Lòng biết ơn là một nguyên tắc tràn đầy Thánh Linh. Nó làm cho chúng ta nhận thức một vũ trụ đầy dẫy sự phong phú của một Thượng Đế hằng sống.
Bạn đang xem: Lòng biết ơn là gì
Trưa hôm nay, tôi cảm thấy vinh dự để đại diện cho những người lãnh đạo Hội Phụ Nữ đang có mặt ngay tại Đại Thính Đường này và chia sẻ các giáo lý của vương quốc, nhấn mạnh đến tầm quan trọng về vai trò của phụ nữ trong nhà và gia đình, kêu gọi nhau phục vụ từ thiện, và nhắc nhở các chị em phụ nữ về niềm vui đến từ cuộc sống ngay chính.
Từ bục giảng này vào năm 1870, Eliza R. Snow đã đặt ra cho hằng ngàn phụ nữ một câu hỏi mà tôi muốn lặp lại ngày hôm nay: “Các chị em có biết nơi nào khác trên thế gian mà người phụ nữ có nhiều tự do hơn, và người ấy vui hưởng những đặc ân cao quý và vinh quang như ở đây với tư cách là một Thánh Hữu Ngày Sau không?”1 Tôi làm chứng rằng các phụ nữ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau có vui hưởng các đặc ân lớn lao và vinh quang.
Phước Lành Được Ban Cho Dồi Dào
Tôi xin được chia sẻ với các anh chị em một câu chuyện tuyệt vời. Một gia đình đang trải qua thời gian khó khăn. Rất khó cho họ để quên đi những thử thách của mình. Người mẹ đã viết: “Mọi điều trong cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn sụp đổ nên chúng tôi đã tìm đến Cha Thiên Thượng để được hướng dẫn. Hầu như ngay lập tức chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi được bao quanh bởi những điều tốt lành và được khích lệ từ mọi phía. Chúng tôi bắt đầu cùng gia đình bày tỏ lòng biết ơn cho nhau cũng như cho Chúa hằng ngày. Một người bạn thân đã chỉ cho tôi thấy rằng gia đình chúng tôi đang nhận được những phước lành dồi dào. Từ câu chuyện đó đã nảy sinh ra một trò chơi mà con cái tôi và tôi bắt đầu ưa thích. Mỗi đêm, trước khi gia đình cùng cầu nguyện, chúng tôi thường nói về sinh hoạt của mình trong ngày như thế nào và rồi chia sẻ với nhau tất cả các phước lành mà đã được thêm vào các phước lành dồi dào của chúng tôi. Chúng tôi càng bày tỏ lòng biết ơn thì càng có thêm nhiều điều để biết ơn nữa. Chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương của Chúa trong một cách thức đầy ý nghĩa khi nhìn thấy các cơ hội để tăng trưởng.”2
Một phước lành dồi dào sẽ thêm điều gì vào cho gia đình các anh chị em?
Một Nguyên Tắc Tràn Đầy Thánh Linh
Lòng biết ơn đòi hỏi sự nhận thức và nỗ lực, không những cảm nhận lòng biết ơn mà còn phải bày tỏ nó. Chúng ta thường quên đi bàn tay của Chúa. Chúng ta ta thán, than phiền, chống cự, chỉ trích; chúng ta thường hay vô ơn. Trong Sách Mặc Môn, chúng ta học được rằng những người ta thán thì không biết được “những việc làm của Thượng Đế là Đấng đã sáng tạo ra họ”3 Chúa dạy chúng ta không được ta thán vì như thế thì rất khó cho Thánh Linh tác động chúng ta.
Lòng biết ơn là một nguyên tắc tràn đầy Thánh Linh. Nó làm cho chúng ta nhận thức một vũ trụ đầy dẫy sự phong phú của một Thượng Đế hằng sống. Qua lòng biết ơn, phần thuộc linh của chúng ta bắt đầu ý thức về sự kỳ diệu của những điều nhỏ nhặt, mà làm chúng ta vui lòng với những thông điệp của chúng về tình yêu thương của Thượng Đế. Việc nhận thức đầy biết ơn này gia tăng sự nhạy cảm của chúng ta đối với sự hướng dẫn thiêng liêng. Khi truyền đạt lòng biết ơn, chúng ta có thể được dẫy đầy Thánh Linh và được liên kết với những người chung quanh chúng ta và với Chúa. Lòng biết ơn soi dẫn hạnh phúc và mang đến ảnh hưởng thiêng liêng. A Mu Léc đã nói: “Các người sống trong sự tạ ơn hằng ngày, về nhiều phước lành và sự thương xót mà Ngài đã ban cho các người.”4
Lòng thương xót và các phước lành đến dưới nhiều hình thức—đôi khi giống như những thử thách. Tuy nhiên, Chúa đã phán: “Các ngươi phải tạ ơn Chúa Thượng Đế của các ngươi về mọi việc.”5 Mọi việc hoàn toàn có nghĩa là: những điều tốt lành, những điều thử thách—không chỉ một số điều nào đó. Ngài đã truyền lệnh cho chúng ta phải biết ơn vì Ngài biết lòng biết ơn sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Đây là một bằng chứng hiển nhiên khác về tình yêu thương của Ngài.
Các anh chị em cảm thấy như thế nào khi một người nào đó bày tỏ lòng biết ơn với các anh chị em? Một ngày Chúa Nhật nọ, tôi đang ngồi cạnh bên một chị trong Hội Phụ Nữ và đã làm quen và biết chị rõ hơn một chút. Vài ngày sau, tôi nhận được một bức thư điện tử: “Xin cám ơn chị đã ngồi cạnh bên con gái của tôi trong Hội Phụ Nữ. Chị đã choàng tay ôm nó. Chị sẽ không bao giờ biết được điều đó đã có ý nghĩa biết bao đối với nó và với tôi.”6 Những lời của người mẹ này đã làm tôi ngạc nhiên và mang đến niềm vui cho tôi.
Xem thêm: Storyboard Là Gì – Quy Trình Vẽ Storyboard Trong Nháy Mắt
Các anh chị em cảm thấy như thế nào khi các anh chị em bày tỏ lòng biết ơn với người khác? Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với một người mà đã lo lắng cho các đứa cháu của tôi. Cách đây vài tháng, trong khi đi thăm viếng ở Texas, tôi đã bảo Thomas sáu tuổi kể cho tôi nghe về vị giám trợ của nó. Nó nói: “Bà Nội ơi, bà sẽ biết vị giám trợ ấy. Ông mặc một bộlê sậm màu, một cái áo sơ mi trắng giống như Ông Nội và ông có đôi giày láng bóng và cà vạt màu đỏ. Ông đeo mắt kính và luôn luôn mỉm cười.” Tôi nhận ra vị giám trợ của Thomas ngay khi tôi thấy ông. Lòng tôi tràn đầy biết ơn đối với ông. Xin cám ơn Giám Trợ Goodman, và xin cám ơn tất cả các anh em là các vị giám trợ tuyệt vời.
Một Lối Bày Tỏ Đức Tin
Sách Lu Ca chương 17 chép lại kinh nghiệm của Đấng Cứu Rỗi khi Ngài chữa lành 10 người mắc bệnh phung. Như các anh chị em nhớ lại, thì chỉ có một người trong những người phung được sạch đã trở lại để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Thật là thú vị khi Chúa đã không phán: “Lòng biết ơn của ngươi đã làm ngươi được sạch” Thay vì thế, Ngài phán: “đức tin ngươi đã cứu ngươi.”7
Lối bày tỏ lòng biết ơn của người phung đó được Đấng Cứu Rỗi nhận thấy là một lối bày tỏ đức tin của người đó. Khi cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Thiên Thượng nhân từ nhưng vô hình thì chúng ta cũng đang bày tỏ đức tin của mình nơi Ngài. Lòng biết ơn là sự công nhận dịu dàng của chúng ta về bàn tay của Chúa trong cuộc sống của mình; đó là một lối bày tỏ đức tin của chúng ta.
Lòng Biết Ơn trong Nỗi Thống Khổ: Các Phước Lành Giấu Kín
Vào năm 1832, Chúa đã thấy sự cần thiết để chuẩn bị Giáo Hội cho những nỗi thống khổ sắp tới. Những nỗi thống khổ này thì đầy kinh hoàng. Tuy nhiên, Chúa đã phán: “Hãy vui lên, vì ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi. Vương quốc là của các ngươi, và phước lành trong đó là của các ngươi, và của cải của sự vĩnh cửu là của các ngươi.
“Và kẻ nào tiếp nhận mọi điều với lòng biết ơn thì sẽ được làm cho vinh quang.”8
Lòng biết ơn để nhận nỗi thống khổ với sự cảm tạ đòi hỏi một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối; lòng khiêm nhường để chấp nhận điều mà chúng ta không thể thay đổi được; sự sẵn lòng để dâng mọi điều lo âu lên Chúa—ngay cả khi chúng ta không hiểu; lòng cảm tạ về những cơ hội giấu kín mà chưa được tiết lộ. Rồi một cảm giác bình an sẽ đến.
Lần cuối cùng mà các anh chị em cảm tạ Chúa về một thử thách hoặc nỗi thống khổ là khi nào? Nghịch cảnh bắt buộc chúng ta phải quỳ xuống thì lòng biết ơn về nghịch cảnh cũng khiến cho chúng ta quỳ xuống chăng?
Chủ Tịch David O. McKay đã nhận xét: “Chúng ta tìm thấy trong nỗi khó khăn của nghịch cảnh thử thách thật sự về lòng biết ơn của chúng ta … mà không tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại của cuộc sống, cho dù đó là điều buồn hay vui.”9
Kết Luận
Thưa các chị em phi thường, trung tín của tôi trong Giáo Hội, tôi cám ơn các chị em về những cách thức mà các chị em trải rộng tình yêu thương của Chúa qua sự phục vụ của các chị em: các chị em lo lắng cho gia đình lúc có người thân qua đời; các chị em chăm sóc với tư cách là các giảng viên thăm viếng; sự sẵn lòng của các chị em để xây đắp chứng ngôn nơi các trẻ em khi các chị em phục vụ trong Hội Thiếu Nhi; thời giờ của các chị em để chuẩn bị cho các thiếu nữ sắp trở thành phụ nữ. Xin cám ơn về sự tận tâm của các chị em. Tôi đã trải qua kinh nghiệm có được tình yêu thương của Chúa qua lòng trung tín của các chị em. Tôi đã được ban phước để phục vụ giữa các chị em; lòng tôi tràn ngập sự biết ơn và tình yêu thương đối với mỗi chị em. Tôi cũng có lòng biết ơn sâu xa đối với các anh em mang chức tư tế mà tôi đã cùng phục vụ.
Xem thêm: Row Là Gì
Lòng biết ơn sâu xa nhất của tôi là đối với Đấng Cứu Rỗi—một Vị Nam Tử biết vâng lời là Đấng đã làm mọi điều mà Cha của Ngài phán bảo, và đã chuộc tội cho mỗi người chúng ta. Khi tưởng nhớ đến Ngài và thừa nhận lòng nhân từ của Ngài, tôi mong muốn được giống như Ngài. Cầu xin cho chúng ta được ban phước để cảm nhận tình yêu thương của Ngài trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không kể xiết.”10 Trong thánh danh của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.
Chuyên mục: Hỏi Đáp