Profit margin còn được gọi là biên lợi nhuận. Đây là một trong những vấn đề quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy profit margin là gì? Cách tính và có những loại profit margin nào?
Profit margin là khái niệm rất quen thuộc trong các doanh nghiệp. Khái niệm này dùng để chỉ biên lợi nhuận. Profit margin có ý nghĩa rất quan trọng với 1 doanh nghiệp và thông qua đó có thể giúp doanh nghiệp cân đối tình hình kinh doanh của mình. Vậy profit margin là gì? Chi tiết về profit margin, thienmaonline.vn sẽ thông tin đến các bạn sau đây.
Profit margin là gì?
Profit margin dịch ra tiếng việt có nghĩa là biên lợi nhuận. Cũng có thể dịch là tỷ suất lợi nhuận. Khái niệm này dùng để chỉ sự chênh lệch trong giá bán của một sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh so với những chi phí cấu thành nó, bao gồm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ.
Bạn đang xem: Lợi nhuận biên margin profit là gì và ý nghĩa như thế nào?
Biên lợi nhuận profit margin là tỷ suất giữa giá bán và chi phí sản phẩm
Từ tỷ suất lợi nhuận này, doanh nghiệp có thể tính ra mức lãi gộp của mình dựa vào thống kê tổng kết số sản phẩm bán ra. Qua đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định được mức % giữa chi phí và giá bán. Tỷ số % này gọi là tỷ lệ lợi nhuận.
Profit margin có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?
Khái niệm biên lợi nhuận profit margin thường được dùng trong nội bộ của một doanh nghiệp. Nó sẽ vô nghĩa nếu đem so sánh giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Vì với các sản phẩm đặc thù khác nhau thì mức biên lợi nhuận dĩ nhiên sẽ khác nhau. Việc sắp xếp quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng không giống nhau, các chi phí đều khác nhau. Do đó, profit margin là khái niệm được dùng để so sánh trong quá trình sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận profit margin cho thấy hiệu suất quản lý kinh doanh của 1 doanh nghiệp
Chỉ số profit margin cao cho thấy sự an toàn trong kinh doanh. Giá bán cao hơn nhiều so với chi phí để đưa sản phẩm ra thị trường. Ngược lại, khi chỉ số profit margin thấp thì cũng có nghĩa là rủi ro của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn. Doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, lợi nhuận theo đó cũng giảm sút đi nhiều và doanh nghiệp còn có nguy cơ bị thua lỗ.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến tỷ suất profit margin vì nó là sự biểu đạt của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chiến lược định giá của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng dựa vào profit margin để kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời xem xét chi phí và giá bán đồng loạt của các sản phẩm đang kinh doanh để thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường.
Một vài ví dụ về biên lợi nhuận
Ví dụ 1:
Công ty A bán sản phẩm với giá 100 USD, trong khi đó mất 10 USD chi phí. Trừ tổng chi phí thì sẽ còn lời được 90 USD. Như vậy công ty A đã kiếm được 90% lợi nhuận với mức đầu tư 10 USD. Profit margin là 90%. Mức lợi nhuận này khá lý tưởng với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
Công ty C bán sản phẩm với mức giá 100 USD. Mức đầu tư chi tổng thể là 90 USD. Như vậy, profit margin chỉ đạt mức 10%. Nếu tình hình không được cải thiện hoặc không thay đổi giá bán, thì doanh nghiệp có nguy cơ lỗ vốn. Với 90 USD đầu tư thì doanh nghiệp C chỉ kiếm được 10 USD.
Vai trò của profit margin trong kinh tế thị trường
Từ biên lợi nhuận profit margin, sẽ có rất nhiều vấn đề mà doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần cân nhắc.
Đơn cử nhất chính là thu nhập ròng. Khái niệm này có tên tiếng anh là Net Income. Một nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường sẽ nhìn vào mức thu nhập ròng để nhận định giá trị của doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế điều này không có nhiều ý nghĩa. Điều cơ bản trong kinh doanh không phải là thu nhập mà phải là lợi nhuận.
Xem thêm: As Such Là Gì – Cách Dùng As Such Và Such As
Biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng nhất về doanh nghiệp
Đơn cử từ 3 ví dụ trên đây. Mặc dù thu nhập ròng của 3 công ty A,B,C là giống nhau. Tuy nhiên vì chi phí sản xuất và phân phối khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận profit margin không giống nhau. Thu nhập ròng là rất tốt, nhưng để nhìn tổng quan doanh nghiệp thì phải nhìn vào mức lợi nhuận so với thu nhập. Vì vậy các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm sẽ không chỉ dựa vào thu nhập để có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Do đó, việc nắm rõ profit margin là gì và dựa vào biên lợi nhuận này sẽ giúp các nhà đầu tư có nhiều quyết định cần thiết:
Xem xét tổng quan hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cùng 1 mức doanh thu cho 1 sản phẩm tương đương, doanh nghiệp nào có tỷ suất profit margin cao hơn, chắc chắn hiệu suất quản lý tốt hơn. Mặc dù profit margin chỉ cho chúng ta thấy được hiệu suất lợi nhuận dựa trên tổng doanh thu và tổng chi phí, nhưng qua đó nhà đầu tư sẽ nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá chuỗi cung ứng, quy trình vận hành doanh nghiệp
Đưa ra quyết định đầu tư hay rút vốn
Từ chỉ số profit margin, nhà đầu tư có thể so sánh được khả năng sinh lời của 2 đối thủ cạnh tranh.
Lấy ví dụ tổng thu nhập của công ty A là 100 triệu USD, chi phí sản xuất kinh doanh là 34 triệu USD. Công ty B thu nhập ròng là 150 triệu USD, chi phí sản xuất kinh doanh là 56 triệu USD. Thoạt nhìn, có thể thấy được công ty B kinh doanh tốt hơn. Nhưng tính ra mức lợi nhuận của công ty A lại đạt 66%, trong khi đó mức lợi nhuận của công ty B lại đạt 63%. So ra, nên đầu tư vào công ty A chứ không phải là đầu tư vào công ty B.
Phân loại biên lợi nhuận profit margin
Trong kinh doanh, biên lợi nhuận profit margin được chia làm 3 loại:
Biên lợi nhuận gộp: tỷ suất này cho nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ được lợi nhuận cụ thể của doanh nghiệp thông qua chi phí bán hàng hoặc giá vốn hàng hóa ban đầu. Công thức tính cụ thể: (Doanh thu- Giá vốn)/ Doanh thu. Biên lợi nhuận hoạt động: đây là loại biên lợi nhuận được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp phải đi vay tiền và đóng thuế cho khoản thu nhập. Với loại biên lợi nhuận này, doanh nghiệp sẽ tính được hiệu suất quản lý cũng như thành công từ hoạt động kinh doanh cụ thể như thế nào. Cách tính: EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu. Biên lợi nhuận ròng: đây là khoản lợi nhuận được tạo thành sau khi tính tất cả các khoản kể cả thuế. Đây là biên lợi nhuận chi tiết nhất, thể hiện rõ nhất với hiệu quả quản lý và kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Cách tính biên lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng sau thuế/ Doanh thu.
Có nhiều loại biên lợi nhuận tùy vào từng cách định hình khác nhau của doanh nghiệp
Như vậy, khi nhìn vào biên lợi nhuận profit margin của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều nhất đến mức biên lợi nhuận ròng. Doanh nghiệp nào có mức biên lợi nhuận ròng càng cao thì cho thấy hiệu quả kinh doanh càng khả quan, càng có khả năng sinh lời ổn định và có nhiều tiềm năng để đầu tư.
Xem thêm: Phyto Là Gì – Khái Niệm Fumigation Và Phytosanitary Là Gì
Như vậy, thienmaonline.vn đã thông tin đến các bạn những vấn đề cần biết về biên lợi nhuận. Những thông tin tài chính, thị trường và ngân hàng luôn được chúng tôi cập nhật thường xuyên, giúp bạn có được những thông tin chuẩn xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên, những ai mới bước vào kinh doanh sẽ hiểu được khái niệm profit margin là gì, từ đó có những định hướng kinh doanh chuẩn xác, phù hợp nhất với ngành nghề và mục tiêu của mình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp