Trong quá trình tư vấn giải pháp phần mềm, tôi nhận được câu hỏi nhiều nhất là hỏi về tới giá cả phần mềm. Phần lớn khi chào giá, tư vấn giải pháp, các công ty phần mềm ở Việt Nam thường không giải thích rõ các khái niệm về giá cả khi cung cấp phần mềm và thường họ chỉ báo giá “một cục”, trong khi các khách hàng lại thường nghĩ đơn giản và cần nhanh thông tin là mua một phần mềm hết bao nhiêu tiền. Có vẻ như việc báo giá “một cục” rất tiện trong giai đoạn đầu nhưng thường việc báo giá không rõ ràng như vậy là lý do dẫn tới xảy ra xung đột, trách cứ lẫn nhau do hiểu nhầm về giá cả và các chi phí liên quan trong quá trình sử dụng phần mềm. Qua rất nhiều bài viết rải rác trên các diễn đàn lamchame, webketoan,… mà tôi từng viết về vấn đề này, nay tôi tổng hợp lại những bài viết đó trong bài này như sau:

Trong phần mềm có các khái niệm sau đây:
I. Hàng hóa
Chính là giá trị của bản quyền phần mềm (license). Đối với bản quyền thì người ta dùng từ “giá trị” (value) chứ không gọi là “chi phí” (cost) bởi đó là giá trị đầu tư.
Bạn đang xem: Manday là gì
Đối với các phần mềm đóng gói, bản quyền có thể tính theo:
Single package (Gói đơn lẻ): Ví dụ như phần mềm IDM dùng để download chẳng hạnEdition (bản standard, pro, ent,…). Ví dụ: Windows 7 Pro, Ultimate,…Tính theo số người sử dụng (user hoặc pc) hoặc số người cùng sử dụng (concurrent connection). Ví dụ: Teamviewer được tính giá theo số máy sử dụng.v.v…
Mỗi nhà cung cấp giải pháp (công ty phần mềm) sẽ tự định giá trị của bản quyền khác nhau, tùy theo thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh của họ.
II. Dịch vụ
Trong lĩnh vực phần mềm ta có thể thấy có các dịch vụ như sau: Dịch vụ tư vấn giải pháp (đối với các giải pháp lớn kiểu như SCM, ERP, CRM,…), dịch vụ tư vấn triển khai, dịch vụ bảo hành – hỗ trợ, dịch vụ bảo trì, dịch vụ đào tạo, v.v… Dĩ nhiên, đã là công lao động thì không ai người ta gọi số tiền chi cho công là “giá trị” cả mà thường gọi là chi phí (cost) và số tiền này thường được tính theo đơn vị tính là “man-day”, hoặc “man-month”. Mỗi loại dịch vụ (nói ở trên) đều có phương pháp tính khác nhau nhưng thôi không bàn đến chuyện tính toán chi phí dịch vụ ở đây.
Dịch vụ triển khai cho mỗi khách hàng ko liên quan gì tới việc phát triển phần mềm đóng gói, (nên tách ra khỏi quy trình phát triển phần mềm) mà có thể tách riêng thành dự án triển khai. Như vậy, mỗi lần triển khai cho khách hàng được coi là 1 dự án. Việc làm theo yêu cầu riêng (customized) sản phẩm cho khách hàng được coi là chi phí triển khai nếu đó ko phải là tính năng, chức năng chính của sản phẩm. Còn nếu việc customized đó liên quan tới tính năng chính của sản phẩm – nghĩa là không phải customized mà là… phần mềm thiếu phải bổ sung – khi đó, chi phí đó cấu thành nên giá bản quyền của sản phẩm.
Xem thêm: Kiểm Thử Tích Hợp Hệ Thống ( System Integration Là Gì
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là quá trình chăm sóc hỗ trợ hướng dẫn, trả lời khách hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng phần mềm kể từ sau giai đoạn triển khai và đi vào hoạt động. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng thường nằm trong dịch vụ bảo trì (xem ở dưới) và vì thế chi phí này đối với khách hàng sẽ nằm trong phí dịch vụ bảo trì. Còn việc hạch toán chi phí cho dịch vụ này đối với công ty phần mềm thì sẽ không phân biệt rạch ròi là hỗ trợ khách hàng nào, hay là việc hỗ trợ theo sản phẩm nào thì đưa chi phí này về chi phí dịch vụ, nên hạch toán chi phí này cho đối tượng là phòng hỗ trợ khách hàng (cost center) để tính hiệu quả, phân bổ chi phí này cho các dòng sản phẩm, phòng sản phẩm.
Dịch vụ bảo trì phần mềm là những công việc bao gồm không chỉ dịch vụ hỗ trợ khách hàng như đề cập ở trên mà còn là công sức của nhà cung cấp trong việc liên tục phát triển các phiên bản nâng cấp. Việc phát triển nâng cấp không chỉ khắc phục lỗi mà còn liên tục phát triển các tính năng mới. Nhiều khi người dùng đầu cuối có thể không biết rằng việc khắc phục các lỗi là rất quan trọng (mặc dù tưởng là nó không ảnh hưởng tới mình) như thay đổi thuật toán làm tăng tốc độ tính toán, v.v…..
Tóm lại, các dịch vụ phần mềm là một dạng “công sức lao động” mà trong lĩnh vực software thì phần lớn những “công sức” này là của các chuyên gia và thường có giá trị rất cao (chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp triển khai các giải pháp lớn). Tuy nhiên, ở VN các dịch vụ này thường được đánh giá RẤT THẤP bởi không chỉ do khách hàng chưa quen khái niệm trả tiền dịch vụ (ở nước ngoài, tiền mua dịch vụ là hiển nhiên như chị em nhà ta đi thuê…người giúp việc nhà theo giờ ấy) mà còn do chính các NCC đã đưa chi phí dịch vụ vào giá trị bản quyền của phần mềm làm cho các khách hàng không phân biệt được đâu là “dịch vụ“, đâu là “hàng hóa” trong lĩnh vực phần mềm.
Xem thêm: Observable Là Gì – Rxjs Và Reactive Programming
Đa phần (không phải là tất cả nhé) các công ty ở VN thường báo giá phần mềm cho khách hàng không rõ ràng, thường báo giá “MỘT CỤC” làm cho khách hàng không hiểu rõ tại sao mình phải trả chi phí đó (nếu là mình, mình sẽ hiểu đây là cách báo giá “bốc thuốc”, kiểu khách hàng nhỏ thì giá rẻ, khách hàng lớn thì giá cao….).
Chuyên mục: Hỏi Đáp