Hầu hết, chúng ta ai cũng từng nghe đến chứng mẫn cảm hay mẫn cảm với thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mẫn cảm là gì? Loại thuốc nào dùng để điều trị? Hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nội dung chính:

Mẫn cảm là gì?Các loại thuốc điều trị mẫn cảmThuốc chống dị ứngThuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Mẫn cảm là gì?

Mẫn cảm là hiện tượng cơ thể phản ứng lại, tạo ra kháng thể khi có dị nguyên xâm nhập vào cơ thể lần đầu nhưng không vượt qua ngưỡng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những triệu chứng mẫn cảm có thể xuất hiện ngay lập tức sau vài giây, vài phút. Nhưng triệu chứng cũng có thể xuất hiện sau 30 phút, một ngày, vài ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Bạn đang xem: Mẫn cảm là gì

Nếu vượt quá ngưỡng kích thích hoặc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thì trở thành quá mẫn cảm.

Cơ thể quá mẫn cảm có thể gây bệnh gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể con người hoạt động rất phức tạp nên có thể xảy ra sai sót, mẫn cảm là một trong số đó. Hiện tượng cơ thể bị dị ứng là phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với những tác nhân từ môi trường sống xâm nhập vào cơ thể mà vốn dĩ rất ít nguy hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhưng phản ứng viêm dị ứng lại có thể gây nguy cơ mắc một số bệnh lý sau:

Viêm mũi dị ứngNổi mề đay, mẩn ngứaViêm kết mạc dị ứngHen suyễnSốc phản vệ…

*

Triệu chứng, mức độ dị ứng của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

Mức độ mẫn cảm của cơ thểLoại bệnh lý bị mắcSố lượng tác nhân xâm nhập vào cơ thểCách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh

Khi xuất hiện các triệu chứng biểu hiện mẫn cảm, chúng ta cần phải xử lý như thế nào?

Các loại thuốc điều trị mẫn cảm

Bên cạnh thắc mắc mẫn cảm là gì thì việc điều trị như thế nào sao cho hiệu quả cũng được người bệnh quan tâm. Cách tốt nhất để điều trị những bệnh dị ứng (mẫn cảm) nói chung là tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Đồng thời, dùng các loại thuốc chống dị ứng để giảm nhanh dấu hiệu, triệu chứng và những loại thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu. Dưới đây là những loại thuốc điều trị mẫn cảm phổ biến và hiệu quả nhất:

Thuốc chống dị ứng

Cơ chế gây bệnh chính của đa số những bệnh lý dị ứng là phản ứng viêm dị ứng giải phóng ra những hoạt chất trung gian. Do đó, các loại thuốc chống dị ứng được nghiên cứu và phát triển theo hướng kháng lại những hoạt chất trung gian hoặc ức chế phản ứng viêm dị ứng. Nhờ vậy, thuốc chống dị ứng có tác dụng giảm nhanh những biểu hiện triệu chứng dị ứng cấp tính. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc chống dị ứng mới ra đời theo cơ chế này.

Các loại thuốc chống dị ứng thường được sử dụng gồm:

Thuốc kháng histamin thế hệ mớiThuốc kháng leukotrieneThuốc kháng histamin

Histamin và thụ thể histamin H1 có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh dị ứng. Hiện nay, những loại thuốc thế hệ mới ra đời nhiều hơn mục đích tăng hiệu quả trị bệnh và giảm tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc xuống mức tối thiểu.

Những thuốc kháng histamin H1, H2 được ưa chuộng dùng nhiều hơn so với thuốc thế hệ cũ. Ví dụ như: Fexofenadine, loratadine, deslorratadine, cetirizine, levocetirizin…

*

Ưu điểm của loại thuốc kháng histamin thế hệ mới này gồm:

Tác dụng trị bệnh nhanh chóngÍt gây buồn ngủGiảm nguy cơ tương tác với các loại thuốc khác, tương tác với đồ ăn, bia rượuGiảm tác dụng phụ hơn so với thuốc gốcCác thuốc kháng leukotriene

Leukotriene là nhóm những hoạt chất trung gian đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng viêm dị ứng. Ngoài ra, nhóm các hoạt chất trung gian này còn có thể gây nhiều biểu hiện triệu chứng dị ứng hơn như:

Tăng tiết dịch nhàyTăng co thắt cơ trơn phế quảnTăng giãn mạch…

Ngày nay, có nhiều loại thuốc kháng leukotriene được sản xuất như thuốc zileuton, zafirlukast, montelukast. Hiệu quả, cũng như tính an toàn của những loại thuốc này đã được chúng minh trong điều trị những bệnh dị ứng như:

Mề đay mãn tínhHen phế quảnViêm mũi dị ứng

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Những loại thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu thường được sử dụng gồm:

Thuốc kháng các cytokine của tế bào TThuốc kháng thromboxaneThuốc ổn định màng tế bào mast, những tác nhân kháng lại các tế bào và phân tử khácThuốc kháng cytokine của tế bào lympho Th2

Những tế bào lympho Th2 đặc hiệu kháng nguyên đóng vai trò khởi phát những phản ứng dị ứng. Chính vì vậy, để kiểm soát, điều trị được những bệnh dị ứng thì việc sử dụng những loại thuốc kháng cytokine của tế bào Th2 là rất cần thiết.

Loại thuốc ức chế các cytokine của tế bào Th2 đầu tiên là thuốc suplatast. Đây là thuốc đã được chứng minh có tác dụng ức chế sản sinh những kháng thể dị ứng IgE; ngăn ngừa những đợt dị ứng cấp tính xuất hiện ở chuột. Hiện các loại thuốc này vẫn đang được nghiên cứu sử dụng, trong tương lai có thể mang lại một hướng đi có nhiều hứa hẹn.

Xem thêm: Phase Là Gì

Các thuốc kháng thromboxane A2

Thromboxane A2 là chất có vai trò trong đợt cấp tính và sự tiến triển của những bệnh dị ứng. Vì thế, nhiều nhà khoa học có ý tưởng sử dụng những chất kháng lại, ức chế hoạt chất này trong điều trị bệnh dị ứng.

Một số loại thuốc kháng thromboxane A2 hiện nay gồm:

Thuốc ramatrobanThuốc ozagrelThuốc seratridust

Những loại thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả nhanh, rõ rệt trong điều trị những dị ứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

*

Thuốc kháng IgE

Trong cơ chế sinh bệnh huyen suyễn và bệnh dị ứng khác, kháng thể IgE đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kháng thể IgE kết hợp với các kháng nguyên gây bệnh hình thành chuỗi phản ứng viêm dị ứng.

Những loại thuốc kháng IgE có thể liên kết và bất hoạt những kháng thể IgE tự do. Vì thế, loại thuốc kháng IgE sẽ làm giảm nồng độ kháng thể IgE tự do ở trong máu đến 90%.

Loại thuốc kháng IgE được sử dụng là omalizumab. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu chứng minh omalizumab cho hiệu quả tốt trong điều trị hen suyễn nặng không đáp ứng thuốc chữa trị khác.

Xem thêm: Mainstream Là Gì – Phân Biệt Mainstream Và Indie ở Vpop

Qua trên, chắc hẳn bạn không còn thắc mắc mẫn cảm là gì? Thuốc nào điều trị mẫn cảm. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, những thông tin trên chỉ nên tham khảo, không tự mua thuốc về điều trị mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp