Thông thường, con người sẽ quên hết 80% nội dung của những giấc mơ. Tuy nhiên, sẽ có những giấc mà bạn có thể nhớ 100% hoặc thậm chí điều khiển được nội dung của giấc mơ theo ý muốn của bản thân. Đó chính là Lucid dream. Vậy Lucid dream là gì? Hãy cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về hiện tượng này nhé!
Lucid dream là gì?
Lucid dream được hiểu theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Giấc mơ tỉnh hay giấc mơ sáng suốt. Đây là giấc mơ mà con người ý thức được mình đang mơ và cảm nhận được giấc mơ. Không những thế, trong những giấc mơ tỉnh, người ta còn có thể điều khiển nội dung của giấc mơ theo đúng ý muốn cũng như kiểm soát được vai trò của mình trong đó. Chính vì thế, Lucid dream thường rất sống động và thực tế.
Bạn đang xem: Lucid dream là gì
Nói cách khác, Lucid dream là khoảng thời gian não vẫn tạo ra những chuỗi tưởng tượng trong khi cơ thể đang ngủ. Tại đó, bạn có thể trải nghiệm một thế giới siêu thực khác với đầy đủ giác quan. Đây có thể là những mơ ước, mong muốn mà bạn không thể đạt được trong thực tế. Tất nhiên, việc trải nghiệm những điều không tưởng quả là một điều khá thú vị phải không nào?
Lucid dream là giấc mơ mà con người ý thức được mình đang mơ và cảm nhận được giấc mơ.
Lịch sử khoa học của Lucid dream
Hiện tượng Lucid Dream vốn đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Lucid Dream đã được nhắc đến trong Bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc Algerie) vào năm 415. Việc duy trì nhận thức của mình trong trạng thái mơ cũng đã xuất hiện trong Dream Yoga của các phật tử tây Tạng vào thế kỉ thứ 8. Như vậy, giấc mơ tỉnh vốn là một khám phá đã có từ rất lâu trước đây thông qua nhiều hình thức được ghi nhận.
Thuật ngữ Lucid dream xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần Hà Lan – Frederik Van Eeden (1860 – 1932).
Năm 1867, nhà nghiên cứu Marquis d’Hervey de Saint-Denys xuất bản cuốn sách Những giấc mơ và cách điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm. Cuốn sách là công trình nghiên cứu suốt 20 năm của ông về những giấc mơ cũng như chứng tỏ rằng con người có thể luyện tập và điều khiển giấc mơ theo ý của mình. Đây là tư liệu quý giá, tiền đề cho các nghiên cứu sau này về lucid dream
Đến năm 1986, cuốn sách Nghiên cứu về Giấc mơ sáng tỏ” của Celia Gren ra đời, đây được xem là cuốn sách đầu tiên công nhận tính khoa học của lucid dream. Theo Celia Green, Lucid Dream là một phạm trù kinh nghiệm khác biệt hoàn toàn với những giấc mơ thông thường và bà cho rằng chúng có liên quan với giấc ngủ chuyển động nhanh. Bà cũng chính là người đầu tiên đưa ra nhận định giấc mơ tỉnh và thức giả có sự liên kết nhất định.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thực hiện chuyển động mắt vật lý hàng ngày và chuyển động mắt trong giấc mơ có sự liên quan với nhau. Điều này chỉ ra rằng những hành động đã được thực hiện trong cuộc sống được tái hiện và hoàn thành trong một giấc mơ. Người khởi đầu cho việc thực hiện giấc mơ tỉnh chính là tình nguyện viên Alan Worsley vào năm 1970. Nói một cách dễ hiểu, thông qua chuyển động mắt, con người có thể chuyển hoá thực tế vào giấc mơ của mình.
Xem thêm: Ref Là Gì – Ref Là Viết Tắt Của Từ Gì Wikiaz
Những năm 1980, có thêm rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Lucid dream. Các nghiên cứu đều chỉ ra sự tồn tại của Lucid dream có thực và có cơ sở khoa học rõ ràng. Hy vọng với những cải tiến cùng công nghệ khoa học phát triển trong tương lai sẽ vén được tấm màn bí ẩn về giấc mơ tỉnh.
Hiện tượng Lucid Dream vốn đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và dần được khám phá qua nhiều kết quả nghiên cứu
Ứng dụng lâm sàng của Lucid dream là gì?
Lucid dream là không phải là hiện tượng dễ gặp nhưng con người có thể luyện tập để trải nghiệm một giấc mơ tỉnh. Giấc mơ tỉnh có thể mang đến ác mộng hoặc có thể những giấc mơ đẹp, khiến con người cảm thấy thích thú, hào hứng… tuy nhiên, chính vì điều khiển được giấc mơ của mình mà con người dễ mang tâm lý không thực tế, dễ chán nản với cuộc sống thực, dễ thất vọng. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng phương pháp, Lucid Dream vẫn có những ứng dụng khoa học hữu ích:
Điều trị những cơn ác mộng: Người ta tin rằng, lucid dream có thể xoa dịu những cơn ác mộng vì họ ý thức được mình đang mơ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lucid dream có thể giảm thiểu những cơn ác mộng. Milan Colic – Nhà tâm lý học người Úc đã khám phá ra ứng dụng của nguyên tắc của điều trị tường thuật (narrative therapy). Ông đã góp phần giúp đỡ các bệnh nhân giảm tần suất cũng như nội dung đau buồn của những cơn ác mộng.
Lucid dream có thể giúp điều trị những cơn ác mộng
Điều trị Hội chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD): những người mắc hội chứng PTSD phải trải qua những cơn ác mộng lặp đi lặp lại. Những giấc mơ này thường liên quan đến những sự kiện không vui, việc phải chứng kiến thêm nhiều lần một nỗi đau khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ và mang tâm lý tiêu cực. Lucid Dream được xem như liệu pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, giấc mơ tỉnh còn có thể hỗ trợ các bệnh nhân bị tổn thương hệ thần kinh phục hồi các chức năng vận động tay hay các hoạt động khác.
Xem thêm: Cfa Là Gì – Kinh Nghiệm Tự Học Cfa Bài Viết Này
Lucid dream giúp điều trị Hội chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Lucid dream được thực hiện suốt hàng trăm năm. Các nghiên cứu đều chỉ ra sự tồn tại của Lucid dream có thực và có cơ sở khoa học rõ ràng. Hy vọng với những cải tiến cùng công nghệ khoa học phát triển trong tương lai sẽ vén được tấm màn bí ẩn về lucid dream là gì.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc. Ngoài ra bạn có thể để lại thông tin tại bình luận bên dưới, GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG sẽ phản hồi nhanh nhất có thể:
CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Giải Pháp Quà Tặng
Chuyên mục: Hỏi Đáp