Việt Nam đang từ nước nông nghiệp hướng tới sự phát triển của đất nước công nghiệp. Song song với nó là sự phát triển của các ngành công nghiệp. Trong đó có có ngành gia công đang được quan tâm hàng đầu. Trong ngành xuất hiện thuật ngữ Manufacture. Vậy Manufacture là gì? Những vấn đề việc làm, tầm phát triển cũng như những thông tin xung quanh ngành chế tạo, sản xuất sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Manufacturer là gì

Việc làm Sản xuất – Vận hành sản xuất

1. Manufacture là gì?

1.1. Định nghĩa Manufacture là gì?

Theo dịch nghĩa tiếng anh thì Manufacturer có nghĩa là gia công ( Chế tạo – sản xuất ), đây là một bộ phận trong khu vực thứ hai của một nền kinh tế, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng cũng như sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này thường sử dụng các sản phẩm của khu vực sơ khai làm đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm công nghệ tiêu dùng.

Động từ của Manufacture là Manufacturing nhằm chỉ quá trình sản xuất các sản phẩm tiêu không sử dụng lao động chân tay , mà thay vào đó là sử dụng máy móc, áp dụng công nghệ, công cụ cùng các công thức và làm làm theo quy trình nhất định đã được định sẵn. Các hoạt động sản sản xuất này được sử dụng trong nhiều trường hợp như từ thủ công mỹ nghệ đến ngành công nghệ cao như gia công oto, tuy nhiên các sản phẩm sẽ được sử dụng nhiều trong công nghiệp, sản xuất với số lượng lớn, quá trình từ nguyên liệu đến thành phẩm được sản xuất và chế tạo trên quy mô lớn và áp dụng các thiết bị máy móc vào quá trình sản xuất.

1.2. Khái niệm quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất là các bước thực hiện, các giai đoạn gia công làm việc từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, từ thành phẩm đến hoàn thiện để tung ra thị trường và bán cho người tiêu dùng. Quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước, bắt đầu là lựa chọn mẫu sản phẩm, xây dựng thiết kế, phân tích và lựa chọn nguyên liệu phù hợp, đánh giá và xây dựng các đặc điểm kỹ thuật và các công đoạn thực hiện để có thể tạo ra các sản phẩm như mong muốn.

Việc làm sản xuất – vận hành sản xuất tại Hà Nội

1.3. Kế hoạch sản xuất có quan trọng không?

Kế hoạch sản xuất là bản mục tiêu sản xuất, trong đó sẽ ước tính nhân lực, thiết bị, công nghệ cần dùng để đạt được mục tiêu của kế hoạch sản xuất. Trong kế hoạch sản xuất điều đầu tiên cần làm là lập mục tiêu để kế hoạch hướng đến. Bản kế hoạch được xây dựng phải chi tiết để mục tiêu được thực hiện sát nhất, cũng như bản kế hoạch cần tối ưu về chi phí, nhân lực và thiết bị và thời gian hoàn thành. Bản kế hoạch chi tiết là bản kế hoạch có các bước thực hiện cụ thể, dự báo được vấn đề phát sinh cũng như hướng giải quyết cho các phát đề nếu có phát sinh.

2. Mục tiêu chung của Lean Manufacturing (lập kế hoạch sản xuất)

2.1. Nguồn lao động được sử dụng tối đa và hiệu quả

Bản kế hoạch chi tiết có các bước thực hiện cụ thể sẽ giúp cho việc phân công nhân lực sẽ được chính xác hơn, người làm sẽ biết mình làm ở bộ phận nào với công việc gì, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn nhân lực hiệu quả, nâng cao năng xuất, giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

2.2. Đảm bảo quá trình sản xuất

Việc lập kế hoạch giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, không gặp các vấn đề như thiếu hụt nguyên liệu, thiếu hụt nhân lực hay thiết bị làm việc. Việc đảm bảo quá trình sản xuất sẽ giúp cho dây chuyền tổng thể ổn định, tận dụng tối đa các máy móc. Ngoài ra khi dây chuyền sản xuất ổn định, thành phẩm sản phẩm được xuất giao đúng hạn thì các bộ phận tiếp theo sẽ làm việc thuận lợi hơn như giao hàng đúng định kỳ. Không chỉ vậy, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa các thiết bị máy móc cũng như nguồn nhân lực, việc sản xuất sẽ diễn ra liên tục và sản phẩm được liên tục được đưa ra thị trường đúng kế hoạch và có thể vượt chỉ tiêu.

2.3. Mục tiêu kế hoạch ước lượng nguồn nhân lực

Lập kế hoạch sản xuất giúp cho doanh nghiệp tính được số lượng nhân lực cần thiết cho quá trình sản xuất. Nguồn lực cần nắm bắt được trong quá trình sản xuất và doanh nghiệp phải hệ thống được con người làm việc, nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, thiết bị tham gia sản xuất,…Ước lượng này dựa vào mục tiêu sản xuất kỳ này và báo cáo doanh số kỳ trước của một doanh nghiệp, báo cáo này dựa theo nhu cầu bán hàng, đáp ứng yêu cầu bán hàng phục vụ khách hàng nên sẽ luôn có sự thay đổi giữa các kỳ.

Việc làm giám đốc sản xuất

2.4. Kế hoạch đề ra nhằm có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác

Ví dụ: trong cuộc họp để lập kế hoạch cho kỳ sản xuất và tiêu thụ sắp tới, các bộ phận đều phải tham gia, bộ phận marketing phối hợp với bộ phận tiêu thụ để bán hàng, bộ phận sản xuất kết hợp với bộ phận nguyên liệu để lên kế hoạch sản xuất,..Việc lập kế hoạch giúp việc phối hợp giữa các phòng ban nhịp nhàng hơn, từ đó nâng cao năng suất sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Visual Là Gì – Những ý Nghĩa Của Visual

2.5. Lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lãng phí nguyên vật liệu

Khi lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được số lượng nguyên liệu thô cần thiết, từ đó nhập hàng và giúp cho việc nguồn nguyên liệu được đảm bảo, cũng như chất lượng nguyên liệu được đảm bảo từ đó tạo ra được các sản phẩm chất lượng.

3. Nguyên tắc của kế hoạch Manufacturing

3.1. Nhận thức về sự lãng phí

Giúp nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được giá trị và giảm bớt sự lãng phí trong quá trình sản xuất. Nhân viên cũng như những người tham gia vào quá trình sản xuất sẽ nhận ra những gì không làm nên giá trị. Đứng ở vị trí khách hàng, bất cứ vật liệu nào không có chức năng hoặc không tạo nên giá trị thì nên giảm bớt để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành cho sản phẩm.

3.2. Chuẩn hóa quy trình

Kế hoạch đòi hỏi việc triển khai các bước theo kế hoạch chi tiết, và thực hiện theo quy trình chuẩn. Trong đó kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian thực hiện, các bước thực hiện chi tiết và kết quả cần đạt được.

3.3. Quy trình liên tục

Kế hoạch thường hướng tới việc triển khai quy trình sản xuất liên tục, không bị tắc nghẽn, tồn đọng hay phải chờ đợi.

Việc làm quản lý sản xuất

3.4. Chất lượng

Một trong những nguyên tắc của kế hoạch là đạt được chất lượng tốt nhất, việc này nhắm tới việc loại trừ phế phẩm dư thừa không dùng đến, kiểm soát được chất lượng sản phẩm sản xuất ra và tung ra thị trường.

3.5. Sự cải tiến

Kế hoạch được lập lên cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian sản xuất, tránh lãng phí và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

4. Lean Manufacturing và doanh nghiệp được hưởng lợi từ những kế hoạch

Kế hoạch sản xuất gia công được sử dụng rộng rãi và đặc biệt thường sử dụng trong ngành công nghiệp thiên về lắp ráp có quy trình chuẩn thực hiện công nghiệp được lặp đi lặp lại một chu trình nhất định. Một số doanh nghiệp đang có những sản phẩm như may mặc, thiết bị linh kiện, lắp ráp theo hệ thống, xử lý gỗ,…được lợi khá nhiều từ Lean Manufacturing. Hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước mà nhiều doanh nghiệp hoạt động dưới mức công suất khi liên tục không trả hàng kịp thời gian, chất lượng sản phẩm chưa thực sự được đảm bảo 100%, vì vậy vậy áp dụng Lean Manufacturing vào quy trình sản xuất là hết sức cần thiết. Gần đây, một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng Lean Manufacturing vào quy trình sản xuất và thực hiện theo quy trình hóa, chủ động tiến hành đào tạo nhân lực, thay đổi cách thức làm việc, áp dụng các phương pháp Lean Manufacturing để lại trừ những bất lợi trong sản xuất.

Xem thêm: Dumbbell Là Gì – Dumbbell Squat Là Gì

Việc áp dụng Lean Manufacturing vào quy trình ản xuất giúp giảm thiểu tối đa những nhân lực dư thừa, những chi phí không cần thiết cho quá trình sản xuất. Từ đó kéo theo việc thanh lọc nhân lực không cần thiết hoặc không phù hợp với mô hình hoặc tiêu chí doanh nghiệp. Người làm sẽ cần ý thức được mức độ nghiêm trọng trong việc áp dung Lean Manufacturing vào quá trình sản xuất. Người lao động cần thực sự làm việc trong mọt dây truyền và đa phần doanh nghiệp sẽ ưu tien những nhân lực có kinh nghiệm và đã qua đào tạo. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về việc làm cũng như yêu cầu đối với nhân lực thông qua thienmaonline.vn để nắm được những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về ngành chế tạo, sản xuất, cũng như tìm câu trả lời cho câu hỏi manufacture là gì. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc. Thân ái!

Chuyên mục: Hỏi Đáp