Mannitol là một chất khá phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như có mặt hầu hết trong các sản phẩm được con người sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu rõ về chất này. Vậy Mannitol là gì, cách tổng hợp nó ra sao và có những lưu ý về độc tính nào. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé. 

1. Mannitol là gì?

Mannitol được biết đến với một tên gọi khác là rượu đường, đây là một polyol có cấu trúc hoá học tương tự như Sorbitol hay Polyols Xylitol.

Bạn đang xem: Mannitol là gì

Chất này là được thường xuyên sử dụng bởi những người mắc bệnh đái tháo đường, nhằm giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân nhưng không làm tăng mức đường huyết trong máu.

Đây là thành phần không thể thiếu trong các loại kẹo tốt cho sức khoẻ vì không gây ra tình trạng sâu răng. Chính vì nhiều ưu điểm nổi bật như thế nên Manitol được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. 

2. Tính chất của Mannitol

Là tinh thể màu trắng, có công thức hóa học là C6H8(OH)6Tên hóa học theo IUPAC của Mannitol là (2R,3R,4R,5R)-Hexan-1,2,3,4,5,6-hexol.Chất là có khối lượng phân tử là 182.17g/mol Độ tan của Mannitol là 1.52g/ml và nhiệt độ nóng chảy là từ 165 độ C đến 169 độ C.

*

Công thức cấu tạo của Mannitol

3. Các cách tổng hợp ra Mannitol

Theo quy mô công nghiệp

Đây là chất được hình thành từ hai nguyên liệu cơ bản đó là đường và tinh bột, thông qua quá trình hydro hóa fructose. 

Tinh bột có ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhiều so với đường, nhưng lại mắc một nhược điểm khá lớn trong cách tổng hợp này đó là quá trình biến đổi khá phức tạp. Qua nhiều phản ứng hoá học, sản phẩm cuối cùng khi tổng hợp từ tinh bột là một dung dịch siro có chứa Fructose 42%, 52% Dextrose và 6% Maltose.

Xem thêm: Consol là gì, coloader là gì?

Với đường, phương pháp này đơn giản hơn, sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân là Glucose và Fructose với tỷ lệ 50:50. 

Fructose được hình thành từ 2 chất trên sẽ được hydro hóa khi có mặt của chất xúc tác là Niken để tạo ra Mannitol và Sorbitol. Tỷ lệ của 2 chất được tạo ra cũng là 50:50. Sau đó, tuỳ vào mục đích, người ta sẽ điều chỉnh thích hợp nhằm thu được lượng Manitol cao hơn.

Theo quá trình tổng hợp sinh học

Đây là một trong những Cacbon có nhiều nhất trong tự nhiên, là một trong những phân tử giúp lưu trữ năng lượng được sản xuất bởi những vi sinh vật như nấm, địa y, tảo, nấm men, vi khuẩn và cả những loài thực vật có khả năng lên men. Thực tế, phương pháp này hiện nay đang được nghiên cứu tích cực như một giải pháp có thể thay thế cho công nghiệp trong tương lai. 

Tách Mannitol từ những loại thực vật có trong tự nhiên

Như đã trình bày ở trên, Mannitol có thể được tìm thấy ở nhiều sản phẩm trong tự nhiên. Điều này cho phép khai thác tiềm năng trong việc ứng dụng những chất gần gũi thường ngày chứ không phải là quá trình tổng hợp sinh học hay hóa học. Tại Trung Quốc, sản xuất Mannitol phổ biến là áp dụng quá trình cô lập từ rong biển. Với phương pháp này, hàm lượng Mannitol thu được có thể giao động trong khoảng từ 20% đến 90%.

Tại Trung Quốc, Mannitol được sản xuất chủ yếu là áp dụng quá trình cô lập từ rong biển

3. Ứng dụng của Mannitol trong đời sống

Ngoài vị ngọt thì Mannitol còn biết đến với một vị đặc trưng là vị mát, nguyên nhân là vì Mannitol có khả năng hấp thụ nhiệt và trở nên lạnh hơn khi được hòa tan. Chính vì như thế nên thường được sử dụng trong kẹo cao su để tạo cho người dùng cảm giác mát mẻ và thích thú hơn. Ngoài ra, với ưu điểm như vậy, Manitol còn che đậy khéo léo được vị đắng của các loại kẹo nữa đấy.

Xem thêm: Tổ Tiếng Anh Là Gì – Tổ Trong Tiếng Anh Là Gì

*

Mannitol thường được sử dụng trong kẹo cao su để tạo cho người dùng cảm giác mát mẻ và thích thú hơn

Trên thị trường, Mannitol được bán ở dạng hạt và dạng bột. Khác với Sorbitol, Mannitol là Nohygroscobic, nghĩa là không có đặc tính hút ẩm. Dựa vào tính chất này của Mannitol, người ta sử dụng để phủ ngoài cho những lớp kẹo cao su giúp cho kẹo không dính chặt vào bao bì và thiết bị trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, với tính chất là độ nóng chảy cao. Mannitol cũng được sử dụng để tạo một lớp vỏ cho kẹo và kem nhằm giúp những sản phẩm này không bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao, tạo độ ổn định và hương vị dễ chịu cho sản phẩm. 

4. Độc tính của Mannitol cần được lưu ý

Đây là một thành phần không chuyển hóa và được hấp thu từ ruột non. Ở khu vực đại tràng, những vi khuẩn có mặt tại đây sẽ chuyển hóa một số phần không được hấp thụ. Vì lý do này nên một vài người sẽ gặp những rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy hoặc lượng khí đường ruột có mặt nhiều hơn so với mức bình thường. 

Do đó, thông thường, chỉ nên sử dụng Mannitol với một lượng rất nhỏ để kiểm tra thử có phản ứng độc hại ở trên không, nếu không có thì có thể tăng dần liều lượng Mannitol trong quá trình sử dụng. Lưu ý một điều rằng, Mannitol có tính chất lợi niệu thẩm thấu, do đó nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến nhuận tràng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng chất này quá 20 gam mỗi ngày để đảm bảo an toàn. 

Tham khảo:

Rubbing Alcohol là gì?

Sodium hydroxide là gì?

Glucid là gì? Vai trò dinh dưỡng của glucid mang lại cho cơ thể con người

5. Lời kết

Mannitol là một chất được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, cũng như là nguyên liệu phổ biến cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, không được lạm dụng quá mức chất này vì sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin thật bổ ích, để biết thêm những tin tức về sức khỏe khác, bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi là https://thienmaonline.vn/. 

Chuyên mục: Hỏi Đáp