Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-ViệtViệt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-KhmerViệt-Việt

Bạn đang xem: Mâu thuẫn là gì

*
*
*

mâu thuẫn

*

– I. d. 1. Tình trạng xung đột với nhau: Mâu thuẫn giữa Anh và Mỹ. 2. Tình trạng xung đột ở trong sự vật làm cho sự vật biến đổi. II. t. Chống chọi nhau, không hòa thuận với nhau: Bọn đế quốc bề ngoài hùa theo nhau nhưng thực ra thì mâu thuẫn nhau.


phạm trù của phép biện chứng, nói lên mối quan hệ bài trừ nhau, phủ định nhau giữa các sự vật hoặc giữa các mặt, các khuynh hướng, các lực lượng bên trong sự vật. MT tồn tại trong mọi sự vật, là nguồn gốc bên trong của sự vận động của nó. Người ta phân biệt MT biện chứng với MT lôgic. MT biện chứng là MT giữa các mặt đối lập đang tồn tại thực sự trong chính sự vật. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ấy với nhau làm cho MT phát triển và khi MT được giải quyết thì chất lượng của sự vật thay đổi. MT biện chứng có nhiều loại: MT bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng, vv. Các MT ấy đóng vai trò khác nhau trong quá trình phát triển và chúng cũng thể hiện khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau (x. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng). Còn MT lôgic tồn tại trong tư duy. Trong lôgic hình thức truyền thống, mọi MT lôgic đều bị coi là biểu hiện tư duy sai lầm. Lôgic biện chứng hay phép biện chứng cho rằng, không phải mọi MT lôgic đều là biểu hiện của tư duy sai lầm. Vd. “vận động vừa liên tục vừa gián đoạn” là một mâu thuẫn lôgic phản ánh hiện thực khách quan (x. Mâu thuẫn lôgic).

hId. 1. Sự xung đột, chống chọi nhau. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. 2. Trái ngược, không nhất quán. Luận điểm của tác giả có nhiều mâu thuẫn. 3. Sự phát triển của hai mặt bên trong sự vật làm cho sự vật biến đổi, phát triển. Sự thống nhất của mâu thuẫn. IIđg. Xung đột, chống chọi nhau. Hai bên mâu thuẫn nhau gay gắt.Tầm nguyên Từ điểnMâu Thuẫn

Mâu: thứ binh khí có cán, mũi nhọn, Thuẫn: cái khiên, cái mộc. Hàn Phi Tử: nước Sở có người bán cái mâu và cái thuẫn. Y khoe rằng: Cái mâu của tôi rất nhọn, bất cứ vật gì cũng có thể đâm thủng được cả, đến khi quảng cáo cho cái thuẫn thì y nói: cái thuẫn của tôi có thể ngăn cản được mọi thứ binh khí. Có người hỏi: Nay nếu dùng cái mâu của anh để mà đâm cái thuẫn của anh thì sao? Người kia không thể trả lời được. Về sau những điều trái ngược nhau thì gọi là mâu thuẫn.

Anh em mâu thuẫn hai bề. Đại Nam Quốc Sử

Xem thêm: Compass Là Gì – Nghĩa Của Từ Compass Trong Tiếng Việt

*

*

*

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Font Chữ Trong Word 2007

mâu thuẫn

mâu thuẫn verb to contradictcác báo cáo mâu thuẫn nhau: The reports contradict each otherantithesisantitheticalcontentioncontradictionluật mâu thuẫn: law of contradictionsự mâu thuẫn: contradictioncontradictorynhững mệnh đề mâu thuẫn: contradictory propositionsinconsistentmâu thuẫn vớicontradictphi mâu thuẫnconsistentphi mâu thuẫn vữngconsistentsự mâu thuẫnconflicttính phi mâu thuẫnconsistencetính phi mâu thuẫnconsistency

Chuyên mục: Hỏi Đáp