Maltodextrin là gì? Maltodextrin là một loại tinh bột có nguồn gốc từ gạo, lúa mì khoai tây… và thường có màu trắng. Nó được thêm vào các loại thực phẩm để làm tăng hương vị, tăng độ dày hoặc để kéo dài thời gian sử dụng. Loại tinh bột này cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm bổ sung, đặc biệt là sữa mass tăng cân.

Bạn đang xem: Maltodextrin là gì

*

Maltodextrin là gì và có an toàn khi sử dụng hay không?

Bạn có thói quen kiểm tra thành phần của các loại thực phẩm bổ sung mà mình sử dụng hay không? Trong một số loại sữa, chúng ta có thể bắt gặp thành phần có tên là Maltodextrin.

Vậy chất này có lợi hay có hại, và có nên tiêu thụ nhiều?

Đường Maltodextrin là gì?

Đây là một chất phụ gia rất phổ biến, có trong nhiều loại thực phẩm, không riêng gì thực phẩm bổ sung.

Bột Maltodextrin có màu trắng, nó được làm từ ngô, gạo, tinh bột khoai tây hoặc lúa mì. Dù có nguồn gốc thực vật nhưng nó được trải qua quá trình tinh chế khá phức tạp.

Đầu tiên, người ta nấu chín tinh bột, sau đó thêm vào các axit hoặc enzyme như vi khuẩn bền nhiệt alpha-amylase để phá vỡ tinh bột thành những mảnh nhỏ hơn nữa. Kết quả thu được là một thứ bột trắng tan được trong nước và có vị trung tính.

Maltodextrin có mối liên hệ với mật ngô dạng rắn (corn syrup solids). Chúng đều trải qua quá trình thủy phân, chỉ khác biệt về hàm lượng đường trong mỗi chất. Sau khi thủy phân corn syrup solids chứa 20% đường còn Maltodextrin thì chứa ít hơn 20%.

Maltodextrin có hại không?

*

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận Maltodextrin là chất phụ gia thực phẩm an toàn. Trong bảng giá trị dinh dưỡng, nó được xem là một phần trong tổng lượng carbohydrate. (1)

Theo bảng hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, carbohydrate sẽ chiếm không quá 45-65% tổng năng lượng nạp vào. Nên sử dụng carbohydrate phức tạp giàu chất xơ để không làm tăng lượng đường trong máu lên đột ngột.

Trong khi đó, Maltodextrin lại có chỉ số đường huyết (GI) tương đối cao, nghĩa là nó có khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu của bạn.

Vậy thì bột Maltodextrin có tốt không?

Tóm lại, Maltodextrin an toàn khi sử dụng một lượng nhỏ. Nhưng người mắc bệnh tiểu đường thì nên đặc biệt cẩn thận khi dùng.

Tại sao người ta lại cho Maltodextrin vào thực phẩm?

Thực ra, Maltodextrin có tác dụng gì mà lại được sử dụng phổ biến như vậy?

Maltodextrin thường được sử dụng làm chất đặc hoặc chất độn để tăng khối lượng thực phẩm chế biến.Nó cũng là một chất bảo quản làm tăng thời hạn sử dụng của các sản phẩm đóng gói.Nó không tốn kém, dễ sản xuất, thích hợp cho các sản phẩm làm dày như pudding và gelatin, nước sốt và salad trộn.Nó cũng có thể được kết hợp với chất làm ngọt nhân tạo trong các sản phẩm như trái cây đóng hộp, món tráng miệng và các thức uống dạng bột.Nó thậm chí còn được sử dụng như một chất làm đặc trong các mặt hàng chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, sản phẩm chăm sóc tóc.

Giá trị dinh dưỡng của Maltodextrin

Mỗi gram Maltodextrin cung cấp 4 calo.

Tương tự như đường, Maltodextrin có thể được tiêu hóa một cách nhanh chóng. Vì vậy, nó rất hữu ích nếu bạn cần tăng năng lượng. Tuy nhiên, chỉ số GI của Maltodextrin còn cao hơn đường ăn, dao động từ 106 đến 136. Điều này có nghĩa là nó có thể làm tăng mức đường trong máu của bạn rất nhanh.

Khi nào nên tránh sử dụng Maltodextrin?

*

Chỉ số GI cao khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên đột biến nếu tiêu thụ một lượng lớn. Tức là tất cả mọi người chỉ nên sử dụng với một hàm lượng vừa phải.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây nên tránh Maltodextrin.

1. Người bị tiểu đường hoặc kháng insulin

Cần tránh tất cả thực phẩm có chỉ số GI cao. Bạn có thể dùng với một liều lượng nhỏ, tính vào lượng carbohydrate trong ngày nếu tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu không chắc nó ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu, hãy thường xuyên kiểm tra mức glucose khi thêm Maltodextrin vào chế độ ăn.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu sau cũng cho thấy đường trong máu của bạn đang tăng lên đột biến.

Đột nhiên đau đầuKhát nướcKhó tập trungMắt mờMệt mỏi

Nếu gặp bất kì triệu chứng nào, hãy kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt. Nếu nó quá cao, nhanh chóng liên hệ với bác sĩ của bạn.

2. Người có nguy cơ bị rối loạn tự miễn dịch hoặc rối loạn tiêu hóa

Một lý do khác nên hạn chế chất bột này là để giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu năm 2012, Maltodextrin có thể thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột của bạn, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy chất đường này làm tăng sự phát triển của vi khuẩn như E. coli, có liên quan đến các rối loạn tự miễn dịch.

3. Người muốn giảm cân

Chất này giúp tăng năng lượng nhanh chóng nên tất nhiên là cần tránh nếu bạn đang trong quá trình giảm cân.

Xem thêm: Portion Là Gì – Portion In Vietnamese, Translation, English

4. Người bị dị ứng với các chất phụ gia

Một số thành phần phụ gia trong Maltodextrin có thể gây dị ứng không dung nạp. Trong vài trường hợp, nó có thể gây kích ứng, phát ban, chuột rút, hen suyễn, khó thở… Người bị bệnh Celiac nên cẩn trọng khi dùng Maltodextrin có nguồn gốc từ lúa mì vì nó sẽ gây ra những tác động không tốt.

Maltodextrin có lợi ích gì cho bạn?

*

Dù sao thì cũng không thể không nhắc đến những lợi ích mà Maltodextrin mang lại. Hãy đọc để xem bạn có cần phải bổ sung nó hay không.

1. Đối với việc tập luyện

Vì Maltodextrin là một loại carbohydrate tiêu hóa nhanh, nó thường được sử dụng trong các loại thức uống thể thao và đồ ăn nhẹ cho vận động viên. Đối với người tập gym hoặc người chơi thể thao để tăng cân, loại đường này có thể là một nguồn bổ sung calo nhanh chóng sau khi tập.

Ngoài ra, Maltodextrin không sử dụng nhiều nước để tiêu hóa như nhiều loại carbohydrate khác, nó là một phương án tốt để bổ sung calo nhanh mà không khiến bạn bị mất nước. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung Maltodextrin có thể giúp duy trì sức mạnh trong khi tập thể dục.

2. Đối với người bị hạ đường huyết mãn tính

Maltodextrin đôi khi còn được sử dụng để điều trị hạ đường huyết mãn tính. Những người bị bệnh này cần đến Maltodextrin để gia tăng nhanh lượng đường trong máu những khi mức glucose bị hạ xuống quá thấp.

3. Phòng tránh ung thư đại trực tràng

Một số bằng chứng cho thấy Maltodextrin lên men trong ruột có thể hoạt động như một tác nhân giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Fibersol-2, một dạng Maltodextrin kháng tiêu hóa có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u mà không gây ra tác dụng phụ.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng châu u cho thấy Maltodextrin kháng tiêu hóa có những tác dụng tích cực đối với tiêu hóa tổng thể, cải thiện các chức năng đường ruột.

Những lựa chọn thay thế cho Maltodextrin là gì?

Có nhiều nguyên liệu khác để thay thế Maltodextrin. Tuy nhiên không phải cái nào cũng tốt.

Những chất làm ngọt phổ biến dưới đây cũng được sử dụng tương tự như Maltodextrin, nhưng cũng có khả năng làm tăng nhanh chóng lượng đường huyết, bạn cần sử dụng có chừng mực:

Đường trắngĐường nâuĐường dừaMật ongSi-rô cây thíchSi-sô ngô (mật ngô)Nước trái cây cô đặc

Những chất làm ngọt không ảnh hưởng đến lượng đường huyết nếu sử dụng ở một lượng vừa phải:

Rượu đường như erythritol hoặc sorbitolChất ngọt làm từ steviaPolydextrose (Các loại rượu đường như polydextrose được sử dụng để làm ngọt thực phẩm, một số sản phẩm sử dụng chất này vẫn được phép ghi trên nhãn là “không đường”, “sugar-free” hay “no added sugar”)

Rượu đường chỉ được cơ thể hấp thụ một phần, khiến chúng không thể tác động nhiều đến lượng đường huyết như các chất ngọt khác. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ nên dùng dưới 10g mỗi ngày để ngăn ngừa những tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi.

Ngoài ra, tinh bột sắn cũng là một nguyên liệu khá lành mạnh để thay thế cho Maltodextrin.

Bạn cũng có thể tìm mua những loại chất phụ gia làm dày khác như pectin hay binding gum, đó là những loại carb làm từ rau củ, trái cây, hạt hay tinh bột khoai mì, tinh bột nghệ.

Cách dùng Maltodextrin an toàn, hiệu quả

1. Ăn bột Maltodextrin sao cho không có hại?

*

Như đã nói, Maltodextrin cũng giống như đường và các loại carbohydrate đơn giản khác. Nó có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng bạn không nên dùng quá nhiều hay dùng làm món chính.

Nếu là người mắc bệnh tiểu đường, người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng thì nên càng hạn chế càng tốt. Hãy sử dụng với một lượng vừa phải, cân bằng với chất xơ và protein. Nó có thể là một nguồn bổ sung năng lượng có giá trị, nhất là với những người làm việc nặng nhọc hoặc tập luyện thể thao.

2. Dùng Maltodextrin như thế nào để không bị nhiễm thành phần biến đổi gen?

Nếu bạn thường xuyên đọc các tin tức khoa học sẽ biết ngô (bắp) là một thực phẩm biến đổi gen (GMO) khá phổ biến. Nhưng đáng tiếc rằng ngô lại là một trong những nguồn nguyên liệu chính của Maltodextrin.

Theo FDATrusted, ngô biến đổi gen được công nhận là an toàn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nó vẫn có thể gây hại cho người dùng và môi trường vì dùng đến nhiều thuốc trừ sâu.

Nếu bạn muốn tránh ngô biến đổi gen thì cũng không có nghĩa là bạn không được dùng tất cả sản phẩm có Maltodextrin. Hãy lựa chọn những sản phẩm có ghi chú GMO-Free, hoặc sản phẩm của Hoa Kỳ có dán nhãn hữu cơ vì đây đều là những mặt hàng không chứa GMO.

3. Cách dùng Maltodextrin mà không nạp gluten?

Gluten là một họ protein có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, có thể gây hại cho một số người, nhất là những người mắc bệnh Celiac. Nếu bạn bị Celiac hay đang thực hiện một chế độ ăn uống không có gluten, có thể bạn sẽ lo ngại khi dùng Maltodextrin vì thấy trong tên nó có từ “malt”.

Xem thêm: Pavement Là Gì – Nghĩa Của Từ Pavement

Malt được làm từ lúa mạch, vì vậy nó có chứa gluten. Tuy nhiên, Maltodextrin lại không hề có gluten như nhiều người vẫn tưởng, ngay cả khi nó được làm từ lúa mì. Như vậy, bạn có thể tiêu thụ Maltodextrin bình thường mà không sợ nạp phải gluten.

Chuyên mục: Hỏi Đáp