Hiện nay, ngày càng nhiều hãng sản xuất điện thoại sử dụng công nghệ màn hình OLED lên những chiếc smartphone của mình. Bên cạnh những công nghệ màn hình LCD, Amoled hay Super Amoled thì OLED có những ưu điểm gì hay nhược điểm ra sao, thì chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: Màn hình oled là gì

Màn hình Oled là gì? Cấu tạo của màn hình Oled?

OLED viết tắt của Organic Light Emitting Diodes là một loại điốt phát quang (LED) trong đó lớp phát xạ điện quang là một màng thuốc (film) làm bằng vật liệu từ một loại chất bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Đồng thời, lớp phát sáng phải được đặt giữa hai điện cực và một trong hai điện cực này là trong suốt.

Màn hình Oled là gì? Cấu tạo của màn hình Oled?

Cấu tạo màn hình OLED gồm có các phần sau:

Tấm nền (substrate) – làm từ nhựa trong, thủy tinh, … Tấm nền có tác dụng chống đỡ cho OLED.Anode (trong suốt) – anode sẽ lấy đi các electron (hay tạo ra các lỗ trống mang điện dương) khi có một dòng điện chạy qua thiết bị.Các lớp hữu cơ – các lớp này được tạo thành từ các phân tử hữu cơ hay polymer.Lớp dẫn (conductive layer) – lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo có nhiệm vụ truyền tải các lỗ trống từ anode. Trong đó có một loại polymer dẫn được sử dụng trong các OLED gọi là polyaniline.Lớp phát sáng (emissive layer) – lớp này được làm từ các phân tử hữu cơ dẻo (nhưng khác loại với lớp dẫn) có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cathode. Trong đó có một loại polymer được dùng trong lớp phát sáng gọi là polyfluorence.Cathode (có thể trong suốt hoặc không tùy thuộc vào loại OLED) – cathode sẽ tạo ra các electron khi có dòng điện chạy qua thiết bị.

Ưu điểm và nhược điểm của màn hình OLED

Điểm mạnh của màn hình OLED là hình ảnh nịnh mắt, sắc nét; độ sáng và độ tương phản cao; màu đen hiển thị sâu; có khả năng tùy biến theo nhiều hình dạng khác nhau;tiết kiệm năng lượng và góc nhìn rộng hơn. Bên cạnh đó, nó cũng tồn tại những điểm yếu như: không phải là lựa chọn phù hợp với những người cần một màn hình có chất lượng hiển thị trung thực cho công việc.

Ưu điểm và nhược điểm của màn hình OLED

Ngoài ra, màn hình OLED không chỉ mỏng và hiệu quả, mà chúng còn mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất cũng như có thể được chế tác trong suốt, uốn cong, gập lại hay thậm chí có thể cuộn lại. Màn hình OLED rất có tiềm năng và được xem là đại diện cho tương lai của công nghệ hiển thị.

So sánh màn hình OLED và màn hình LCD, màn hình AMOLED

Màn hình OLED hay LCD đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên về khả năng hiển thị độ tươi của màu sắc trên hai màn hình khác nhau đôi chút. Màu đen của màn hình OLED hiển thị sâu hơn do các led phát quang nhỏ (điểm ảnh) có khả năng tự tắt khi xuất hiện tín hiệu điều khiển. Còn trên màn hình LCD màu sắc hiển thị khá trung thực gần tương đương với màu sắc của vật thể thực, tuy nhìn không nịnh mắt như OLED nhưng nó thích hợp cho những người có công việc thiết kế đồ họa, có thể nắm bắt được chủ thể từ đó cân chỉnh thích hợp theo ý đồ công việc. Màn hình OLED thích hợp cho những người có nhu cầu giải trí cao cần một màn hình lớn màu sắc rực rỡ, nịnh mắt.

So sánh màn hình OLED và màn hình LCD, màn hình AMOLED

Còn khi so OLED với AMOLED, AMOLED hoạt động dựa trên công nghệ của OLED và thừa hưởng những ưu điểm của công nghệ này, tuy nhiên có một chút khác biệt do sử dụng phương thức ma trận động. Như vậy, màn hình OLED nằm ở việc mỗi điểm ảnh đều kiểm soát tối đa khả năng hiển thị màu. Nó có thể tắt hoàn toàn, giúp hiển thị màu đen sâu hơn và tăng độ tương phản. Ngoài ra, tiết kiệm đáng kể năng lượng nhờ chế độ hiển thị mờ hoặc tắt hẳn.

Xem thêm: Motel Là Gì – Phân Biệt Hotel Và Motel

Các mẫu điện thoại đang sử dụng màn hình OLED

Samsung Display – một công ty con của tập đoàn Samsung, chuyên sản xuất màn hình OLED cho các thiết bị di động. Mới đây, hãng này đã trang bị loại màn hình này cho tất cả các thiết bị hàng đầu của họ như là Galaxy S8, S8 Plus và Note 8.

Apple cũng không ngần ngại khi tiếp bước màn hình OLED cho mẫu iPhone X. Ngoài ra, nhiều công ty khác như Motorola, Dell, Google, Sony, Microsoft, LG, Huawei, Xiaomi và Lenovo cũng đang sử dụng màn hình OLED cho nhiều thiết bị của mình.

Màn hình OLED dẻo từ Samsung

Vẫn là Samsung Display vừa giới thiệu tấm nền (panel) mới mà theo hãng là “không thể phá vỡ” với tên gọi là màn hình OLED dẻo. Theo hãng cho biết, tấm nền OLED mới này được tạo bởi một chất liệu nền nhúng vào khung nhựa dẻo tăng cường (fortified plastic window), không thể vỡ nếu bị tác động bởi các lực thông thường và có thể uốn cong linh hoạt.

Màn hình OLED dẻo từ Samsung

Tấm nền OLED dẻo của Samsung đã vượt qua bài kiểm tra độ bền theo tiêu chuẩn quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. Với 26 lần thả rơi liên tiếp ở độ cao 1,2 mét và nhiều lần ở độ cao 1,8 mét mà không bị một trầy xước hay hư hại, kể cả phần cạnh. Bên cạnh đó, ở điều kiện nhiệt độ cao (71 độ C) và nhiệt độ thấp (âm 32 độ C), màn hình vẫn hoạt động bình thường. Tấm nền màn hình mới sẽ phù hợp với các thiết bị di động không chỉ bởi đặc tính khó vỡ, mà còn có trọng lượng nhẹ, hiển thị tốt và chống trầy xước.

Như vậy, chúng ta đã được sâu hơn về màn hình OLED, đặc điểm của màn hình OLED so với các loại màn hình khác. Và đặc biệt hơn cả, tương lai phát trển của màn hình OLED sẽ thu hút sự chú ý của người dùng và giới công nghệ với công nghệ màn hình OLED dẻo.

Xem thêm: đụt Là Gì – Nghĩa Của Từ đụt Trong Tiếng Việt

Cùng cập nhật tin tức, đáng giá, thủ thuật công nghệ mỗi ngày tại sforumcác bạn nhé.

Chuyên mục: Hỏi Đáp