CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd”> Vận đơn hàng không hay AWB là gì? | thienmaonline.vn

*

*

Vận đơn hàng không hay AWB là gì?

*

Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Airway bill, thường viết tắt là AWB.

Bạn đang xem: Mawb là gì

Vậy vận đơn hàng không có chức năng như thế nào, nội dung cụ thể là gì, những thuật ngữ trên AWB có ý nghĩa ra sao?

Chức năng của vận đơn hàng không

AWB đóng 2 vai trò chính là:

Biên lai giao hàng cho người chuyên chởBằng chứng của hợp đồng vận chuyển

Cần chú ý rằng, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), 2 bên mua bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.

Về trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay rất nhanh so với tàu biển, nên một bộ AWB sẽ được gửi kèm cùng hàng hóa để các bên có thể xem nhanh và giúp người nhận hàng làm sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đến.

Nội dung của vận đơn hàng không

Mặt trước của AWB

Shipper name and address: Thông tin tên và địa chỉ người gửi hàngConsignee name and address: Thông tin tên và địa chỉ người nhận hàngAWB number: Số vận đơnAirport of departure: Sân bay xuất phátIssuing carrier’s name and address: Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơnIssuing carrier’s agent: Ðại lý của người chuyên chởRoutine: Tuyến đườngAccounting information: Thông tin thanh toánCurrency: Tiền tệCharges codes: Mã thanh toán cướcCharges: Cước phí và chi phíDeclare value for carriage: Giá trị kê khai vận chuyểnDeclare value for customs: Giá trị khai báo hải quanAmount of insurance: Số tiền bảo hiểmHanding information: Thông tin làm hàngNumber of pieces: Số kiệnOther charges: Các chi phí khácPrepaid: Cước và chi phí trả trướcCollect: Cước và chi phí trả sauShipper of certification box: Ô ký xác nhận của người gửi hàngCarrier of execution box: Ô dành cho người chuyên chởFor carrier of use only at destination: Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đếnCollect charges in destination currency, for carrier of use only: Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở.

Mặt sau của AWB

Mặt sau của vận đơn hàng không gồm 2 nội dung chính sau”

– Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở: Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.

– Các điều kiện hợp đồng: Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là:

Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vac­sa­va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận…Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng khôngCơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng khôngGiới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng khôngCước phí của hàng hoá chuyên chởTrọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chởThời hạn thông báo tổn thấtThời hạn khiếu nại người chuyên chởLuật áp dụng.Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vac­sa­va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal…

Phân biệt MAWB và HAWB

Phân biệt MAWB và HAWB thế nào?

Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau:

HAWB là viết tắt của House Air Waybill (vận đơn nhà), do người giao nhận cấpMAWB là Master Air Waybill (vận đơn chủ), do hãng hàng không cấp

Nói cách khác, khi chủ hàng lưu chỗ (book) với công ty giao nhận hàng không, bên giao nhận sẽ cấp HAWB. Tới lượt mình, người giao nhận book lại chỗ với hãng hàng không cho lô hàng đó, thì sẽ được hãng cấp MAWB.

Xem thêm: Duyên âm Là Gì

Ý này cũng tương tự như cách phân biệt giữa HBL và MBL trong vận tải biển.

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Vận đơn của 2 phương thức vận tải này đều có những đặc điểm chung của vận đơn:

Là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyểnDo người vận chuyển phát hành, với những nội dung cơ bản như: tên người gửi hàng, nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng…

Tuy nhiên, vận đơn đường biển và vận đơn hàng không cũng có một số điểm khác nhau quan trọng như sau:

Vận đơn hàng khôngVận đơn đường biển
Không chuyển nhượng đượcCó thể chuyển nhượng được, nếu là loại giao hàng theo lệnh
Phát hành sau khi giao hàng cho hãng vận chuyểnPhát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu
Phát hành ít nhất 9 bảnPhát hành bộ đầy đủ: 3 bản gốc, 3 bản copy
Dùng trong vận chuyển hàng khôngDùng trong vận tải biển
Không dùng với điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF trong Incoterms.Có thể sử dụng với tất cả các điều kiện quy định trong Incoterms 2010
Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw, Công ước Hague sửa đổi, Công ước MontrealĐiều chỉnh bởi Công ước Hague, Hauge-Visby, và Bộ luật US COGSA 1936

Tra cứu vận đơn hàng không

Các hãng hàng không hiện đều cho phép tra cứu tình trạng lô hàng trên website của họ.

Để có thể tra cứu vận đơn hàng không, bạn vào website của hãng và tìm phần tracking, sau đó nhập số AWB vào là có thể tìm được thông tin mình cần.

Dùng vận đơn để mở rộng thị trường thế nào?

Bill of lading còn gọi là dữ liệu vận đơn, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm được thông tin thương mại quốc tế và tình hình giao dịch cho từng sản phẩm cụ thế trên thị trường thế giới.

Xem thêm: Regardless Of Là Gì – Regardless Of Có Nghĩa Là Bất Chấp

Các lợi ích chính của vận đơn (Bill of lading):

Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và mới nổiXác định thị trường và phân khúc tốt nhấtTạo ra các khách hàng mớiTheo dõi và phân tích giao dịch của các đối thủ cạnh tranhNắm bắt xu hướng sản phẩm nhanh chóngTiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm đối tácĐưa ra các quyết định kinh doanh chính xácGiảm rủi ro giao dịch bằng cách theo dõi người mua/người bán thực sự.

Tìm hiểu thêm về vận đơn 29 quốc gia của Tradesparq tại đây: https://thienmaonline.vn/gioithieu/tradesparq-com/ 

Chuyên mục: Hỏi Đáp