khí cũ, máy nén khí Nhật bãi

Ở Việt Nam và một số nước châu Á, thị trường mua bán máy nén khí cũ rất sôi động. Các cơ sở bán máy nén khí cũ tập trung chủ yếu kinh doanh máy nén khí piston cũ và máy nén khí trục vít cũ. Các thương hiệu như Atlas Copco, Ingersoll Rand, Hitachi, Airman, Kobelco, Elgi, Fusheng… đều có thể dễ dàng bắt gặp trên thị trường máy nén khí cũ. Tuỳ vào độ mới của máy là bao nhiêu phần trăm mà định giá khác nhau. 

*

Máy nén khí cũ hàng Nhật bãi rất được thị trường Việt Nam ưa chuộng

Chuyên mục: Hỏi Đáp