Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) đang dần trở thành từ khóa phổ biến hơn đối với giới khảo cổ, nhân chủng học, giới học giả mến mộ và mong muốn đào sâu giáo lý Phật giáo, và rất nhiều quý bằng hữu tìm đến Thiên Châu (Dzi) Tây Tạng tại Nangluongsong.vn…Sau những lần hữu duyên tiếp xúc với rất nhiều với chư vị kể trên, chúng tôi nhận thấy không ít quan điểm chưa chuẩn xác về Mật Tông Kim Cương Thừa, xin được trình bày dưới đây:

Mật Tông là con đường ngắn nhất giúp chúng ta cầu thần thông, luyện bùa phép. Mật Tông là trào lưu Phật giáo thượng thừa. Mật Tông là một trường phái lý luận có thể nghiên cứu và biện chứng được. Tu tập Mật Tông chỉ cần rèn luyện qua nghiên cứu tài liệu, sách vở. Mục đích của việc tu tập Mật Tông để giúp chúng ta có những sức mạnh siêu nhiên, thay đổi đất trời.

*Trong phạm vi trình bày của bài viết này, chúng tôi xin phép không trình bày các nội dung về nguồn gốc, lịch sử hình thành, giáo nghĩa Mật Tông. Bài viết được tổng hợp dựa trên nhiều tài liệu thu thập được, rất nhiều trích dẫn chúng tôi được truyền cảm hứng từ các tác phẩm của dịch giả/ thiền sư Nguyên Phong, và dựa trên quan điểm cá nhân. Chúng tôi xin chân thành ghi nhận những đóng góp từ quý vị đọc giả để những chia sẻ sau sẽ đầy đủ và chi tiết hơn ????

Tại sao lại có Tiểu Thừa, Đại Thừa và Mật Thừa?

Ngày trước, Đức Phật truyền thụ cho các đệ tử rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi người tùy căn cơ của mình mà lĩnh hội được điều Phật dạy nhưng không ai ghi chép lại. Nhiều thế kỉ sau này, các bậc tăng sĩ mới tập hợp lại nghiên cứu và viết thành những bộ Kinh nhưng các bộ này cũng bị thất truyền ít nhiều. Những bộ Kinh dễ đọc, dễ hiểu thường được truyền tụng rộng rãi; những bộ Kinh cao siêu không ai hiểu thường được cất giữ cẩn thận tại một số nơi. Huyền thoại Phật giáo kể rằng các kinh điển Đại Thừa được cất giấu dưới Long Cung hơn năm trăm năm cho đến khi Đức Nagarjuna vào Long Cung học thuộc lòng và mang ra truyền bá cho chúng sinh. Đức Nagarjuna được xem là người có công lớn nhất trong việc truyền bá tư tưởng Đại Thừa. Tuy nhiên, Đại Thừa cũng chỉ là một con đường mà thôi, còn một con đường khác nữa từ trước đến nay vẫn được gìn giữ rất kỹ; tại Tây Tạng gọi là Kim Cương Thừa hoặc Mật Thừa… Đây là một phương pháp bí mật chỉ một thiểu số Lạt Ma được dạy dỗ mà người nào cũng có thần thông như Thần Nhãn, Thiên Nhĩ, Khinh Công.v.v.

*

Rất nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, nhân chủng học xem Phật giáo là một triết lý để nghiên cứu, thật sự chúng ta sẽ không được lợi lạc gì khi làm chuyện đó. Vì khi chứng tỏ chúng ta hiểu biết thông qua kiến thức và công trình nghiên cứu của bản thân, chúng ta đã xây dựng một bức tường bằng kiến thức giữa bản thân với thế giới bên ngoài. Vì Đức Phật không quan tâm đến những vấn đề nhằm thỏa mãn trí tò mò của con người như nguyên nhân của vũ trụ, sự sáng tạo đầu tiên là gì hoặc những câu hỏi tương tự. Ngài chỉ quan tâm đến hoàn cảnh của con người, sự khổ đau mà con người phải gánh chịu, nguyên nhân dẫn đến sự khổ đau đó, và cách nào để chấm dứt sự đau khổ. Do đó, giáo lý của ngài không đề cập đến những vấn đề siêu hình, mà lại vô cùng thực tiễn. Bất cứ sự diễn giải nào không có tính thực tiễn đều không mang lại lợi ích gì cả.

Có ba con đường thoát khỏi khổ đau: Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Con đường sau cùng là con đường vô cùng huyền bí mà rất ít ai biết. Cả ba đều là Phật Thừa, đều là những con đường đưa đến cùng mục đích là giải thoát. Mục đích mới là điều quan trọng chứ đâu phải những con đường.

Chúng tôi nhận thấy rất nhiều người tìm đến Mật Tông như lối đi tắt, con đường ngắn nhất, phương pháp dễ dàng để đạt đến Phật quả. Và chỉ cần đọc vài câu chú, thực hành vài phương pháp bí mật nào đó sẽ giống như trên tay cầm sẵn chiếc vé phi cơ hạng nhất để về Niết Bàn.

Một ví dụ đơn giản chúng tôi xin được phép trích dẫn từ tác phẩm Hoa Sen Trên Tuyết – Dịch giả Nguyên Phong:

Có một bình diện 110 Volt và một dòng điện cao thế một triệu Volt. Làm cách nào để dẫn luồng điện cao thế đó vào bình điện? Đó là con đường Tiểu Thừa (Hinayana) Người ta gắn 10.000 bình điện vào dòng điện cao thế, như vậy sức mạnh dòng điện được phân phối đều ra, mỗi bình sẽ nhận đủ 110 Volt. Đó là con đường Đại Thừa (Mahayana). Hoặc chúng ta có thể sửa đổi bình điện khiến nó có thể trực tiếp nhận dòng điện cao thế một triêu Volt mà không hư hại. Đó là con đường Kim Cương Thừa (Vajrayana). Trực tiếp đón nhận chân lý như một sự thật hiển nhiên vì kim cương có tính cứng rắn, bền vững, không thể hư hại. Dĩ nhiên chỉ những bậc Tổ, những bậc Bồ Tát mà phông phu tu hành bền vững, kiên cố rắn chắc như kim cương thì mới dám đi vào con đường này. Người không đủ công lực, chưa đủ trí tuệ để đón nhận chân lý, chưa đủ sức nhận luồng điện cao thế chắc chắn sẽ bị cháy như than. Đó là sự hiểm nguy của con đường tu tập Mật Tông.

Theo sách vở Mật Tông thì nếu đi theo con đường Đại Thừa, một người cần phải trải qua rất nhiều kiếp tu hành mới có thể đạt đến quả vị Phật nhưng nếu theo con đường Kim Cương Thừa, được một vị thầy đã chứng đắc hướng dẫn và gặp các duyên tốt thì người ta có thể đạt quả vị Phật ngay trong kiếp hiện tại. Vì thế người ta gọi là “con đường tắt” nhưng nói như vậy không có nghĩa Kim Cương Thừa là con đường mà ai cũng có thể đi được. Đây là một chân lý tối thượng dành cho các bậc Bồ Tát mà công phu tu hành tinh tấn đã trải qua vô lượng vô số kiếp, các ngài đã đến giai đoạn cuối cùng của con đường chứng đắc, chỉ cần một nhát gươm chém tan màn vô minh để hốt nhiên giác ngộ, đạt đến cảnh giới Niết Bàn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vị Tổ, Bồ Tát này đã có đủ Giới, Định, Tuệ, đã mở lòng Từ Bi Bác Ái, đã phát tâm Bồ Đề kiên cố, hiểu lý Vô Thường, luật Nhân Quả chứ những kẻ mà Giới chưa giữ nổi, Định chưa yên, lòng đầy ích kỷ ngạo mạn, Tâm còn lao chao như ngọn đèn trước gió mà đòi đi đường tắt thì quá rồ dại, ngông cuồng.

 

Hiểu đúng về danh xưng Kim Cương Thừa:

Nếu muốn hiểu về Kim Cương Thừa, trước tiên ta phải có kiến thức rất rõ về Tiểu Thừa cũng như Đại Thừa vì tất cả đều là Phật Thừa. Gọi là Tiểu Thừa, Đại Thừa hay Kim Cương Thừa chỉ là những danh từ, những giai đoạn, trình độ hay những phương tiện mà thôi chứ cả ba con đường hoàn toàn không có gì sai khác.

Con đường nhỏ hay Tiểu Thừa (Hinayana) đặt căn bản trên Giới Luật, Thiền Định để kiểm soát Thân, Khẩu, Ý. Nhờ sự giữ gìn những kỷ luật nghiêm cẩn, có một đời sống trong sạch, thanh tịnh và nhờ sự thiền định, theo dõi từng hơi thở, từng cảm giác, từng ý tưởng nhen nhúm trong tâm mà người hành thiền ý thức được rằng trong thế giới này thật không có gì bền vững, vĩnh cửu mà chỉ là do Tâm tạo ra. Nhưng Tâm hay tư tưởng cũng không hề bền vững mà thật ra chỉ là những diễn biến chập chờn, xáo động, trùng trùng điệp điệp không hề chắc chắn.

Từ ý thức này, họ sẽ thấy rõ ràng tính cách Vô ngã của mình, và sự lầm lẫn về cái Ngã là nguyên nhân của tất cả đau khổ, phiền não.Vì nhận thấy rằng có một cái Ngã nên con người mới cố gắng tô điểm, bảo vệ  giữ gìn  cho nó được trường tồn. Họ đã tạo ra hình ảnh Thượng Đế hay lý thuyết về sự bất tử để thỏa mãn được ước vọng thầm kín tồn tại mãi mãi trong cái vòng vô minh. Cho đến khi thực sự quán triệt được tính chất Vô Ngã của mình, họ mới chán ghét Sắc, Thọ, Tướng, Hành, Thức và tìm cách thoát khỏi vô minh. Tự giác là mục đích của con đường này.

Từ sự ý thức về tính Vô Ngã của mình, cái Ngã trở nên không còn quan trọng nữa, sẽ đưa đến việc mở rộng lòng thương đến những người xung quanh. Khi cái “Ta” không còn nữa thì đâu còn sự phân biệt giữa ta và người khác, chủ thể và đối tượng.

Bạn đang xem: Mật tông là gì

Xem thêm: Tự Học Là Gì – Chia Sẻ Phương Pháp Tự Học Sandbox

Xem thêm: Bio Là Gì – Nghĩa Của Từ Biography

Con đường rộng hay Đại Thừa (Mahayana) dựa trên sự ý thức về tính Vô Ngã của mình và mở rộng lòng thương đến tất cả muôn loài chúng sinh, không tìm sự giải thoát cho mình mà giúp đỡ tất cả đều được thoát khỏi phiền não, khổ đau. Kinh điển Đại Thừa nhiều như rừng bể, cao siêu khôn lường không thể diễn giải hết trong bài viết này nhưng phải dựa trên sự phát triển lòng Từ Bi, không những tự giác ngộ mà còn giác tha.

Con đường tắt hay Kim Cương Thừa (Vajrayana) được gọi là Kim Cương vì đề cao sự khám phá ra tính cứng rắn, không thể hư hoại được của trạng thái giác ngộ, nhìn thấy thực tướng của sự vật. Kim Cương là thứ sắc bén có thể xuyên thủng mọi vật, là lưỡi dao bén xuyên thủng mọi vật, là lưỡi dao xuyên thủng màn vô minh để đạt đến sự giác ngộ, giải thoát. Kim Cương Thừa đề cao sự phát triển Trí Tuệ siêu việt, gọi là Trí Tuệ Bát Nhã. Để đạt đến trí tuệ này phải có một tấm lòng Từ Bi vô cùng rộng lớn. Do đó, Kim Cương Thừa là giai đoạn chót của Đại Thừa, giai đoạn sau khi đã khai mở rốt ráo lòng Từ Bi, bắt đầu chuyển Thức thành Trí để nhận thức chân lý.

Điều quan trọng cần biết là cả ba con đường tuy thế vẫn chỉ là một (Nhất Thừa) vì trên thực tế không có gì sai khác, cả ba đều chỉ là một sự tiếp diễn không ngừng vì tên gọi Mật Thừa (Tantra) còn có nghĩa là sự nối tiếp. Tuy gọi là nối tiếp nhưng không hề có khởi đầu hay chấm dứt mà thực ra nó là một cái vòng tròn, trong đó ba con đường có thể ví như những sợi chỉ ba màu cùng quấn lại. Vì tính chất tương quan này, ta có thể nói đó là những giai đoạn, trình độ trên cùng một con đường, con đường giải thoát.

Nếu không áp dụng các căn bản Giới, Định của Tiểu Thừa để tự độ thì khó có thể đi vào con đường phổ độ của Đại Thừa, và nếu thiếu lòng Từ Bi của Đại Thừa thì không thể đi vào con đường Trí Tuệ của Kim Cương Thừa.

 

Kim Cương Thừa (Vajrayana) là con đường bí mật

Kim Cương Thừa (Vajrayana) hay Mật Thừa (Tantric) là một con đường hết sức linh thiêng và bí mật. Các tổ Mật Tông đều nhấn mạnh đến việc tu học Thần Chú (Tantra) như phương tiện để đạt sự giác ngộ.

Ở Tây Tạng, Mật tông được phổ biến rộng rãi, người ta tìm đến nó vì sự nổi tiếng mà không cần tìm hiểu xem họ có khả năng tu tập pháp này hay không!?

*

Kim Cương Thừa có tính bí mật vì nó là một phương pháp tuyệt đối, dành cho các bậc tu hành hết sức cao chứ không phải mang ra truyền dạy bừa bãi. Đa số mọi người chỉ thích  nhắm vào kết quả mà không chịu hành động, họ muốn học cách nào nhanh nhất, lẹ nhất và ít tốn công nhọc sức nhất, cũng ví như người muốn lên tầng cao nhưng không muốn sử dụng cầu thang bộ mà chỉ đòi sử dụng thang máy. Có lẽ vì biết thái độ của đa số chúng sinh đều như thế nên các vị Tổ Mật Tông đã gìn giữ giáo lý này trong vòng bí mật, những bộ kinh của Kim Cương Thừa ít được truyền bá rộng rãi.

Thật không hay khi bắt đầu tu tập với với mong muốn biện luận được giáo lý Mật Thừa. Nếu các bạn không phát xuất từ lòng tham mà nhắm vào sự khế hợp với nguyện lực, thì bạn sẽ trực nhận được tiềm năng cảm ứng và trở thành một hành giả. Nếu thành công, năng lực hay dấu ấn sâu sắc của mật pháp nầy sẽ phát sinh.

Riêng trong thời đại ngày nay, Mật tông đã trở thành đề tài được quan tâm, nhưng chỉ như là đối tượng hiếu kỳ. Tuỳ theo quan niệm của người tu tập, nó sẽ trở thành một thứ để giải trí và đến mức chẳng biết điểm nào là có ích hay nguy hại. Nhiều mật pháp đã được phổ biến, nhiều người giảng thuyết về tantra, nhiều kinh sách được phiên dịch. Ngay dù Mật tông chỉ được thành tựu trong ẩn mật, mà nhiều sách đã xuất bản lại là một mớ hỗn tạp của thật và giả.

Những hành giả đã tu tập các giai vị trong Hiển giáo và mong muốn nhanh chóng đạt được cảnh giới phước huệ trang nghiêm của chư Phật thì nên đi vào Mật thừa để có thể dễ dàng nhận được sự chứng ngộ Phật quả. Tuy vậy, bạn không nên tìm cầu quả vị Phật cho riêng mình, và không nên đến với Man-tra thừa để thấy mình khác thường. Với một sự hướng dẫn tâm linh như là bậc thủ hộ, bạn cần phải tu tập theo lối phổ thông, theo lối công phu dành cho những căn cơ bậc hạ và trung–nhận ra khổ đau và phát tâm thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Rồi bạn phải tu tập lòng từ bi, nghĩa là không thể nào chịu đựng được cảnh khổ đau nơi người khác mà bó tay khuất phục. Con người muốn có hạnh phúc nhưng lại bị tước đi hạnh phúc; họ không muốn khổ đau nhưng bị hành hạ bởi khổ đau. Bạn phải phát khởi lòng từ bi rộng lớn từ nhiều quỹ đạo của con tim bạn đến cho mọi loài chúng sinh đang trôi lăn trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Bạn phải có một tâm nguyện rộng lớn cứu vớt mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau và cảnh giới của họ.

Nhờ năng lực đã được tích tập trong vô số kiếp trước, có người đã có được thiện tâm từ khi còn nhỏ; họ có được lòng từ bi vô hạn đối với những côn trùng đang có nguy cơ bị huỷ diệt và đối với loài người đang lâm vào cảnh tang thương; họ đã có ý thức sâu sắc về lòng từ bi. Những người như thế nên tu tập Mật thừa để có thể nhanh chóng đạt Phật quả.

 

Tìm hiểu Mật Tông cần có người hướng dẫn

Có hai sự nguy hiểm lớn trong việc tu tập và thực hành Mật Tông. Vì sự truyền dạy không dựa trên sách vở, lý thuyết nên người học không biết đâu là đúng, là sai; vì thiếu các chỉ điểm nên rất dễ đi vào con đường Tà Đạo.

Truyền thống Mật Tông Xây dựng trên sự truyền khẩu quyết giữa thầy và trò. Các khẩu quyết này được giữ hết sức bí mật, nhưng “bí mật” ở đây không thể  hiểu như một sự giấu giếm, không muốn cho ai biết. Sở dĩ có sự bí mật vì khẩu quyết đó chỉ có thầy, vốn là các vị chân sư, biết rõ căn cơ, trình độ của học trò nên mới có thể chỉ dạy một phương pháp thích hợp nhất, riêng cho học trò đó mà thôi.  Và khi học trò tận lực thực hành mật pháp mà họ được giao, thì sự cảm ứng giữa kinh nghiệm tâm linh và nội chứng sẽ phát sinh.

Khẩu quyết này có thể tạm ví như một “Thiền Tông Công Án”, chìa khóa giúp người đó tỉnh ngộ, nhưng chỉ một người thôi chứ không thể áp dụng cho hàng loạt. Nhờ chuyên tâm tu hành khẩu quyết này mà học trò có thể phá võ tà kiến, vén màn vô minh để nhìn thẳng vào sự thật. Do đó, tu theo Mật Tông phải có thầy chứ không thể nghiên cứu vài cuốn sách hay học thuộc lòng vài câu chú như nhiều người lầm tưởng. Đã thế, vị thầy hướng dẫn phải là người kinh nghiệm, có những ấn chứng mới hướng dẫn học trò một cách tốt đẹp, hiệu quả được.

Vì phải dựa vào một vị thầy nên sự lựa chọn các bậc chân tu đạo hạnh, có kinh nghiệm hành trì Mật Tông là rất khó. Nếu gặp người thiếu kinh nghiệm thì cả thầy lẫn trò đều dễ lạc vào những cảnh giới huyễn hoặc và vô cùng nguy hiểm của vô minh.

Ngoài ra, vì tính “bí mật” không thể giải thích nên đã có nhiều ngộ nhận, lầm lẫn của những người nghiên cứu Mật Tông theo sách vở. Nhiều người đã hiểu lầm những Biểu Tượng, Mật Nghĩa rồi theo đó giải thích, tạo ra nhiều ngộ nhận vô cùng đáng tiếc – như Mật Tông là một kỹ thuật giao hoan, hưởng lạc, khai mở luồng hỏa hầu, tu dưỡng chân khí, thái Âm bổ Dương.v.v… Đây chỉ là sự phóng chiếu các tư tưởng bệnh hoạn của những đầu óc ích kỷ, thiếu hiểu biết.

Ngôn ngữ không thể diễn tả được Chân Lý, có những điều chỉ có thể cảm được, ngộ được nhưng không thể diễn tả được nên các Tổ đã sử dụng những Biểu Tượng để tượng trưng cho điều các ngài muốn nói, những Mật Nghĩa để người đời sau phải trải nghiệm, phải luận mới hiểu được. Nhiều người đã dựa vào những Biểu Tượng, Mật Nghĩa này để giảng giải Mật Tông một cách hoàn toàn sai lạc – chẳng hạn như đây là con đường tắt, nhanh chóng để đạt đến kết quả.

Người ta không thể tìm ra một giải pháp cụ thể và cấp tốc, trong một thời gian thật ngắn mà đạt được kết quả tối đa. Tất cả những gì thiếu mục đích chân chính, chỉ nhằm đạt đến kết quả thì sẽ không bao giờ thành tựu được, không những mình đã làm người khác nhầm lẫn mà còn đánh lừa chính bản thân.

 

Chúng tôi mong rằng quý đọc giả khi đọc qua những chỉ dẫn này, sẽ có những ý niệm đúng đắn hơn trên con đường trải nghiệm tâm linh, hành giả Mật Tông. Nếu quý vị có những góp ý,  luận điểm để nội dung bài chia sẻ được đầy đủ và hoàn thiện hơn, chúng tôi rất hoan hỷ mong nhận được bình luận của các bạn bên dưới bài viết này ????????????

Hoặc trao đổi nhiều hơn với chúng tôi tại: m.me/nangluongsong.vn/

 

Om maitri maitreya maha karuna ye.

Oṃ maitri mahāmaitri maitriye svāhā

 

Chuyên mục: Hỏi Đáp